Kết luận chương

Một phần của tài liệu Kỹ thuật mô phỏng màu sắc và cấu trúc ứng dụng trong thiết kế mẫu vải dệt kim (Trang 68 - 71)

Chương 3 trình bày các chức năng chính phần mềm: - Tính toán các thông số vải

- Các chức năng thiết kế kiểu dệt, hoa văn, màu sắc

- Các chức năng mô phỏng hình ảnh vải và đánh giá so sánh kết quả mô phỏng với ảnh chụp theo ý kiến chuyên gia.

KẾT LUẬN

Các vấn đề luận văn giải quyết được:

1- Xây dựng được thuật toán mô phỏng cấu trúc hình học vải: mô phỏng vòng sợi, kiểu đan kế giữa các vòng sợi theo công nghệ dệt kim bằng kỹ thuật đồ hoạ.

2- Xây dựng được thuật toán mô phỏng hình ảnh ảo của vải gống thực (màu sắc, hoa văn, kiểu dệt, kích thước).

Các kết quả chính đạt được trong luận văn:

Xây dựng được phần mềm thiết kế vải dệt kim có các công cụ:

1- Tính toán tự động các thông số vải: vải thành phẩm, vải mộc, thông số công nghệ dệt.

2- Tạo được các công cụ thiết kế màu, kiểu dệt, hoa văn thuận tiện và trực quan hơn so với thiết kế thủ công.

3- Mô phỏng cấu trúc hình học (tỷ lệ phóng to) giúp người thiết kế dễ hình dung cấu trúc với các loại vải có kiểu dệt phức tạp.

4- Mô phỏng hình ảnh vải giống thực giúp tăng khả năng sáng tạo mẫu mới và giảm chi phí dệt mẫu thử.

5-Các công cụ khác: tạo biểu thiết kế mẫu với các thông số vải và thông số công nghệ triển khai sản xuất. Lưu trữ, quản lý thiết kế. Tạo thư viện màu.

* Tóm tắt những luận điểm cơ bản và đóng góp mới

- Luận văn là một nghiên cứu ứng dụng phối kết hợp kiến thức giữa 2 lĩnh vực: công nghệ dệt kim và kỹ thuật mô phỏng màu sắc trong tin học để tạo ra một sản phẩm tin học - phần mềm thiết kế vải dệt kim có tính ứng dụng trong thực tế.

- Đề xuất kỹ thuật mô phỏng cấu trúc và mô phỏng thành công cấu trúc hình học của vải - tự động vẽ liên kết các vòng sợi theo lô gích công nghệ dệt kim và đúng với toạ độ, kích thước hình học.

- Đề xuất kỹ thuật mô phỏng màu sắc và mô phỏng thành công hình ảnh ảo của vải gống thực (màu sắc, hoa văn, kiểu dệt, kích thước).

- Sử dụng kỹ thuật số trong thiết kế màu sắc vải dệt (số hoá màu trong các không gian màu khác nhau) mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo trong kỹ thuật màu vải dệt - ghép màu nhuộm vải bằng số hoá.

Những khó khăn và hướng giải quyết

Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện đề tài:

- Giao diện phần mềm với người sử dụng chưa thân hiện. - Tốc độ đồ hoạ một số mẫu có chù kỳ lớn còn chậm.

cầu thực tế của sản xuất.

- Những công việc liên quan đến đồ hoạ: hạn chế cách lập trình gọi hàm đệ qui; Truy cập dữ liệu dạng mảng thay vì truy cập dữ liệu theo thuộc tính của đối tượng.

Những vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện:

- Tiếp tục triển khai ứng dụng tại các nhà máy để hiệu chỉnh phần mềm cho sát với thực tế sản xuất như tạo các biểu mẫu thiết kế phù hợp với quản lý thiết kế từng nhà máy, tiếp tục nâng cao chất lượng mô phỏng hình ảnh vải; tạo giao diện thân thiện và dễ sử dụng hơn.

Hướng nghiên cứu tiếp theo:

* Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật số trong nhuộm màu vải dệt.

Khi đã có thiết kế vải, bước quan trọng tiếp theo là sản xuất mẫu vải, trong đó có nhuộm màu vải (sợi) như màu đã thiết kế.

Nội dung nghiên cứu là xây dựng phần mềm tự động tìm loại thuốc nhuộm và lượng dùng thuốc nhuộm để ghép được màu như mẫu.

* Xây dựng phần mềm thiết kế vải dệt kim đạn dọc: Có các công cụ tương tự như phần mềm vải dệt kim đan ngang nhưng cách tính toán, cấu trúc, mô phỏng hình ảnh không giống với vải dệt kim đan ngang nên cần xây dựng phần mềm riêng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Kỹ thuật mô phỏng màu sắc và cấu trúc ứng dụng trong thiết kế mẫu vải dệt kim (Trang 68 - 71)