Quá trình triển khai vừa qua cho thấy số Giám đốc thông suốt chủ trương, quyết tâm thực hiện CPH thì chỉ trong khoảng 3 hoặc 4 tháng có thể hoàn tất để án CPH (như trường hợp của Cty CP cơ điện lạnh REE chẳng hạn). Còn số Giám đốc chưa thông thì khi triển khai, chưa tích cực tập trung tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trong quá trình CPH như: tài sản DN, nợ khó đòi..., dẫn đến tiến độ rất chậm, cản trở cho chương trình CPH DNNN ngành TM-DV-XNK tại TP.
Kết luận chương II:
Tóm lại, phân tích thực trạng các DNNN ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh, chúng ta thấy các DNNN đã CPH đều có hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng cao so với giai đoạn trước khi CPH. Nhờ đó, tăng thêm việc làm; tăng thu nhập cho CĐ (trong đó có CĐ Nhà nước, người lao động và tư nhân ngoài DN); CĐ vừa được hưởng cổ tức ở mức cao, vừa tăng giá trị góp vốn tại Công ty. Mặt khác, Nhà nước vừa được tăng vốn góp do được chia cổ tức, còn thu được các khoản nộp ngân sách ngày càng tăng nhanh.
Kết quả hoạt động của 25 DNNN CPH ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh, qua số liệu của Ban đổi mới quản lý DN thành phố nêu ở phụ lục 7, đã cho chúng ta cơ sở khẳng định chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển hình thức Cty CP, thông qua việc CPH DNNN là đúng đắn, với những mục tiêu đặt ra khi thực hiện CP là thích hợp và khả thi.
Khi thực hiện CPH, ngoài phần vốn của Nhà nước, nhờ việc bán cổ phiếu cho CB, CNVC trong DN và cho các đối tượng khác ngoài DN, nên đã huy động , thu hút thêm một số lượng vốn lớn của xã hội đưa vào kinh doanh. Như vậy, đạt được mục tiêu thu hút vốn rộng rãi các nguồn vốn của xã hội (trong nước và cả ngoài nước) để phát triển kinh doanh thông qua giải pháp CPH, nhưng Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, nhờ duy trì CP chi phối giám sát các hoạt động bằng pháp luật và nội dung các điều lệ hoạt động của các DN theo quy định của Nhà nước. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng của các DNNN CPH ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh để giải quyết vấn đề vốn đang còn khiêm tốn trong điều kiện kinh tế thị trường mở hiện nay.
Các DNNN sau khi chuyển sang CPH, chẳng những bảo toàn được vốn mà còn tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt khá cao. Nhờ đó, Nhà nước huy động được thêm vốn để đầu tư vào các DNNN khác.
Quyền lợi của người lao động, đồng thời là CĐ nên gắn với quyền lợi Cty CP. Từ đó, người lao động một mặt làm việc với tinh thần trách nhiệm cao vì quyền lợi của mình, mặt khác cũng yêu cầu HĐQT và giám đốc Cty phải lãnh đạo, điều hành sao cho có hiệu quả để lợi nhuận cổ tức ngày càng nâng cao. Người lao động vẫn được tiếp tục làm việc và đời sống được cải thiện hơn, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước hàng năm cao hơn khi còn là DNNN.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện công tác CPH các DNNN ngành TM-DV-XNK cũng nổi lên một số vấn đề tồn tại trong cơ chế, chính sách và phương pháp tổ chức, đã ảnh hưởng đến tiến độ CPH DNNN.
Chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh CPH các DNNN ngành TM – DV - XNK tại Tp. Hồ Chí Minh như sau:
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH CPH DNNN NGÀNH TM - DV - XNK TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.
Từ thực tiễn thí điểm CPH trong thời gian qua, chúng ta thấy cần xác định rõ quan điểm cơ bản có tính chất chỉ đạo cho việc đề ra các giải pháp thực hiện chương trình CPH các DNNN ngành TM-DV-XNK. Đó là:
• Chọn những DN chuyển thành Cty CP phải được Nhà nước đặt trong chương trình tổng thể đổi mới khu vực kinh tế nhà nước và sắp xếp lại các DNNN.
• Cần xác định thẩm quyền và chức năng của Nhà nước với tư cách là người sở hữu chủ trong việc lựa chọn các DNNN CPH chứ không tùy thuộc vào ý kiến của giám đốc và tập thể lao động trong DN. Nguyên tắc này được nêu ra để làm cơ sở cho các cơ quan chủ quản của Nhà nước phân loại các DN do mình quản lý để việc triển khai CPH được thuận lợi.
• Cần xác định mọi tài sản của DNNN đều thuộc sở hữu nhà nước, trừ quỹ phúc lợi xã hội của tập thể là phần tiền lương chia để lại cho mọi cán bộ công nhân viên trong DN cùng hưởng. Phần “vốn tự có” của các DNNN hiện nay thực chất là phần lợi nhuận và quỹ khấu hao được nhà nước cho phép giữ lại để tái sản xuất mở rộng, nên đương nhiên thuộc về nhà nước và trở thành vốn CP của nhà nước trong Cty CP sẽ được hình thành.
• Việc xác định giá trị của DNNN để CPH phải chú ý đến cả hai yếu tố cấu thành: giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Trong yếu tố giá trị hữu hình về cơ bản có hai bộ phận: giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN và giá trị đất đai mà DN đang sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh Doanh. Trong yếu tố giá trị vô hình như: uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của DN, ưu thế về thị trường và khả năng cạnh tranh, các điều kiện về điạ điểm, quảng cáo, bạn hàng... Tựu trung lại cả hai yếu tố trên đều biểu thị ở khả năng sinh lợi hay tỷ suất lợi nhuận của DN.
• Để thực hiện thành công chương trình CPH, nhà nước không chỉ chú ý đến thu hồi vốn mà cần phải chấp nhận một khoản phí tổn nhất định. Đó là những khoản phí tổn cần thiết mà ở nước nào cũng có như những chi phí bảo hiểm, trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm và tìm kiếm nghề mới, những chi phí do bán giá thấp nhằm ưu đãi những tầng lớp dân cư nhất định theo những mục tiêu chính trị, xã hội của Nhà nước, những chi phí cho bộ máy tổ chức thực hiện và các cơ quan môi giới, tư vấn, quảng cáo...
• Các DNNN được lựa chọn để CPH cần phải có sự giải quyết rõ ràng, dứt điểm các vấn đề tồn đọng về tài chính và lao động trước khi chuyển sang Cty CP.
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo trên, chúng tôi đề nghị bốn (04) giải pháp cơ bản sau đây:
(III.1.1) GIẢI PHÁP 1: Từng bước thành lập thị trường cổ phiếu, trái phiếu tiến tới việc mở rộng thị trường phát hành cổ phiếu.
a)Mục tiêu giải pháp:
• Thuận lợi hoá tiến trình mua bán cổ phiếu, trái phiếu của Cty CP ra ngoài xã hội, thông qua việc phát hành chúng trên thị trường cổ phiếu.
• Giá cả cổ phiếu được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu trên thị trường cổ phiếu sẽ, phản ảnh trình độ năng lực và hiệu quả KD của các Cty CP.
b)Nội dung giải pháp
• Ở nước ta tuy đã có các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư phát triển sau khi đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp, nhưng phương thức và phương pháp hoạt động vẫn chưa đổi mới kịp với những đòi hỏi cấp thiết của thị trường vốn trong nền kinh tế thị trường. Hệ thống các quỹ tín dụng và ngân hàng CP mới mẻ, chưa đủ thực lực và kinh nghiệm để làm tiền đề cho các Cty CP ra đời và hoạt động. Do đó, chủ trương của Nhà nước hiện nay đang tích cực hình thành hai trung tâm GDCK tại Tp. Hồ Chí Minh và Hà nội để xúc tiến việc nghiên cứu xây dựng TTCK mà bước đầu là xây dựng thị trường sơ cấp (thị trường cổ phiếu, trái phiếu) – để tiến tới việc mở rộng phát hành cổ phiếu (thị trường thứ cấp), là cần thiết.
• CPH các DNNN là nguồn cung cấp chứng khoán quan trọng cho TTCK ở giai đoạn đầu. Không thể thực hiện CPH một cách rộng rãi khi chưa có TTCK. TTCK là khâu trung tâm để thực hiện CPH, là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy và tạo ra khả năng luân chuyển vốn đầu tư. Hai loại công việc CPH và thiết lập TTCK phải được diễn ra đồng thời để có sự hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua TTCK, Nhà nước thực hiện phát hành cổ phiếu của các DNNN CPH và chính việc phát hành này sẽ làm cho hoạt động của TTCK phong phú, sôi động hẳn lên.
• Người đầu tư vào cổ phiếu thường thiếu các thông tin về công ty mà mình mua cổ phiếu. Vì vậy, phải có định chế đối với các Cty CP muốn tham gia vào thị trường cổ phiếu. Nhà nước nên thành lập các cơ quan chức năng để xét sự gia nhập vào thị trường cổ phiếu của một Cty CP, trong đó thành viên ở các cơ quan này là những chuyên gia về nhiều lĩnh vực, có trách nhiệm thông báo cho tất cả công chúng về tính xác thực cổ phiếu sẽ phát hành, chức danh của những thành viên đó cũng phải được thể chế hoá. Nhờ hoạt động với quy mô lớn và thành thạo nghiệp vụ đầu tư, các tổ chức này sẽ góp phần làm cho nguồn vốn trong xã hội được phân phối một cách có hiệu quả, giúp cho công chúng giảm thiểu được các rủi ro trong việc lựa chọn và giữ các loại chứng khoán, đồng thời sự cạnh tranh giữa các tổ chức
này sẽ làm cho lãi suất bị hạ thấp xuống, nhưng nguồn vốn thực tế được đầu tư vào kinh doanh đạt được mức cao nhất. Điều đó làm tăng khả năng tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và cho phép đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.
c) Hiệu quả giải pháp:
• Nếu tiến hành CPH mà không có thị trường giao dịch CK thì sẽ khó thu hút các nhà đầu tư mua CP nhiều.
• Khi có TTCK sẽ tạo ra một tiêu chuẩn giá cả trong việc định giá cổ phiếu của các DNNN CPH.
• DNNN CPH nếu được niêm yết trên TTCK thì danh tiếng của các DN đó sẽ được nâng cao, có điều kiện huy động vốn nhiều hơn.
(III.1.2) GIẢI PHÁP 2: Kiểm toán các DNNN khi CPH: a) Mục tiêu giải pháp:
• Công tác kiểm toán nhằm xác định giá trị thực tế của DNNN, nghiã là xác định phần tài sản hiện có và phần nợ phải trả của các DN.
• Kiểm toán còn mang tính khách quan trong việc xác định giá trị DNNN CPH để phát hành cổ phiếu. Từ đó, tạo được uy tín, tin tưởng trong công chúng khi mua cổ phiếu của các DNNN CPH đã được kiểm toán.
b)Nội dung giải pháp:
• Giá trị DN là giá trị toàn bộ tài sản hiện có của DN và tài sản được tạo thành từ hai nguồn: nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Các khoản nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn, dài hạn, nợ khác. Như trong khoản 1, điều 11, NĐ 44/CP đã nêu rõ “giá trị phần vốn nhà nước tại DN là giá trị thực tế của DN sau khi trừ đi các khoản nợ phải trả”.
Theo quy định tại khoản 2, điều 16, NĐ 44/CP việc tiến hành quyết định giá trị DN “sau khi có sự thoả thuận giữa các bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, HĐQT các công ty 91 có liên quan”. Sự thoả thuận này đều do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện, mà nhà nước lại là người bán CP do đó sẽ có tình trạng thoả thuận, quyết định giá trị DN cao hơn giá trị thực tế của nó do tính chủ quan của quá trình xem xét. Hơn nữa, cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá giá trị DN không tiến hành kiểm toán số liệu kế toán đúng quy trình và chuẩn mực kế toán – kiểm toán (vì họ không chuyên nghiệp và không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này) thì sẽ không xác định được giá trị thực tế của DN, nhất là xác định phần tài sản hiện có và phần nợ phải trả của DN.
Do vậy, nếu số liệu kiểm toán của DN được cơ quan kiểm toán độc lập xác nhận thì công ty kiểm toán độc lập sẽ có trách nhiệm pháp lý sau này về chữ ký của họ. Còn nếu theo NĐ 44/CP trường hợp không thuê kiểm toán độc lập, cơ quan quyết định giá trị DN tiến hành xem xét và tự quyết định giá trị DN thì trách nhiệm của cơ quan này lại không được đề cập trong NĐ 44/CP.
• Việc mua bán cổ phiếu từ các nước phát triển được thông qua TTCK. Thông qua thị trường này, việc thuận mua vừa bán thể hiện rõ rệt. Ở nước ta, TTCK chưa hoạt động, đang trong giai đoạn tạo ra hàng hoá cho TTCK, thông qua việc hình thành các Cty CP. Nếu bán CP các DNNN ngành TM-DV-XNK mà số liệu kế toán của DN đó chưa được kiểm toán thì người mua CP thiếu một căn cứ tin tưởng để quyết định mua CP.
c)Hiệu quả giải pháp:
• DNNN CPH được kiểm toán thì uy tín DN sẽ được nâng cao và thuận lợi trong giao dịch cổ phiếu, trái phiếu tại TTCK.
• Công chúng mua cổ phiếu của các DNNN CPH sẽ an tâm hơn. Từ đó, thúc đẩy tiến trình CPH DNNN ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh.
(III.1.3) GIẢI PHÁP 3:Xây dựng môi trường pháp lý cần thiết cho hoạt động của Cty CP:
a)Mục tiêu giải pháp:
• Việc ban hành các bộ luật và các văn bản dưới luật có ý nghiã như là những điều kiện để xác lập và ổn định các mối quan hệ kinh tế ở tầm vĩ mô, tạo ra khuôn khổ pháp lý cho sự hoạt động của các đơn vị kinh tế phù hợp với lợi ích phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
• Tạo lập môi trường pháp lý cần thiết làm điều kiện và cơ sở cho quá trình chuyển đổi các DN hoạt động theo mô hình Cty CP.
b) Nội dung giải pháp:
• Ở nước ta, hiện nay đã ban hành nhiều bộ luật và văn bản dưới luật như: Luật đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài, Luật thương mại, Luật phá sản, Luật DN, Luật lao động... Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 27/6/1998 của Chính phủ về chuyển DNNN thành Cty CP; Quyết định 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế bán CP cho nhà đầu tư nước ngoài; Quyết định 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của qũy hỗ trợ sắp xếp và CPH DNNN; Nghị định 103/1999/NĐ-CP ngày 10/9/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán, kinh Doanh cho thuê DNNN..., đã từng bước xác lập môi trường pháp lý cho sự hoạt động của Cty CP. Tuy nhiên,
qua quá trình triển khai công tác CPH DNNN ngành TM-DV-XNK tại Tp. Hồ Chí Minh, theo chúng tôi cần tiếp tục nghiên cứu và ban hành Luật về thị trường chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán; Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật chuyển đổi sở hữu nhà nước, nhằm hoàn thiện và ổn định hoạt động cho các Cty CP.
• Luật về thị trường chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán làm cơ sở pháp lý cho tiến trình đẩy mạnh hoạt động của TTCK, kích thích sự tham gia tích cực của các Cty CP trong việc tạo ra hàng hoá để tham gia trong TTCK.
• Luật về kinh doanh Bảo hiểm quy định về các vấn đề liên quan đến Hợp đồng Bảo hiểm; các DN Bảo hiểm; các đại lý Bảo hiểm và Công ty môi giới Bảo hiểm; tài chánh, hạch toán và báo cáo; quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh Bảo hiểm; xử lý vi phạm... Mục đích của Luật này nhằm bảo đảm định hướng phát triển của Nhà nước, mở rộng quyền tự chủ sáng tạo trong kinh doanh của các DN và dân cư; quy định đầy đủ hơn các công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp và cân bằng lợi ích giữa người tham gia Bảo hiểm và DN bảo hiểm; khuyến khích các DN và