Địa chỉ IPv4-Mapped IPv6

Một phần của tài liệu Hệ thống mạng chồng giao thức IPv4 và IPv6 (Trang 26 - 28)

IPv4-Mapped IPv6 được tạo nên từ 32 bit địa chỉ IPv4 theo cách thức gắn 80 bit 0 đầu tiên, tiếp theo là 16 bit có giá trị hexa FFFF với 32 bit địa chỉ IPv4. Địa chỉ IPv4- Mapped được sử dụng để biểu diễn một node thuần IPv4 thành một node IPv6 để phục vụ trong công nghệ biên dịch địa chỉ IPv4 – IPv6 (ví dụ công nghệ NAT-PT, phục vụ giao tiếp giữa mạng thuần IPv4 và mạng thuần IPv6). Địa chỉ IPv4-mapped không bao giờ được dùng làm địa chỉ nguồn hay địa chỉ đích của một gói tin IPv6. [12]

25

Hình 8: Cấu trúc địa chỉ IPv4-Mapped IPv6

Format: 0:0:0:0:0:FFFF:w.x.y.z Trong đó w,x,y,z là các địa chỉ IPv4. Ví dụ: 0:0:0:0:0:FFFF:192.168.1.2

26

Chương 2: Các cơ chế chuyển đổi từ IPv4 lên IPv6

Triển khai, chuyển đổi và thay thế một giao thức Internet không phải là điều dễ dàng. Trong lịch sử hình thành và phát triển của Internet, địa chỉ IPv6 không thể ngay lập tức thay thế IPv4 trong thời gian ngắn mà phải trải qua một quá trình. Địa chỉ IPv6 phát triển khi IPv4 đã hoàn thiện và hoạt động trên mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Trong thời gian đầu phát triển, kết nối IPv6 cần thực hiện trên cơ sở hạ tầng mạng của IPv4. Mạng IPv6 và IPv4 sẽ cùng song song tồn tại trong thời gian dài. Các nút IPv6 có thể ví như những hòn đảo nhỏ trên mặt biển IPv4 rộng lớn. Làm thế nào để những hòn đảo nhỏ này có thể liên kết được với nhau trao đổi thông tin với nhau đồng thời giao tiếp với các nút IPv4 khác là cả một vấn đề không hề đơn giản.

Ba công nghệ chuyển đổi giữa IPv6 và Ipv4 được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Dual Stack: Cho phép IPv4 và IPv6 cùng hoạt động trong một thiết bị mạng.

Tunnelling: Công nghệ đường hầm, sử dụng cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để truyền tải gói tin IPv6, phục vụ cho kết nối IPv6.

NAT-PT: Thực chất là một dạng thức công nghệ NAT, cho phép thiết bị chỉ

hỗ trợ IPv6 có thể giao tiếp với thiết bị chỉ hỗ trợ IPv4.

Một phần của tài liệu Hệ thống mạng chồng giao thức IPv4 và IPv6 (Trang 26 - 28)