Từ yêu cầu công việc thiết kế, phân mềm được xây dựng dựa trên kỹ thuật "Xây dựng phần mềm hướng đối tượng". Hệ thống phần mềm được xây dựng như sau:
Hình 2.38: Sơ đồ hệ thống phần mềm
Như vậy bài toán phần mềm thành 7 công việc chính: 1. Tính toán thông số vải thành phẩm
2. Tính toán thông số vải mộc 3. Thiết kế kiểu dệt
4. Thiết kế màu 5. Thiết kế hoa văn
6. Mô phỏng hình ảnh vải
7. Tạo biểu thiết kế, in, lưu thiết kế.
toán dựa vào yêu cầu mẫu vải. Dữ liệu này quyết định tới cấu trúc vải (dầy thưa, nặng nhẹ,...). Dữ liệu này được lưu dưới dạng biến.
+ Dữ liệu định tính: dữ liệu màu, kiểu dệt, hoa văn. Dữ liệu này quyết định tới ngoại quan của mẫu vải.. Dữ liệu này được lưu dới dạng mảng kiểu dệt. Mỗi phần tử mảng chứ thông tin về kiểu dệt, màu của 1 vòng sợi.
Ngoài ra còn có các dữ liệu khác như:
+ Dữ liệu hình sắp xếp kim được lưu dưới dạng mảng 1 chiều, mỗi phần tử lưu tên nhóm kim của kim tại vị trí của chỉ số mảng.
+ Dữ liệu hình điều kim được lưu dưới dạng mảng 2 chiều, trong đó cột lưu nhóm kim và hàng lưu thứ tự điều kim.
+ Dữ liệu văn bản (text) như: tên nguyên liệu, tên màu, tên kiểu dệt, các chú thích,.... Các dữ liệu này được lưu dưới dạng biến chuỗi (string).
Để tiện việc quản lý, tất cả các dữ liệu trên về một mẫu vải được lưu trong 1 file duy nhất. Như vậy cấu trúc file dữ liệu là dữ liệu hỗn hợp.
Lựa chọn ngôn ngữ
Xét về phương diện quản trị tin học: đặc điểm phần mềm tính toán thiết kế vải là tại mỗi thời điểm, phần mềm làm việc với 1 file dữ liệu độc lập (tương ứng với 1 thiết kế được mở), không có những dữ liệu kết nối động phức tạp. Do đó, kỹ thuật chủ yếu sử dụng trong lập trình là tính toán công thức và kỹ thuật đồ hoạ.
Từ đặc điểm trên, hiện tại có nhiều ngôn ngữ lập trình đáp ứng được các yêu cầu đặt ra: Java, Visual C, Visual Basic,... Như vậy ta có thể lựa chọn ngôn ngữ lập trình nào cũng được tuỳ khả năng và "sở trường" của người lập trình. Luận văn lựa chọn ngôn ngữ lập trình Visual Basic với lý do:
- Ngôn ngữ đáp ứng được các kỹ thuật lập trình tạo phần mềm.
- Trong ngôn ngữ Visual Basic có thể sử dụng một số công cụ có sẵn trong môi trường Windows mà không cần lập trình từ đầu (như sử dụng các hộp hội thoại: OpenFile, SaveFile, MsgBox, InputBox,...)
- Kế thừa một số mô đun đã được lập từ những kết quả đề tài nghiên cứu trước đây (các đề tài như: Xây dựng phần mềm thiết kế vải dệt thoi; Chế tạo máy đục bìa tự động,... đã được viết bằng ngôn ngữ Visual Basic); Ứng dụng những kỹ thuật lập trình tương tự của các đề tài trước thay vì phải xây dựng từ đầu.
Một số công cụ phần mềm bổ sung để hoàn thiện một bản thiết kế:
Khi đã thiết kế mẫu vải, bước tiếp theo hoàn thiện bản thiết kế để có thể triển khai sản xuất. Trong đó chứa các thông tin công nghệ để có thể triển khai sản xuất ra được mẫu vải như đã thiết kế. Các dữ liệu cần tính đó là:
- Hình sắp xếp kim. Mỗi kim trong qúa trình dệt sẽ tạo nên 1 cột vòng. Các cột vòng giống nhau (về kiểu dệt và màu sắc) sẽ do các kim trên cùng một nhóm kim tạo thành. Việc tìm hình điều kim là tìm các cột vòng giống nhau xếp cùng vào một nhóm.
- Hình điều kim (thứ tự điều kim - tạo vòng theo mỗi sợi ngang của từng nhóm kim) - Hình điều sợi ngang (thứ tự sợi màu cần dệt và tỷ lệ chiều dài sợi ngang cần cấp so với rộng mắc).
Hình 2.39 Các công việc tính toán mẫu vải cho sản xuất
Ví dụ tìm hình điều kim, điều cam và hình điều sợi ngang của mẫu vải sau:
Hình 2.40: Mẫu vải cần tìm hình điều kim, điều cam
Mảng kiểu dệt
Tính hình sắp xếp kim, hình điều kim, điều sợi ngang
Tính hình sắp xếp kim, hình điều kim, điều sợi ngang
Hình điều sợi ngang Kiểu dệt Hình sắp xếp kim Hình 2.41: Hình điều sợi ngang và hình điều kim
Trong ví dụ trên, chu kỳ kiểu dệt có 8 cột tương ứng với 8 kim tạo vòng. Các cột {1,5}, {2,6}, {3,7}, {4,8} giống nhau. Các kim {1,5}, {2,6}, {3,7}, {4,8} sẽ được nhóm vào 4 nhóm kim 1,2,3 và 4.
Sau khi đã phân dược nhóm kim, Dự vào kiểu dệt và màu trên mỗi cột, vẽ thành hình điều cam:
Ký hiệu - vòng không dệt, vòng dệt phải, vòng dệt trái;
Hình 2.42: Hình điều cam
Phương pháp tính các hình trên được cài đặt trong phần mềm để tính tự động
Cách tính hình sắp xếp kim:
Hình sắp xếp kim được tính theo nguyên tắc: các cột có cùng kiểu dệt giống nhau được xếp chung vào một nhóm kim.
Mã lệnh Giải thích
V(i,j) : mảng kiểu dệt kích thước (in,jm) g(i) : mảng sắp xếp kim kích thước (in) m (j) : mảng sợi ngang kích thước (jm)
g(1) = 1 For i1=2 to in
For ip=1 to i1-1 t=0 for j1=1 to jm if V(i1,j1)=V(ip,j1) then t=t+1 next if t=jm then g(i1)=g(ip) exit for end if next if g(i1)=0 then p=p+1 g(i1)=p end if next Xét các cột tiếp theo Nếu cột trùng các cột trước thì xếp cùng nhóm kim Nếu cột không trùng các nhóm trước, tạo nhóm kim mới
Cách tính hình điều kim:
Hình điều kim được tính theo nguyên tắc: mỗi nhóm kim do 1 cam điều khiển, ta vẽ tất cả các nhóm kim được hình điều cam, trong đó các cột là chỉ cam, các hàng là chỉ thứ tự điều cạm.
Mã lệnh Giải thích
gc(j,i) : mảng điều kim g(i) : mảng sắp xếp kim
r.kx, r.ky: kích thước rapo kiểu dệt For j = 1 To r.ky gc(j, 1) = V(j, 1) Next For i = 2 To r.kx If G(i) = 0 Then For k = 1 To i - 1 m = 0 For j = 1 To r.ky If V(j, i) = V(j, k) Then m = m + 1 End If Next If m = r.ky Then G(i) = G(k) Exit For Chọn nhóm kim 1 làm nhóm cam 1 Xét các cột tiếp theo m: đếm các vòng sợi giống nhau giữa 2 cột
If G(i) = 0 Then n = n + 1 G(i) = n For j = 1 To r.ky gc(j, n) = V(j, k) Next End If Next
đặt thêm cam cho nhóm kim mới
Lưu thiết kế: Dữ liệu thiết kế dang hỗn hợp (biến số, biến chuỗi, mảng, hình ảnh,...) được lưu chung trong 1 file duy nhất để tiện quản lý. Mỗi một file ứng với 1 thiết kế vải.
2.7 Kết luận chương 2
Chương 2 trình bày
Qui trình thiết kế vải dệt kim. Các nội dung chính thực hiện để có hoàn thành một phần mềm thiết kế vải. Các công việc đó là:
- Cái đặt các công thức để tính toán các thông số vải
- Xây dựng phương pháp tạo công cụ thiết kế kiểu dệt, màu, hoa văn - Xây dựng thuật toán mô phỏng cấu trúc hình học vải
- Xây dựng thuật toán mô phỏng hình ảnh vải
- Các công việc khác: tạo các nội dung bổ sung cho bản thiết kế như tìm hình điều kim, in ấn, lưu trữ, tích hợp phần mềm.
Trong đó 2 nội dung "Xây dựng thuật toán mô phỏng cấu trúc hình học vải" và "Xây dựng thuật toán mô phỏng hình ảnh vải" là nội dung đóng góp chính luận văn.:
- Đề xuất và xây dựng được thuật toán mô phỏng cấu trúc hình học vải: mô phỏng vòng sợi, kiểu đan kế giữa các vòng sợi theo công nghệ dệt kim bằng kỹ thuật đồ hoạ.
- Đề xuất và xây dựng được thuật toán mô phỏng hình ảnh vải gống thực (màu sắc, hoa văn, kiểu dệt, kích thước): phương pháp tính độ đậm nhạt màu sắc, phương pháp tạo độ nhám mặt vải.
Chương 3: