Vai trò của móc nối ảo – Virtual Concatenation

Một phần của tài liệu Giải pháp tối ưu hóa mạng đô thị với MPLS TE (Trang 26 - 28)

Móc nối ảo – Virtual Concatenation (VCAT) là một khái niệm cho phép thay đổi băng thông một cách hiệu quả trong truyền dẫn SONET/SDH. Với các kết nối SONET/SDH thông thƣờng, băng thông phân cho thuê bao không đáp ứng đƣợc đúng nhƣ yêu cầu của khách hàng. Sự kết hợp của các kênh TDM tạo ra băng thông tổng cộng quá nhỏ hoặc quá lớn để có thể đáp ứng đúng yêu c ầu của thuê bao. Hơn nữa, điều này còn gây ra sự lãng phí băng thông. Trên vòng ring SONET/SDH, một khi kênh TDM đã đƣợc phân phát cho thuê bao, lƣợng băng thông đó sẽ đƣợc trừ vào băng thông tổng cộng của cả vòng ring cho dù nó có đƣợc sử dụng hay không.

Với VCAT, một số lƣợng các đƣờng ống nhỏ hơn sẽ đƣợc móc nối vào với nhau và đƣợc lắp ráp lại để tạo ra một đƣờng ống lớn hơn có thể truyền tải nhiều dữ liệu hơn trong một đơn vị thời gian. Móc nối ảo đƣợc thực hiện trong lớp 1 c ủa công nghệ truyền dẫn SONET/SDH, cho phép các kênh riêng biệt đƣợc kết nối lại với nhau và đẩy lên lớp trên nhƣ là một kết nối vật lí duy nhất. Ƣu điểm nổi bật của VCAT là nó cho phép nhóm các kênh STS/STM l ại với nhau để tạo ra các kết nối có băng thông phù hợp với yêu cầu.

Hình 2-4 minh họ a khả năng thay đổi băng thông hiệu quả của kĩ thuật móc nối ảo VCAT. Nếu kết nối chuẩn đƣợc sử dụng và băng thông yêu cầu là 300 Mbps (kho ảng 6 kênh STS-1), nhà cung c ấp dịch vụ phải lựa chọn phƣơng án cung c ấp rất nhiều các

27

giao diện DS3 và sử dụng kĩ thuật ghép kênh tại thiết bị khách hàng để đáp ứng kết nối với băng thông yêu c ầu. Việc cung c ấp các kênh DS3 tại thiết bị phía khách hàng thực sự không hiệu quả vì chi phí đ ắt và không đảm bảo đƣợc băng thông đúng nhƣ yêu cầu và hạn chết tốc độ luồng chuyển tiếp gói ở mức 45 Mbps (do sự hạn chế băng thông của mỗi kênh DS3 là 45 Mbps). Một giải pháp khác cho nhà cung c ấp dịch vụ là phân phối một luồ ng OC12 (tƣơng đƣơng 12 kênh STS-1, 1 kênh STS-1 tốc độ 50 Mbps), việc này làm gây lãng phí băng thông, gây thiệt haị về kinh tế cho nhà cung cấp dịch vụ. Với móc nối ảo, nhà cung c ấp dịch vụ đơn giản chỉ cần gắn kết 6 kênh STS-1 lại thành một luồng duy nhất mà không gây lãng phí băng thông.

Hình 2-4: Móc nối ảo Virtual Concatenation [2]

Viêc truyền tải Ethernet trên nền SONET/SDH dựa vào ƣu điểm này c ủa kĩ thuật VCAT để đáp ứng nhu cầu băng thông một cách mềm dẻo

28

Hình 2-5: Vận chuyển Ethernet trên nền SONET dựa trên kĩ thuật VCAT [2]

Hình 2-5 minh họa một ví dụ về việc sử dụng SONET làm công nghệ truyền tải dịch vụ Ethernet để cung c ấp băng thông phù hợp với các giao diện Ethernet tham gia kết nối. Dựa trên kĩ thuật VCAT, một giao diện Gigabit Ethernet có thể đƣợc vận chuyển thông qua một luồ ng gồm 21 kênh STS-1, trong khi giao diện Fast Ethernet có thể đƣợc vận chuyển bởi một luồng gồm 2 kênh STS-1, và cuối cùng một luồng DS3 sử dụng một kênh STS-1 để vận chuyển trong hạ tầng mạng SONET.

Một phần của tài liệu Giải pháp tối ưu hóa mạng đô thị với MPLS TE (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)