Thí nghiệm 3: khảo sát khả năng kháng nấm nem

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kháng nấm men của dịch ép trích trái nhàu (Trang 28 - 29)

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

3.3.3.Thí nghiệm 3: khảo sát khả năng kháng nấm nem

Saccharomyces cerevisiae của dịch ngâm trích trái nhàu sống (trái nhàu: nước là 1: 1) trong 24h theo các tỷ lệ pha loãng cùng vói môi trường nuôi cấy (ký hiệu: M)

Mục đích: khảo sát khả năng kháng nấm nem Saccharomyces cerevisiae của dịch ngâm trích trái nhàu sống (trái nhàu: nước là 1: 1) trong 24h theo các tỷ lệ pha loãng cùng với môi trường nuôi cấy để xác định khả năng kháng nấm men của dịch ngâm trích trái nhàu sống để so sánh, đối chiếu với các thí nghiệm sau.

Phuơng pháp thực hiện

Lần 1: chuẩn bị 10 đĩa petri và 62 ml dịch trích trái nhàu sống, dịch nấm men

0,100g/40ml nước muối sinh lý 0,85%

Ký hiệu (M 1: 1) (1 dịch trích trái nhàu (lOml) / 1 môi trường (lOml)) sử dụng ống đong đế đong 30 ml dịch ngâm trích trái nhàu sống và 30 ml môi trường và cho vào một bình tam giác 250ml, lắc nhẹ để làm đều môi trường với dịch trích trái nhàu và đậy lại bằng nút bông. Sau đó đem đi tiệt trùng môi trường có pha dịch ngâm trích và môi trường không có pha dịch ngâm trích ở nhiệt độ 121 °c trong 15 phút. Sau khi tiệt trùng xong, để nguội tự nhiên và tiến hành đỗ đĩa, khi tiến hành đồ đĩa ta chỉ đồ mỗi đĩa khoảng 20ml/đĩa, xoay nhẹ đĩa và để môi trường đong lại tự nhiên. Khi môi trường thạch đã nguội và đông đặc lại ta tiến hành cấy nấm men, dùng pipet hút 0,1 ml dung dịch nấm men vào đĩa, sau đó dùng que trang tiến hành trang đều dịch nấm men trên bề mặt thạch và để khô tự nhiên.

Ký hiệu (M 1: 3) (1 dịch trích trái nhàu (7ml) / 3 môi trường (13ml)) sử dụng ống đong để đong 21 ml dịch ngâm trích trái nhàu sống và 39 ml môi trường và cho vào một bình tam giác 250ml, lắc nhẹ đế làm đều môi trường với dịch trích trái nhàu và đậy lại bằng nút bông. Sau đó đem đi tiệt trùng môi trường có pha dịch ngâm trích và môi trường không có pha dịch ngâm trích ở nhiệt độ 121 °c trong 15 phút. Sau khi tiệt trùng xong, đế nguội tự nhiên và tiến hành đỗ đĩa, khi tiến hành đỗ đĩa ta chỉ đỗ mỗi đĩa khoảng 20ml/đĩa, xoay nhẹ đĩa và để môi trường đông lại tụ- nhiên. Khi môi trường thạch đã nguội và đông đặc lại ta tiến hành cấy nấm men, dùng pipet hút 0,1 ml dung dịch nấm men vào đĩa, sau đó dùng que trang tiến hành trang đều dịch nấm men trên bề mặt

thạch và để khô tự nhiên.

Ký hiệu (M 1: 6) (1 dịch trích trái nhàu (3,5 ml) / 6 môi trường (16,5 ml)) sử dụng ống đong để đong 10,5 ml dịch ngâm trích trái nhàu sống và 49,5 ml môi trường và cho vào một bình tam giác 250ml, lắc nhẹ để làm đều môi trường với dịch trích trái nhàu và đậy lại bằng nút bông. Sau đó đem đi tiệt trùng môi trường có pha dịch ngâm trích và môi trường không có pha dịch ngâm trích ở nhiệt độ 121 °c trong 15 phút. Sau khi tiệt trùng xong, để nguội tự’ nhiên và tiến hành đỗ đĩa, khi tiến hành đồ đĩa ta chỉ đồ mỗi đĩa khoảng 20ml/đĩa, xoay nhẹ đĩa và đe môi trường đông lại tự nhiên. Khi môi trường thạch đã nguội và đông đặc lại ta tiến hành cấy nấm men, dùng pipet hút 0,1 ml dung dịch nấm men vào đĩa, sau đó dùng que trang tiến hành trang đều dịch nấm men trên bề mặt thạch và để khô tự’ nhiên.

Ký hiệu (M Đối chứng) sử dụng 20 ml môi trường đã tiệt trùng đỗ đĩa để đối chúng, để môi trường thạch nguội tự nhiên và dùng pipet hút 0,1 ml dung dịch nấm men vào đĩa, sau đó dùng que trang tiến hành trang đều dịch nấm men trên bề mặt thạch và để khô tụ- nhiên.

Đem tất cả các đĩa vô tủ ủ ở nhiệt độ 37 °c trong 48h thi lấy ra quan sát và nhận xét khả năng kháng nấm men.

Mọi thao tác đều được thực hiện trong tủ cấy vô trùng.

Thí nghiệm được tiến hành với 3 lần lặp lại và kết quả được lấy ở giá trị trung bình.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng kháng nấm men của dịch ép trích trái nhàu (Trang 28 - 29)