CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2010 2014 (Trang 31 - 34)

và hệ thống; một số cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chưa sát với thực tế, chưa tính hết tiềm năng và lợi thế của từng vùng miền và địa phương.

- Cuối cùng là do hướng đầu tư còn dàn trải nên kém hiệu quả; cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông xuống cấp nghiêm trọng do thiếu nguồn kinh phí cho việc duy tu, bảo dưỡng định kỳ; lực lượng lao động có trình độ kỹ thuật cao còn thiếu...

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCHCƠ CẤU KINH TẾ CƠ CẤU KINH TẾ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH ở nước ta chủ yếu là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ. Điều này làm giảm lao động trong ngành nông nghiệp và tăng lao động đối với công nghiệp,dịch vu. Kết hợp với công nghệ tiên tiến,phương án sản xuất hợp lí kể cả đối với nông nghiệp.kết quả mang lại là các ngành kinh tế đều phát triển đặc biệt là các ngành công nghiệp dịch vụ.Vì vậy chuyển dịch cơ cấu ngành cần chú ý đến các yêu cầu sau:

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn

Chính phủ nên khuyến khích các ngành có liên quan tham gia hỗ trợ cho các ngành trọng điểm đặc biệt là về tài chính.Tăng cương đầu tư vào khoa học công nghệ,cơ sở hạ tang,giáo dục đào tạo đối với các ngành mũi nhọn. Đối với cơ sở hạ tầng thì nhà nước cần tập trung phát triển giao thông vận tải,cung cấp thông tin liên lạc,điện nước còn đối với doanh nghiệp tư nhân sẽ đầu tư vào máy móc trang thiết bị. Như vây giúp cho việc đầu tư đạt hiêu quả hơn. Thường xuyên cập nhật kiến thức mới cho cán bộ công nhân và nên cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn. Đối với khoa học thì nên đầu tư vào phát triển nghiên cứu kỹ thuật. Ưu tiên nhâp máy móc các dây chuyền công nghệ hiện đại cho các ngành trọng điểm

- Cơ cấu ngành phải hướng tới thị trường

Bên cạnh việc tìm kiếm vào thế mạnh của mình doanh nghiệp cần nghiên cứu,tìm hiểu thị trường để biết được nhu cầu của thị trường nhằm đưa ra quyết định đầu tư phù hợp mang lại hiệu quả. Đối với thị trường trong nước thì cần chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm cũng như là đa dạng các lọai mẫu mã hàng hóa đáp ứng nhu cầu của người dân. Điều này không những làm tăng tổng sản phẩm quốc nội mà còn hạn chế tình trạng nhập siêu ở nước ta. Đối với thị trường quốc tế cần chú trọng những sản phẩm đã trở thành lợi thế kết hợp với các hoạt động quảngbá nhằm tạo thương hiệu của Việt Nam trên trường quốc tế

• Đối với 4 vùng kinh tế trọng điểm

- Tập trung phat triển các khu kinh tế,khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao trên cơ sở phát huy tiềm lực hiện có của vùng; Cần hình thành một sô tập đoàn kinh tế lớn với quy mô lớn và trình độ cao; Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ gắn với bảo vệ môi trường nhất là mạng lưới tuyến đường cao tốc; Phát triển tiềm lực về khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ cao,phát triển dịch vụ cao như bưu chính viễn thông,bảo hiểm; Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

• Đối với các vùng khó khăn

- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là mạng lưới giao thông,thủy lợi để cung cấp nước sạch,điện,phát triển giáo dục để nâng cao trình độ dân trí; Huy động các nguồn lực đầu tư từng bước thu hẹp với khoảng cách các vùng khác; Đẩy mạnh việc xóa đói giảm nghèo,tạo việc làm cho người dân

• Phát triển nhanh kinh tế biển

- Xây dựng hệ thống giao thông,cảng biển,tăng cường bảo vệ an ninh bờ biển quốc gia. Đầu tư vào các ngành đem lại nguồn tu lợi nhuận cao như đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản,du lịch biển và đặc biệt là khai thác và chế biến dầu khí

• Đối với cơ cấu thành thị nông thôn

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa còn gắn với quá trình hình thành các trung tâm thương mại gắn liền với quá trình đô thị hóa. Mặc khác việc quy hoạch xây dựng các trung tâm thương mại,trung tâm kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện: CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn => lao động dư thừa => đưa vào đào tạo => xây dựng các khu công nghiệp => cơ cấu kinh tế địa phương thay đổi => đô thị hình thành.

3. Đối với cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế

- Cần phải phân định rõ lĩnh vực đầu tư của nhà nước và đầu tư ngoài nhà nước

 Kinh tế nhà nước nên đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng đối với vốn đầu tư vào ngân sách nhà nước thì nên đầu tư vào các lĩnh vực cần thiết: quốc phòng,an ninh xã hội thay vì đâù tư dàn trải vào các lĩnh vực không cần thiết. Đối với doanh

nghiệp nhà nước thì cần tập trung vào lĩnh vưc chính của mình,hạn chế kinh doanh đa lĩnh vực đặc biệt là các lĩnh vực cần có sự tập trung nguồn lực như:chứng khoán,bất động sản sẽ làm sao nhãng lĩnh vực đầu tư chính của doanh nghiệp đó. Mặt khác các tập đoàn này lại chiếm cơ hội kinh doanh đối với các khu vực tư nhân,doanh nghiệp nhỏ khiến các khu vực này càng khó có điều kiện phát triển

 Kinh tế ngoài nhà nước được đầu tư vào tất cả các lĩnh vực nhà nước không cấm. Nên tư nhân hóa một số lĩnh vực mà đến nay nhà nước vẫn nắm giữ như điện, đường sắt..khuyến khích hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau và với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần cho người lao động

- Tạo môi trường đầu tư bình đẳng cho tất cả các thành phần kinh tế

- Nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động (ổn định chính trị, môi trường pháp lí thông thoáng và minh bạch..

- Nâng cao chất lượng quy hoạch và sử dụng đồng vốn để tạo môi trường ổn định cho đầu tư. Công khai quy hoạch phát triển các ngành, lĩnhvực và vùng kinh tế kinh tế trong những năm tới để các doanh nghiệp làm cơ sở xây dựng các chiến lược kinh doanh,lựa chọn đầu tư phù hợp với khả năng và tình hình thị trường.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2010 2014 (Trang 31 - 34)

w