Ưu thế lai về khả năng chống chịu

Một phần của tài liệu Đánh giá về chất lượng và tiềm năng năng suất của một số giống lúa lai 2 dòng tại văn lâm hưng yên (Trang 30 - 32)

Lúa lai có thể sinh trưởng mạnh, năng suất cao, khả năng thích ứng rộng, tính chống chịu tốt biểu hiện ở nhiều mặt như: Có thể trồng ở mọi chân

ñất lúa, chống rét khá, chống chịu sâu bệnh ñặc biệt là ñạo ôn, khô vằn (vào loại khá). Ví dụ tổ hợp TH3-3 (T29s/R3) do Nguyễn Thị Trâm chọn tạo. Lúa lai còn có khả năng chịu phân rất tốt. Tuy nhiên còn phải phụ thuộc ñiều kiện kinh tế và tình hình phát triển của từng ñịa phương mà sử dụng những giống khác nhau ñểñạt năng suất cao nhất tránh thiệt hại do sâu bệnh phá hại.

Lúa lai có khả năng tái sinh chồi và khả năng chịu nước sâu cao (Sirajul Islam, 2007) [72].

tính chịu mặn, chịu chua và chịu hạn (Akbar M. và Yabuno T.T., 1975; Chauhan J.C. và cộng sự, 1978); có khả năng chống chịu với một số loại sâu bệnh như rầy nâu, ñạo ôn, bạc lá và thích ứng nhiều vùng sinh thái (Senadhira, 1987).

2.4.8. Ưu thế lai v các yếu t cu thành năng sut và năng sut

Năng suất là mục tiêu lớn nhất của các nhà chọn giống lẫn người sản xuất. Vì vậy sự biểu hiện ưu thế lai ở tính trạng này ñược quan tâm rất nhiều

Theo nghiên cứu của Lin, H.X và cộng sự, (1996) tính trạng năng suất cá thể do một số gen lặn ñiều khiển. Vì vậy ưu thế lai về năng suất thường có biểu hiện dương.

Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho thấy ưu thế lai của nhiều tổ hợp lai khác nhau người ta ñều thấy con lai có năng suất cao hơn bố

mẹ từ 20 – 70% khi gieo cấy trên diện rộng và lúa lai ưu việt hơn hẳn lúa lùn cải tiến tốt nhất từ 20 – 30%. Phạm Ngọc Lương 1998, ñã chỉ ra rất nhiều tổ

hợp lúa lai F1 cho ưu thế lai về năng suất từ 20 – 37%.

Các kết quả nghiên cứu ở Viện nghiên cứu lúa quốc tế của Virmani (1981,1982) xác ñịnh ưu thế lai giảñịnh về năng suất là 73%, ưu thế lai thực là 57%, ưu thế lai chuẩn là 34%. Ở mùa mưa ưu thế lai chuẩn là 22% thấp hơn ở mùa khô là 34%.

Các yếu tố cấu thành năng suất biểu hiện ưu thế lai cao hơn rõ rệt. Nhiều tổ hợp có ưu thế lai cao ở chỉ tiêu số bông trên khóm, số hạt trên bông. Trọng lượng trung bình bông cũng thường cho ưu thế lai cao do hạt nặng, tỷ

lệ hạt chắc cao (Chang và cộng sự (1971, 1973) [48], Carnahan và cộng sự

(1972) [47], Karunakaran (1968), Murayama (1973), Virmani (1981, 1982) [78]…). Các chỉ tiêu ñó thể hiện rất rõ: Ở gié cấp một có thể có 7 hạt, gié cấp 2 có 4 – 5 hạt. Số gié cấp một có khoảng 14, gié cấp hai có khoảng 30, còn lúa thường chỉ có 6 – 9 gié cấp một và 12 – 17 gié cấp hai, các ñốt bông lúa

khoảng 180 – 250 hạt, số hạt chắc 105 – 180 hạt. Khối lượng 1000 hạt là 25 – 28 gam có giá trị trung gian giữa hai bố mẹ, ñôi khi cũng biểu hiện ưu thế lai dương hoặc âm với giá trị thấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá về chất lượng và tiềm năng năng suất của một số giống lúa lai 2 dòng tại văn lâm hưng yên (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)