• Hoạt động của các DN vừa và nhỏ ở nước ta còn nhiều hạn chế
– Thứ nhất, các DN vừa và nhỏ đang sở hữu một bộ máy sản xuất lạc hậu. Điều này gây khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, không phát huy được lợi thế cạnh tranh với các DN lớn,
– Thứ hai, vốn điều lệ của các DN này còn bị hạn chế (không quá 10 tỉ đồng) làm cho các DN này gặp khó khăn không nhỏ trong các khoản vay trung và dài hạn tại các NH,
– Thứ ba, đa số các DN vừa và nhỏ đều rất bảo thủ, trong khi nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, rất cần sự hợp tác và liên kết với nhau. Các DN này rất e dè hợp tác và luôn trong xu thế cạnh tranh, đối đầu lẫn nhau. Điều này sẽ rất bất lợi cho chúng ta trong việc tồn tại và đứng vững trước những nền công nghiệp hiện đại của các nước bạn,
– Thứ tư, khả năng quản lí, tiếp cận thông tin thị trường thấp gây khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách, cơ chế hoạt động phù hợp với thị trường dẫn đến hiệu quả hoạt động không cao.
• Trình độ của CBTD còn hạn chế và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ TD chưa nhiều
Các công việc như kiểm tra chính xác, tính hợp lí của BCTC, phân tích, đánh giá năng lực SXKD và tình hình tài chính của DN vay vốn là một vấn đề rất phức tạp. Nhân viên TD muốn làm tốt công việc trên đòi hỏi phải có kiến thức rộng, khả năng tổng hợp và suy luận tốt kết hợp với kinh nghiệm làm việc và đôi khi phải có mối quan hệ rộng. Tuy nhiên về mặt này, chi nhánh đang gặp khó khăn vì đa số nhân viên TD kinh nghiệm chưa nhiều. Hơn nữa, kiến thức về các lĩnh vực chuyên môn khác nhằm phục vụ cho công tác phân tích, thẩm định còn hạn chế và chưa được chi nhánh đào tạo nhiều.
• Tính chuyên môn nghiệp vụ chưa cao:
Hiện nay tại PGD, nhân viên TD phải thực hiện tất cả các công việc từ khâu tiếp nhận hồ sơ vay vốn cho tới khâu thẩm định. Sự không chuyên môn hóa này đã dẫn tới một số hạn chế như CBTD vướng vào các công việc không liên quan đến chuyên môn khá nhiều, không có đủ thời gian để đầu tư chuyên sâu, nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn của mình như tìm hiểu về KH vay vốn, đánh giá tình hình khả thi của phương án SXKD... Hậu quả dẫn đến thiếu sót và thiếu tính chi tiết, chặt chẽ trong công việc.
• Về chế độ pháp lý:
Hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, còn có sự chồng chéo giữa các luật, các quy định về ngân hàng với các luật và các quy định khác, hệ thống luật ngân hàng còn tồn tại một số vướng mắc.
Ví dụ Điều 17, quyết định 1627/2001/NĐ-NHNN quy định: “ Việc cho vay của tổ chức tín dụng và khách hàng vay được lập thành hợp đồng tín dụng, Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, phương thức cho vay, số vốn vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thỏa thuận”.
Vậy những cam kết khác ở đây là cam kết gì mà lại là nội dung chủ yếu trong hợp đồng tín dụng. Mặc dù về nguyên tắc, quyền và nghĩa vụ của chủ thể phát sinh sau khi hợp đồng được kí kết nhưng cần lưu ý một số nghĩa vụ của khách hàng xuất hiện khi khách hàng đã nhận được số tiền quy định. Những nội dung của hợp đồng tín dụng cần được ghi rõ trong pháp luật về tín dụng và ngân hàng ở Việt Nam để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của người đi vay. Đây cũng là tiền đề tạo sự ổn định, lành mạnh hoạt động của hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi chi các tổ chức tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng.
Tài sản bảo đảm là một vấn đề quan trọng trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập, thiếu sót như:
+ Không có quy định cụ thể trong việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nên bên nhận bảo đảm gặp nhiều vướng mắc trong việc thực hiện phương thức bán tài sản bảo đảm không thông qua đấu giá hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ,
+ Chưa quy định về cơ chế kiểm soát việc chuyển dịch tài sản bảo đảm một cách chặt chẽ nên trong thời gian qua phát sinh nhiều trường hợp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa bị bán, tặng cho mà không có sự đồng ý của bên nhận thế chấp,
+ Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm thực khó có thể thực hiện trong thực tế, vì việc tổ chức tín dụng tự xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận gặp nhiều khó khăn do các trình tự, thủ tục xử lý còn phụ thuộc vào thái độ hợp tác của bên bảo đảm, bên giữ tài sản, tổ chức tín dụng chưa được toàn quyền xử lý tài sản bảo đảm trong khuôn khổ pháp luật.
Do đó, khi Nghị Định số 11/2012/NĐ-CP được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2012, đã tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn, góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng bảo đảm, giúp nâng cao chất lượng của hoạt động cho vay có bảo đảm, từ đó thúc đẩy hoạt động tín dụng.
Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á là một ngân hàng trẻ so với lịch sử ra đời của ngành ngân hàng cũng như để tạo nên một ngân hàng tên tuổi, Phòng giao dịch Cộng Hòa cũng mới thành lập thời gian gần đây nên chưa thể tạo uy tín sâu rộng đến đông đảo khách hàng. Do đó mặc dù PGD đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ nhưng số lượng khách hàng truyền thống vẫn chưa nhiều. Để khắc phục
được điều này cần phải có sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ nhân viên trong ngân hàng.
Thông qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam có cơ hội tăng cường phát triển hệ thống ngân hàng bằng cách chuyên môn hoá sâu các nghiệp vụ về ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn. Song Việt Nam là một nước nhỏ, hoạt động ngân hàng nằm trong bối cảnh một nền kinh tế chuyển đổi, môi trường pháp lý chưa đồng bộ, không còn thích hợp với các chuẩn mực quốc tế. Mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam hoạt động mà các ngân hàng này có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, công nghệ tiến tiến hơn, quy mô vốn cũng lớn…Do đó, hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, PGD nói riêng sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh đó, nhận thức của ngân hàng về quá trình hội nhập quốc tế vẫn còn hạn chế, chưa chủ động hội nhập; quá trình cải cách hành chính, cơ cấu chậm chạp.