Đặc điểm mô hình kết hợp các lớp trong mạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các giải thuật định tuyến trong mạng VANET (Trang 56 - 57)

Đối với mạng không dây, đường kết nối giữa các nodes thường bị ảnh hưởng bởi các đường kết nối khác, đó là vấn đề gây ra bởi nhiễu trong không gian tự do. Khác với mạng có dây, mạng không dây yêu cầu một cơ chế cấp phát truy cập kênh truyền phức tạp, chính điều này yêu cầu các thông tin cần được trao đổi giữa các lớp trong mô hình OSI.

Đặc biệt, các lớp PHY, lớp MAC và lớp NET có thể kết hợp tốt với nhau. Trong mạng không dây, sự tranh chấp kênh truyền ở lớp MAC có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc định tuyến, tìm đường ở lớp NET, điều này không xảy ở mạng có dây (do không có sự tranh chấp kênh truyền ở mạng có dây). Nghiên cứu gần đây đã cho thấy việc áp dụng các lớp mô hình OSI một cách đơn lẻ trong mạng không dây sẽ rất hạn chế do thiếu sự hợp tác giữa các lớp, trong khi các tác động qua lại giữa các lớp tồn tại một cách tự nhiên [12].

Mô hình các lớp có thể trao đổi dữ liệu với nhau:

Lớp MAC + lớp NET: Các đường đi được tìm ra bởi việc định tuyến ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế quản lý truy nhập giữa các node tại lớp MAC hay việc tranh chấp tại lớp MAC có thể tác động đến định tuyến bởi vì cần xác định lại đường đi mới và đồng thời cũng làm thay đổi thông tin của bảng định tuyến do kết quả của việc tranh chấp. Do đó có thể sử dụng các tham số kênh của cơ chế cấp phát kênh ở lớp MAC để tham gia tìm đường ở lớp NET.

Lớp PHY + lớp NET: Các tham số lớp vật lý như shadow, fading, tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SINR, xuyên nhiễu kênh...) trong việc truyền sóng vô tuyến thì QoS chung sẽ được cải thiện. Hiển nhiên là các tham số về trạng thái kênh truyền và chất lượng của kênh truyền cần được đưa vào như một tham số trong quá trình tìm đường này.

Lớp PHY + lớp MAC + Lớp NET: Các tham số ở lớp PHY và lớp MAC

50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá các giải thuật định tuyến trong mạng VANET (Trang 56 - 57)