Từ trước đến nay, hoạt động chiêu thị của Cơ sởtương đối đơn giản, chỉ giảm giá cho những khách hàng đã có quan hệ mua bán lâu năm.
Một sản phẩm cho dù chất lượng có tốt đến đâu đi nữa nhưng nếu người mua chưa quen
thuộc với nhãn hiệu, hoặc chưa biết gì về thông tin sản phẩm đó thì việc tiêu thụ sản phẩm là điều khó khăn. Có thể nói các hoạt động xúc tiến ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phân phối cũng như tiêu thụ sản phẩm, giúp cho sản phẩm được người mua biết
đến và chọn mua hoặc mua rồi lần sau sẽ chọn mua tiếp sản phẩm đó nữa. Vì vậy, để đưa sản phẩm đến tay khách hàng, Cơ sở phải thực hiện chiến lược chiêu thị để khách
quả hơn. Tuy nhiên, do quy mô của Cơ sở chưa lớn và sản phẩm được bán trực tiếp cho khách hàng nên hoạt động chiêu thị đơn giản hơn. Cơ sở sẽ áp dụng các hình thức sau: Tham gia hội chợ công nghiệp của tỉnh được tổ chức mỗi năm một lần, giúp quảng
bá sản phẩm rộng rãi hơn.
Tặng lịch cho khách hàng vào dịp tết, trên lịch có hình ảnh máy bơm của Cơ sở. Với những loại máy bơm lớn, cho công nhân đến tận nơi lắp ráp và hướng dẫn chi
tiết cho khách hàng cách sử dụng để máy bơm lâu hỏng. Giảm giá khi khách hàng mua với số lượng lớn.
5.3.4. Kế hoạch nhân sự
Kế hoạch tuyển dụng mới
Bảng 5.10. Bảng kế hoạch tuyển dụng mới
STT Vị trí Nhiệm vụ Yêu cầu
1
Quản đốc Quản lý chung toàn bộ các
hoạt động của doanh nghiệp
Có kinh nghiệm quản lý và
điều hành doanh nghiệp, am hiểu lĩnh vực máy bơm
2
Thủ kho Kiểm soát nguyên vật liệu,
thành phẩm làm ra, theo dõi và kiểm tra máy móc thiết bị
Trình độ trung học trở lên
3 Công nhân Trực tiếp chế tạo ra sản phẩm Biết hàn, tiện
Doanh nghiệp hoạt động ngày càng phát triển cơ cấu tổ chức cũng thay đổi theo phù hợp với tình hình của doanh nghiệp, dự kiến cơ cấu được tổ chức lại như sau:
Hình 5.1. Sơ đồ quản trị dự kiến
Quản đốc
Thủ kho Công nhân
Chủ doanh nghiệp
Nhiệm vụ của từng vị trí mới
Chủ doanh nghiệp: Hầu như mọi hoạt động, công việc điều giao cho quản đốc xử lý
và điều hành. Chủ doanh nghiệp chỉ tính toán các thông số kỹ thuật để công nhân dựa vào đó chế tạo máy bơm, quản lý hoạt động thu-chi số tiền phát sinh hàng ngày. Chủ doanh nghiệp là người ký kết văn bản, hợp đồng với khách hàng, đề ra mục tiêu
và phương hướng phát triển doanh nghiệp theo từng thời kỳ.
Quản đốc: Chịu trách nhiệm quản lý chung toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp,
điều hành công việc của công nhân. Là người giao dịch liên hệ với nhà cung cấp để
mua nguyên vật liệu.
Kế toán: Chịu trách nhiệm ghi chép các số liệu phát sinh, thống kê các chi phí, doanh thu phát sinh. Tính toán xác định kết quả kinh doanh và các khoản phải nộp hàng tháng cho Nhà nước.
Thủ kho: Chỉ có một người phụ trách quản lý kiểm soát nguyên vật liệu, thành phẩm làm ra, theo dõi và kiểm tra máy móc thiết bị để kịp thời sửa chữa những hư hỏng và sai lệch.
Công nhân: Là những người trực tiếp chế tạo ra sản phẩm, doanh nghiệp sẽ tăng số nhân công lên thành 12 người. Trong đó có 4 thợ chính, 6 thợ phụ và 2 học việc.
Yêu cầu về mỗi nhân viên
Quản đốc: Có phong cách hòa nhã tạo được thiện cảm với công nhân, có kinh nghiệm quản lý và điều hành doanh nghiệp, am hiểu về lĩnh vực chế tạo máy bơm.
Kế toán: Có khả năng tổng hợp, lập các bản báo cáo, có trình độ trung cấp kế toán trở lên.
Thủ kho: Trung thực, biết cách quản lý sắp xếp nguyên vật liệu và thành phẩm để
tránh hao phí.
Công nhân: Biết hàn, tiện...
Kế hoạch giữ lại nhân viên cũ và tuyển nhân viên mới
Giữ lại tất cả nhân công hiện tại của doanh nghiệp vì công nhân của Cơ sở đa số là những người có tay nghề lâu năm với nhiều kinh nghiệm, được đào tạo dạy nghề theo chuyên môn kỹ thuật và tương đối thành thạo các công việc, các kỹ năng vận hành máy móc thiết bị, sửa chữa và khắc phục sự cố... Chỉ tuyển thêm một quản đốc, một thủ kho và hai công nhân.
Kế hoạch chi phí tiền lương
Bảng 5.11. Chi phí tiền lương dự kiến năm 2008
Vị trí Số lượng (người) Mức tiền lương (triệu đồng/tháng) Tổng tiền lương/vị trí (triệu đồng/tháng) Quản đốc 1 3,5 3,5 Thủ kho 1 2,2 2,2 Kế toán 1 2,4 2,4 Thợ chính 4 3,0 12 Thợ phụ 6 2,2 13,2 Học việc 2 0,9 1,8 Tổng chi phí tiền lương 35,1
Bảng 5.12. Chi phí tiền lương dự kiến năm 2009
Vị trí Số lượng (người) Mức tiền lương (triệu đồng/tháng) Tổng tiền lương/vị trí (triệu đồng/tháng) Quản đốc 1 3,7 3,7 Thủ kho 1 2,4 2,4 Kế toán 1 2,6 2,6 Thợ chính 4 3,2 12,8 Thợ phụ 6 2,4 14,4 Học việc 2 1,1 2,2 Tổng chi phí tiền lương 38,1
Bảng 5.13. Chi phí tiền lương dự kiến năm 2010
Vị trí Số lượng (người) Mức tiền lương (triệu đồng/tháng) Tổng tiền lương/vị trí (triệu đồng/tháng) Quản đốc 1 3,9 3,9 Thủ kho 1 2,6 2,6 Kế toán 1 2,8 2,8 Thợ chính 4 3,4 13,6 Thợ phụ 6 2,6 15,6 Học việc 2 1,3 2,6 Tổng chi phí tiền lương 41,1
5.3.5. Kế hoạch tài chính
Bảng 5.14. Bảng cân đối kế toán năm 2007
Đvt: 1.000 đồng
TÀI SẢN Thành tiền
A. Tài sản lưu động - Đầu tư ngắn hạn 2.000.000
1. Tiền 1.200.000
2. Các khoản phải thu 300.000
3. Hàng tồn kho 500.000
Nguyên liệu tồn kho 300.000
Thành phẩm tồn kho 200.000
B. Tài sản cố định - Đầu tư dài hạn 6.300.000
1. Tài sản cố định 6.300.000
Tổng tài sản 8.300.000
NGUỒN VỐN Thành tiền
A. Nợ 1.050.000
1. Nợ ngắn hạn 500.000
Người mua trả trước 400.000
Phải trả người bán 100.000 2. Thuế - khoản phải nộp cho nhà nước 50.000
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.250.000
Nguồn vốn kinh doanh 6.780.000
Lợi nhuận chưa phân phối 470.000
Các giả định tài chính
Các giả định này là cơ sở cho các tính toán trong kế hoạch tài chính: Chi phí điện nước, thuế thu nhập trả theo tháng.
Chi phí quản lý là những chi phí như điện thoại, fax, giấy tờ… Giá các sản phẩm tăng theo giá nguyên vật liệu.
Giá sắt mỗi năm tăng trung bình 15% căn cứ theo giá sắt của các năm trước.
Doanh thu dự kiến
Bảng 5.15. Doanh thu từnăm 2008 - 2010
Đvt: 1.000 đồng
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chi phí
Bảng 5.16. Chi phí nguyên vật liệu chính năm 2008
ĐVT: 1.000 đ
Loại ĐVT Số lượng Đơn giá bình quân Thành tiền
Sắt Kg 37.000 17 629.000 Hộp nhông nhỏ Cái 50 770 38.500 Hộp nhông lớn Cái 35 2.500 87.500 Bạc đạn nhỏ Cái 70 150 10.500 Bạc đạn lớn Cái 50 500 25.000 Tổng 790.500
Bảng 5.17. Chi phí nguyên vật liệu chính năm 2009
ĐVT: 1.000 đ
Loại ĐVT Số lượng Đơn giá bình quân Thành tiền
Sắt Kg 42.000 19,5 819.000 Hộp nhông nhỏ Cái 60 840 50.400 Hộp nhông lớn Cái 40 2.750 110.000 Bạc đạn nhỏ Cái 90 165 14.850 Bạc đạn lớn Cái 65 550 35.750 Tổng 1.030.000
Bảng 5.18. Chi phí nguyên vât liệu chính năm 2010
ĐVT: 1.000 đ
Loại ĐVT Số lượng Đơn giá bình quân Thành tiền
Sắt Kg 48.000 22 1.056.000
Hộp nhông nhỏ Cái 80 900 72.000
Hộp nhông lớn Cái 48 2.900 139.200
Bạc đạn nhỏ Cái 110 175 19.250 Bạc đạn lớn Cái 85 600 51.000
Bảng 5.19. Chi phí mua máy móc thiết bị và sửa chữa
ĐVT: 1.000 đ
Các thiết bị Số lượng Giá Tổng
Máy hàn 2 3.000 6.000 Máy khoan 1 10.000 10.000 Máy tiện 1 70.000 70.000 Năm 2008 Mở rộng nhà kho 8.000 8.000 Tổng 94.000 Máy hàn 1 3.000 3.000 Máy khoan 1 10.000 10.000 Năm 2009 Máy ép dập 1 60.000 60.000 Tổng 73.000 Máy hàn 1 3.000 3.000 Năm 2010 Xe cẩu 1 600.000 600.000 Tổng 603.000
Bảng 5.20. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị
ĐVT: 1.000 đ Các thiết bị Số lượng Thời gian khấu hao(năm) Chi phí khấu hao hàng năm Máy hàn 2 2 3.000 Máy khoan 1 4 2.500 Năm 2008 Máy tiện 1 7 10.000 Tổng 24.000 Máy hàn 1 2 1.500 Máy khoan 1 4 2.500 Năm 2009 Máy ép dập 1 6 10.000 Tổng 14.000 Máy hàn 1 2 1.500 Năm 2010 Xe cẩu 1 15 40.000 Tổng 41.500
Bảng 5.21. Dự kiến kết quả kinh doanh cho Cơ sở Hưng Quang
ĐVT: 1.000 đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh Thu 2.062.000 2.682.000 3.493.000
Giá vốn hàng bán 1.031.000 1.341.000 1.746.500
Lợi nhuận gộp 1.031.000 1.341.000 1.746.500
Chi phí quản lý 50.800 75.600 80.400
Chi phí khác 80.900 50.700 70.900
Lợi nhuận trước thuế 899.300 1.214.700 1.595.200
Thuế TNDN 251.804 340.116 446.656
Lợi nhuận sau thuế 647.496 874.584 1.148.544
Phân tích rủi ro
Rủi ro kinh doanh: trường hợp ngành thủy sản gặp khó khăn, không còn nuôi trồng
được nữa, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của Cơ sở. Muốn tiếp tục sản xuất kinh doanh, Cơ sở cần tìm thị trường mới cho sản phẩm, cụ thể là sản xuất máy
bơm để bơm tưới cà phê, chè…Bên cạnh đó, nếu giá sắt tăng quá nhanh, sẽ làm lợi nhuận của Cơ sở giảm xuống đáng kể, vì Cơ sở không thể tăng giá bán quá cao để giữ
khách hàng.
Rủi ro tài chính: sự thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đoái sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến
Cơ sở, vì trong cấu trúc nguồn vốn của Cơ sở không có vốn vay.
Tóm tắt
Từ việc phân tích môi trường kinh doanh của Cơ sở, xác định được môi trường bên trong có những điểm mạnh - điểm yếu gì, môi trường bên ngoài có những cơ hội - nguy
cơ gì mà Cơ sở gặp phải, và dùng kỹ thuật phân tích SWOT để xử lý các thông tin này.
Sau đó, đưa ra các giải pháp cần thực thiện đó là: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất máy bơm cát, giảm bớt những sản phẩm mang lại lợi nhuận thấp, tăng cường công tác marketing, mở rộng quy mô sản xuất. Những giải pháp đó là căn cứ để thiết lập các kế hoạch cho phù hợp. Cuối cùng là phần phân tích rủi ro, để biết kết quả sẽ như thế
Chương 6: Kết luận
Khi kinh tế Việt Nam tăng trưởng, các mặt hàng nông thủy sản xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng nhiều, máy bơm nước không chỉ cần thiết cho việc tưới tiêu nữa mà nó còn là công cụ giúp người dân lập ao hồ nuôi thủy sản. Môi trường cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt hơn, ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất và công ty ra đời, và thời gian tới các loại máy bơm của nước ngoài có thể xâm nhập nhiều vào thị trường trong
nước. Nhưng Cơ sở Hưng Quang vẫn đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận ngày càng
tăng, nhờ có chất lượng sản phẩm tốt đã tạo được uy tín đối với khách hàng. Qua đó, ta có thể thấy rằng Cơ sở Hưng Quang đã từng bước tăng trưởng và phát triển, tạo thế
vững chắc cho mình. Tuy nhiên, trong thời gian qua Cơ sở cũng còn nhiều hạn chế như
hoạt động marketing còn yếu, quản lý nguồn nguyên liệu chưa tốt...
Từ việc phân tích môi trường kinh doanh của Cơ sở, xác định được môi trường bên trong có những điểm mạnh - điểm yếu gì, môi trường bên ngoài có những cơ hội - nguy
cơ gì mà Cơ sở gặp phải, và dùng kỹ thuật phân tích SWOT để xử lý các thông tin này.
Sau đó, đề tài đưa ra các giải pháp cần thực thiện đó là: Nghiên cứu và phát triển sản phẩm, sản xuất máy bơm cát, giảm bớt những sản phẩm mang lại lợi nhuận thấp, tăng cường công tác marketing, mở rộng quy mô sản xuất. Những giải pháp đó là căn cứ để
thiết lập các kế hoạch cho phù hợp. Cuối cùng là phần phân tích rủi ro, để biết kết quả
sẽ như thế nào nếu thực tế có những thay đổi lớn so với kế hoạch.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại Cơ sở về tình hình sản xuất kinh doanh, những
khó khăn và thuận lợi, nguy cơ, thách thức và kết quả đạt được của Cơ sở trong thời gian qua, tôi đã đề ra các kế hoạch kinh doanh cho Cơ sở trong những năm tiếp theo để
có thể giúp Cơ sở nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nói chung, để khắc phục
được những mặt hạn chế đang gặp phải trong quá trình kinh doanh và ngày càng nâng
cao hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơ sở trong những năm tiếp theo, Cơ sở nên mở rộng quy mô, tăng công suất và không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì Cơ sở nên giảm bớt những máy bơm có công suất nhỏ, tập trung vào sản xuất máy bơm có công suất và lưu lượng nước lớn. Đồng thời, cần phải tăng cường công tác marketing và mở rộng kênh phân phối, thâm nhập thị trường hiện tại là các tỉnh
Đồng bằng sông Cửu Long, để tìm kiếm thêm nhiều khách hàng, bằng cách giảm giá,
cho hưởng điều kiện thanh toán ưu đãi, tặng lịch…
Với việc đề ra kế hoạch kinh doanh trên, tôi mong rằng Cơ sở Hưng Quang có thể phát huy triệt để các thế mạnh của mình để ngày một phát triển hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
Garry D, Smith. Danny R., Arnold và Bobby G, Bizzell. Người dịch: Bùi Văn Đông.
2003. Chiến lược và sách lược kinh doanh. NXB Thống kê. Hà Nội.
Huỳnh Phú Thịnh. 2005. Giáo trình chiến lược kinh doanh. Trường Đại học An Giang. Lê Nguyễn Hạnh Uyên. 2005. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 cho Bưu
Điện Tỉnh An Giang. Luận văn tốt nghiệp cử nhân ngành tài chính. Khoa kinh tế- quản trị kinh doanh. Trường Đại Học An Giang.
Phạm Ngọc Thúy. 2002. Lập kế hoạch kinh doanh. Nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trần Đức Hạ & Lê Dung. 2002. Máy bơm và các thiết bị cấp thoát nước. Nhà xuất bản Xây Dựng.
Trang web tham khảo:
Lập kế hoạch kinh doanh [on-line]. Đọc từ: http://www.youtemplates.com Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả [on-line]. Đọc từ:
http://www.vietnam.smetoolkit.org Báo Tuổi Trẻ: www.tuoitre.com.vn Báo VietNamnet: www.vietnamnet.com.vn Báo VnExpress: www.vnexpress.net Báo Thanh Niên: www.thanhnien.com.vn
Phụ lục
Phụ lục 1. Mô tả sản phẩm
Bơm trên (bơm ly tâm để trên bờ)
Cấu tạo:
(a) Dàn sắt xi động cơ (trục động cơ): dùng để gắn động cơ (moteur điện hoặc máy). (b) 2 khớp nối: 1 khớp nối dùng để nối động cơ với hộp giảm tốc, cái còn lại nối hộp
giảm tốc với cốt ổ đạn bơm (hay còn gọi trục rôto).
(c) Hộp giảm tốc: dùng để giảm số vòng quay của động cơ, có thể thay thế bằng trục
buli dây chăn hoặc dây cu-ro.
(d) Cốt ổ đạn bơm (trục rôto): được nối với rôto để đỡ rôto. (e) 2 bạc đạn: dùng để đỡ trục rôto.
(f) Vỏ bơm: được nối với cốt ổ đạn bơm, ở giữa là vòng đệm chặn nước.
(g) Rôto (còn gọi là cánh quạt hay bánh xe công tác): được đặt trong vỏ bơm, rôto
quay làm cho chất lỏng chuyển động.
(h) 2 vòng ron (vòng đệm): 1 vòng đệm ở giữa vỏ bơm và nắp chụp vỏ bơm, 1 vòng ở
giữa nắp chụp và ống hút.
(i) Nắp chụp vỏ bơm: để che đậy vỏ bơm.
(j) Ống hút: kết nối bởi những mặc ram và ron, ống hút được gắn từ miệng hút của vỏ bơm vào bể hút.
(k) Lúp bê (van 1 chiều): được đặt ởống hút để giữ nước khi mồi đầy nước vào phần hút của bơm trước khi khởi động.
(l) Ống xả: được gắn từ miệng xả của vỏ bơm vào bể xả. Thông số kỹ thuật:
+ Lưu lượng: Cơ sở Hưng Quang có thể sản xuất bơm trên đạt lưu lượng từ 7 m3/h
đến 21.000 m3/h. Trong đó, Cơ sở thường được sản xuất bơm có lưu lượng từ
500 m3/h đến 10.000 m3/h.
+ Cột áp: Cơ sở có thể sản xuất bơm trên có cột áp hút tối đa 9.8 m và cột áp đẩy