Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một quá trình lâu dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể, đồng thời cũng phải nắm bắt thời cơ nhanh chóng và hiểu rõ về thị trường. Ở Việt Nam hiện nay đã có một số thương hiệu cà phê nổi tiếng như Trung Nguyên, Vinacafe, Nescafe. Nhưng để các sản phẩm cà phê của Việt Nam được người tiêu dùng trên toàn thế giới biết đến nhiều hơn nữa thì cần phải củng cố uy tín của các thương hiệu này, đồng thời xây dựng nhưng thương hiệu mới, mạnh hơn nữa. Bởi trong điều kiện hội nhập hàng hóa nước ta có cơ hội đến với nhiều người tiêu dùng nước ngoài hơn thì vấnđề thương hiệu là vô cùng quan trọng vừa để khẳngđịnh vị thế của sản phẩm Việt Nam, vừa để tạo ra độ tin cậy cao cho mỗi khách hàng khi sử dụng hàng hóa của Việt Nam. Hơn nữa để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thế giới cùng với rất nhiều thương hiệu nước ngoài nổi tiếng khác thì việc xây dựng thương hiệu mạnh cho sản phẩm cà phê của Việt Nam ngay từ bây giờ là việc làm hết sức cần thiết. Để hỗ trợ cho giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm này thì liên kết các daonh nghiệp với nhau tạo thành tập đoàn cũng là một hướngđi cầnđược quan tâm nhiều hơn nữa.
3.3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực.
Trong thời điểm hiện nay, ngành cà phê Việt Nam vẫn còn thiếu cán bộ chỉ đạo chuyên trồng cà phê. Các hộ gia trồng cà phê vẫn chủ yếu là sản xuất đơn lẻ, sản xuất cà phê theo hiểu biết vốn có của mình chứ không qua đào tạo một cách bài bản. Do đó, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kỹ thuật, đồng thời hợp tác mở các lớpđào tạo bà con nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến các sản phẩm của cây cà phê. Bên cạnh đó, để đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia vào các thị trường, trung tâm giao dịch lớn trên thế giới, và đạo tạo những cán bộ chuyên môn về nghiên cứu thị trường, thường xuyên tìm hiểu và cập nhật, phân
tích thông tin từ những thị trường này để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước.
3.3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp.
Mặc dù cà phê Việt Nam hiên xuất khẩu 71 nước trên thế giới, sản lượng cũng lớn thứ hai trên thế giới nhưng việc mở rộng thị trường, và ổn định thị trường vẫn luôn là việc làm không bao giờ có thể coi là đã hoàn thành. Chúng ta ổn định thị trường bằng cách tiếp tục duy trì những thị trường lớn, truyền thống, tạo uy tín bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với những nhu cầu mới và thị hiếu của người tiêu dùng. Cùng với việc duy trì những thị trường cũ, cần tiếp tục tìm kiếm và khai thác những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Song song với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường trong nước, bởi kinh nghiệm các nước phát triển đã cho thấy phục vụ tốt thị trường trong nước sẽ tạo hậu phương vững chắc cho việc xuất khẩu.
Kết luận
Toàn bộ đề án bao bồm 3 chương đã phần nào cho ta thấy được bức tranh về họatđộng xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm qua. Ngành cà phê Việt Nam, mà đặc biệt là hoạt động xuất khẩu và phê của Việt Nam đã đem lại một vị thế lớn cho nền kinh tế nước ta trong lĩnh vực này, đồng thời tạo dấu ấn quan trọng về hình ảnh của Việt Nam trong lòng người tiêu dùng trên toàn thế giới. Tuy nhiên cùng với những thành công đó, chúng ta cũng phải biết nhìn nhận và đánh giá về những mặt yếu của mình trong điều kiện hội nhập như hiện nay. Trong nội dung của đề án đã chỉ ra được phần nào những mặt yếu và những khó khăn mà ngành cà phê Việt Nam sẽ gặp phải trong điều kiện đất nước hòa mình vào xu hướng phát triển chung của thế giới. Cùng với những yếu điểm đó em cũng xin mạnh dạn đưa ra những giải pháp đối với nhà nước, doanh nghiệp và người dân trồng cà phê để cùng nhau phối hợp thực hiện khắc phục những khó khăn và đưa ngành và phê Việt Nam, đặc biệt là thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam phát triển mạnh hơn nữa, tạo ra một vị thế thật sự vững chắc. Bên cạnh đó là một vài kinh nghiệm quý báu của Braxin trong việc phát triển ngành cà phê của mình đạt vị thế hàng đầu thế giới như hiện nay. Hi vọng rằng với những bài học từ nước bạn và những ý kiến đóng góp ở trên sẽ có thể giúp cho ngành cà phê của Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới và đủ sức gây ra tác động mạnhđối với ngành cà phê của toàn thế giới.
MỤC LỤC
Lời nói đầu ... 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA ... 4
1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hóa và vai trò của xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. ... 4
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của xuất khẩu hàng hóa ... 4
1.1.1.1. Khái niệm ... 4
1.1.1.2. Đặc điểm của họat động xuất khẩu hàng hóa. ... 5
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. ... 6
1.1.2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân... 7
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp. ... 9
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu. ... 10
1.2.1. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái. ... 10
1.2.2. Chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước ... 10
1.3. Sự cần thiết của việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững và đạt hiệu quả cao trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. ... 13
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. ... 16
2.1. Tổng quan chung về ngành cà phê của Việt Nam. ... 16
2.1.1. Sự ra đời và phát triển của ngành cà phê Việt Nam. ... 16
2.1.2. Những thành tựu của hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam. ... 18
2.1.3. Những điểm yếu trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. ... 29
2.2. Những khó khăn đối với ngành xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong điều
kiện gia nhập WTO. ... 31
Chương III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG VÀ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. ... 34
3.1. Bài học từ kinh nghiệm phát triển ngành cà phê của Braxin. ... 34
3.2. Các giải pháp từ phía Đảng và nhà nước. ... 38
3.2.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng. ... 39
3.2.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. ... 39
3.2.3. Xây dựng thương hiệu sản phẩm và chứng chỉ quản lý chất lượng sản phẩm. ... 40
3.2.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nguồn nhân lực. ... 41
3.2.5. Tăng cường xây dựng nhiều chợ, sàn giao dịch cà phê hơn nữa. ... 41
3.2.6. Cần có chế độ bảo lãnh rủi ro đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. ... 42
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển ngành cà phê, quy hoạch rõ ràng và thông tin đầy đủ. ... 42
3.2.8. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài cho ngành cà phê. ... 43
3.2.9. Tăng cường vai trò của Hiệp hội cà phê Việt Nam. ... 43
3.3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp và các hộ sản xuất. ... 44
3.3.1. Chiến lược của ngành cà phê Việt Nam. ... 44
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp và các hộ trồng cà phê. ... 45
3.3.2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm cà phê xuất khẩu... 46
3.3.2.2. Hạ thấp chi phí sản xuất. ... 46
3.3.2.3. Nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. ... 47
3.3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực. ... 48 3.3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại của doanh nghiệp. ... 49 Kết luận ... 50