Hạn chế của công nghiệp hoá nông nghiệp và nông thôn nước

Một phần của tài liệu Tiểu luận CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn P.4 potx (Trang 32 - 35)

nước ta giai đoạn hiện nay.

1. Về khôi phục và phát triển các ngành nghề cổ truyền, các làng nghề truyền thống. các làng nghề truyền thống.

Bên cạnh những mặt thành công trong phát triển ngành nghề

tiểu thủ công nghiệp thì cũng còn nhiều mặt yếu kém, tồn tại.

Một là, các ngành nghề và làng nghề những năm gần đây tuy

có bắt đầu được phục hồi, nhưng tốc độ phát triển còn chậm, địa bàn chưa được mở rộng, chủng loại mẫu mã sản phẩm chưa phong phú, đa dạng, nhiều mặt hàng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa

đồng đều, công nghệ thiết bị còn lạc hậu, chủ yếu là thủ công, nên

giá trị sản phẩm còn thấp, hiệu quả hoạt động của các ngành nghề chưa cao.

Hai là, hoạt động của các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp

trong quá trình phát triển còn gặp khó khăn về nhiều mặt như vốn,

nguyên liệu, công nghệ, đến thị trường tiêu thụ. Vốn của các cơ sở

tiểu thủ công nghiệp còn ít, chủ yếu là vốn tự có, khả năng vay vốn

ít vì có nhiều trở ngại. Nguyên liệu không ổn định và có chiều hướng khan hiếm dần, vì nguồn khai thác cạn kiệt dần. Việc tạo

nguồn nguyên liệu ổn định cho các làng nghề là một vấn đề thời sự

cần được đặt ra. Ngoài ra, vấn đề công nghệ thiết bị của các ngành

nghề chậm được đổi mới ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm. Việc đổi mới thiết bị công nghệ gặp trở

ngại là thiếu vốn và tổ chức sản xuất nhiều nghề chưa ổn định về đầu ra.

Ba là, thị tr ường là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển,

nhưng thị trường tiêu thụ các sản phẩm ngành nghề ở nước ta còn

nhiều hạn chế. Thị trường trong nước tiêu thụ chưa nhiều dù nông

thôn là thị trường rộng lớn.

Bốn là, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nước

ta phát triển chưa nhiều, địa bàn chưa rộng nhưng đã xuất hiện tình

trạng báo động về ô nhiễm môi trường và an toàn lao động.

Năm là, tai nạn lao động của một số ngành nghề ở nông thôn đang gia tăng do việc đảm bảo an toàn lao động không được coi

Sáu là, trong hoạt động của các ngành nghề, làng nghề bắt đầu

xuất hiện những mặt tiêu cực, vi phạm cơ chế quản lý của nhà nước

về đăng ký kinh doanh, về trốn lậu thuế, về hàng giả.

2. Về xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Nhìn chung hạ tầng cơ sở nông thôn nước ta còn nhiều tồn tại,

yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá nông nghiệp

và nông thôn, vì chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.

Nhiều công trình thuỷ lợi bị xuống cấp, cần được sửa chữa, tu

bổ. Đường giao thông trong nông thôn còn thiếu và đặc biệt là chất lượng kém. Không ít nơi do thiếu đường giao thông mà nông sản bị ứ đọng, không vận chuyển đến nơi tiêu thụ được. Mạng lưới điện

mới đưa về được một số vùng, còn nhiều vùng chưa có điện vì thiếu

vốn đầu tư. Việc quản lý sử dụng điện ở nông thôn còn yếu kém nên đã hạn chế việc sử dụng điện của các hộ nông dân. Các cơ sở giáo

dục, y tế ở nông thôn còn yếu kém về nhiều mặt: cơ sở vật chất kỹ

thuật thiếu thốn xuống cấp, trang thiết bị giáo dục, y tế nghèo nàn,

lạc hậu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của thầy giáo, thầy thuốc và

nhiều vùng nông thôn còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng giảng

dạy và chữa bệnh.

3. Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp

Việc trang bị máy móc và cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nước ta hiện nay mới đạt mức độ thấp so với các nước láng giềng có điều kiện tương tự.

Địa bàn cơ giới hoá còn hẹp, phạm vi đối tượng cơ giới hoá

hoá chăn nuôi còn yếu. Khó khăn lớn nhất hạn chế tốc độ và mức độ cơ giới hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nước ta là vốn đầu tư và giải

pháp sử dụng lao động dư thừa do cơ giới hoá nông nghiệp tạo ra.

Một phần của tài liệu Tiểu luận CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn P.4 potx (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)