Phần trên là những giải pháp của Đảng và nhà nước nhằm mục đích vừa bảo vệ lợi ích của cả người dân trồng cà phê và doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của cả ngành cà phê Việt Nam. Bên cạnh những giải pháp vĩ mô đó thì bản thân các doanh nghiệp cũng cần có những chiến lược phát triển cho riêng mình nhằm đem lại lợi ích tối đa mà vẫn không làm giảm lợi ích của người trồng và người tiêu dùng các sản phẩm cà phê. Trong điều kiện hội nhập, để nâng cao sức mạnh cho ngành, ngành cà phê Việt Nam đã đề ra một số chiến lược như sau:
Tập trung công tác nghiên cứu triển khai kế hoạch chợ đầu mối và sàn giao dịch cà phê.
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xác định mục tiêu chiến lược cho ngành
Hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước
Sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều chủng loại mặt hàng ngoài cà phê nhân sống, đápứng yêu cầu người tiêu dùng.
Sản xuất hàng hóa chất lượng cao như cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt... Đây cũng là định hướng của Vinacafé nói riêng và định hướng chung của toàn ngành cà phê khi Việt Nam gia nhập WTO, là sản xuất kinh doanh sản phẩm mang hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu bền vững.
Đổi mới quan hệ mua bán, mở rộng thị trường cho cà phê Việt Nam, quan tâm nhiều hơn đổi với thị trường nộiđịa.