PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2010 2014 (Trang 34 - 38)

1. Kết luận

Trong năm 2010-2014, mặc dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhưng đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được nhiều mục tiêu quan

trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm phát triển kinh tế- xã hội. Bức tranh toàn cảnh kinh tế đã sang hơn, đẹp hơn các năm trước. Tạo tiền đề để thực hiện mục tiêu cao hơn trog những năm tiếp theo nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công nghiệp. Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng: đầu tư đóng vai trò quan trọng trong từng bước đi của đất nước và vốn đầu tư trong giai đoạn này thực sự đã trở thành động lực quan trọng trong việc hạn chế tác động tiêu cực lớn từ bên ngoài cũng như những khó khăn của nội tại nền kinh tế để thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong phạm vi của mình, nhóm chúng tôi đã đưa ra được ba nội dung chính sau đây:

- Thứ nhất, trình bày và phân tích cơ sở khoa học về đầu tư và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Thứ hai,phân tích tác động của đầu tư đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở việt nam.

- Thứ ba, đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả của tác động đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Qua đề tài này có thể thấy đầu tư là nhân tố chuyển dịch mạnh mẽ đến cơ cấu kinh tế. Dưới tác động của đầu tư nền kinh tế việt nam đang chuyển dịch tương đối nhanh theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới. vì vậy hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý tạo ra tiền đề xác lập một nền kinh tế có hiệu quả, phù hợp với nền kinh tế quốc dân.

2. Kiến nghị

- Thứ nhất, Với tác động to lớn của đầu tư tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì trước hết về phía nhà nước cần có các chính sách vĩ mô ưu tiên nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, đặc biệt là khuyến khích các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào nhằm đạt được các lợi ích như: tiếp xúc với công nghệ tiên tiến trên thế giới, tạo ra công ăn việc làm cho lao động khu vực

vốn đầu tư nước ngoài và vùng lân cận. Bên cạnh đó bộ phận chức trách còn lúng túng trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trên địa bàn, nhất là kinh tế đô thị. Trong đó, có những hạn chế do chính sách kinh tế vĩ mô thời gian qua chưa có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cạnh tranh, nhà nước cần có chính sách phát triển sao cho vốn đầu tư trải đều giữa các nghành nhất là các nghành ưu tiên tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn kém hiệu quả, chậm tiến độ thi công hoặc nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư vào các ngành không thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của Nhà nước. Hiệu quả hoạt động của nhiều doanh nghiệp đạt thấp, thậm chí thua lỗ nặng phải tái cấu trúc lại.

- Thứ hai, cần mở rộng thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán…sẽ mở ra khả năng to lớn trong việc huy động vốn đầu tư qua các nguồn, lưu thông các nguồn vốn và chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế, giữa các nghành, các lĩnh vực khác nhau để từ đó tạo nên bức tranh về đầu tư trở nên sống động hơn.|

- Thứ ba, nhà nước phải có chính sách đào tạo nguồn nhân lực theo chuyên nghành đang học nhằm nâng cao trình độ lao động để thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế của vùng

- Thứ tư, cơ sở hạ tầng luôn mang tính tiên phong trong đầu tư vì vậy muốn thu hút thêm nguồn vốn đầu tư thì nhà nước cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng điện,đường, trường, trạm…nhất là những nơi trong yếu như: giao thông đường bộ, cửa khẩu, cảng biển…nhằm rút ngắn thời gian sản xuất và tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nghành.

- Thứ năm, theo nghiên cứu PCI cho thấy chất lượng điều hành kinh tế của chính quyến địa phương tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, cũng như thu hút đầu tư nước ngoài. Khảo sát các doanh nghiệp FDI thì có đến 69% doanh nghiệp FDI cho biết họ chọn địa điểm đầu tư là các tỉnh có chất lượng thủ tục hành chính tốt hơn. Trong khi các tỉnh miền Trung còn nhiều khó

khăn về hạ tầng và nhiều điều kiện hạn chế khác thì nâng cao chất lượng điều hành của chính quyền địa phương, cải cách thủ tục hành chính sẽ bù đắp phần nào cho những hạn chế này.

Mặc dù phải đối phó với tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu đáng kể nhất là tác động của vốn đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với sự quyết tâm cao, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng DN và các tầng lớp nhân dân, năm 2014 và các năm tiếp theo nền kinh tế Việt Nam chắc chắn sẽ đi lên tiến gần hơn mục tiêu năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2010 2014 (Trang 34 - 38)

w