NAT-PT trên hệ thống mạng MPLS

Một phần của tài liệu Hệ thống mạng chồng giao thức IPv4 và IPv6 (Trang 38)

Nat là một kỹ thuật đã hết sức quen thuộc trong mạng IPv4 do đó nếu áp dụng NAT-PT cho việc chuyển đổi lên IPv6 thì ưu điểm rõ rệt nhất là đơn giản, dễ cấu hình và tiết kiệm chi phí đầu tư.

Tuy nhiên cũng giống như NAT, NAT-PT cũng có một nhược điểm không thể khắc phục được là làm giảm rất lớn hiệu năng mạng do các Router phải mất thời gian biên dịch và gán địa chỉ. Đồng thời mỗi Router phải lưu trữ một bảng địa chỉ để thực hiện NAT. Điều này làm tăng yêu cầu về bộ nhớ cho mỗi Router.

Với kiến trúc mạng lõi MPLS của nhà cung cấp dịch vụ, NAT-PT chỉ có thể được thực hiện tại gateway của người dùng cuối hoặc tại Router CE. Điều này có một ưu điểm là không làm ảnh hưởng đến mạng lõi nhưng nhược điểm của nó cũng vô cùng rõ ràng. Các gói tin đi ra khỏi gateway của người dùng cuối là IPv4 tức là về bản chất IPv6 chỉ hoạt động trong mạng nội bộ của người dùng cuối. Mỗi một mạng nội bộ của người dùng cuối vẫn cần một IPv4 để NAT-PT, nên thực chất giải pháp này không giải quyết được việc thiếu địa chỉ IP.

Một giải pháp khác có thể được sử dụng cho mạng lõi của nhà cung cấp dịch vụ, đó là xây dựng một mạng lõi mới IPv6 sau đó NAT-PT với mạng lõi IPv4 MPLS cũ nhưng giải pháp này chỉ là trên lý thuyết và không có ý nghĩa thực tế vì hai nguyên nhân:

 Thứ nhất giải pháp này gây nên hiện tượng thắt nút cổ chai tại Router thực hiện NAT-PT.

 Thứ hai chi phí cho giải pháp này là quá lớn và không thực tế.

Một phần của tài liệu Hệ thống mạng chồng giao thức IPv4 và IPv6 (Trang 38)