Bằng việc phân tích mẫu xúc tác theo phương pháp khử hóa theo chương trình nhiệt độ TPR- H2 để làm rõ hơn sự liên kết hay ảnh hưởng lẫn nhau của các thành phần hỗn hợp trong xúc tác, ảnh hưởng giữa các oxit kim loại và chất mang, việc phân bố các kim loại trên bề mặt hay sự trong mao quản của các chất mang có bề mặt riêng và kích thước mao quản lớn.
Kết quả khử theo chương trình nhiệt độ TPR của mẫu 100% CuZn nCu/nZn=7/3 và 20%w CuZn/MCM-41 nCu/nZn=7/3. được thể hiện như bảng 15 và hình 27:
67
Bảng 15: Kết quả phân tích TPR của mẫu 100% CuZn nCu/nZn=7/3 và mẫu 20%w CuZn/MCM-41 nCu/nZn=7/3
Mẫu xúc tác
Nhiệt độ cực đại pick nhả hấp phụ NH3 (oC)
Pick 1 Pick 2 Pick 3
Pick 4 Pick 5
o
C (mmol/g) oC (mmol/g) oC (mmol/g) o
C (mmol/g) oC (mmol/g) 100% CuZn nCu/nZn=7/3 153.6 1.167 168.1 0.250 169.6 0.151 181.3 2.591 184.3 0.439 20%w CuZn/MCM-41 nCu/nZn=7/3 230.5 0.220 234.5 0.340 235.2 0.518 255.7 0.664 579.6 0.182
Dựa vào kết quả phân tích TPR như bảng 15 và hình 27 ta thấy rằng: đối với mẫu chỉ chứa 100% các oxit của Cu và Zn thì có nhiệt độ khử thấp, tất cả các pick khử đều có nhiệt độ khử nhỏ hơn 200oC. Tuy nhiên khi được phân tán trên các chất mang MCM-41 thì nhiệt độ để khử được các oxit này đã tăng lên điều này được giải thích bởi khi đưa các oxit của Cu và Zn lên các chất mang, thì chúng được phân tán trên bề mặt cũng như đi vào các lỗ xốp bên trong mao quản của các chất mang, đồng thời có sự liên kết giữa các oxit của Cu và Zn đối với các chất mang làm cho quá trình khử các oxit này trở nên khó khăn hơn.
68
Hình 27: Kết quả phân tích TPR-H2 của các mẫu 100% CuZn nCu/nZn=7/3 và mẫu 20%w CuZn/MCM-41 nCu/nZn=7/3