Mô hình kênh OneRing

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình kênh lựa chọn tần số cho hệ thống thông tin băng (Trang 51 - 52)

Mô hình kênh OneRing giả thiết rằng các điểm tán xạ trong không gian phân bố đều trên một đường tròn bán kính R, với tâm đường tròn là vị trí đặt anten thu. Trên thực tế, điều này chỉ đúng khi anten phát đặt cao hơn so với anten thu, trong đó không gian môi trường truyền sóng rộng và không có các điểm che chắn lớn. Khi các tia sóng được truyền đi, chúng chỉ bị tán xạ tại các điểm gần anten thu. Vị trí các điểm tán xạ trên vòng tròn được xác định bởi góc đến anten thu MS. Hình vẽ và

công thức toán học tham khảo ở [5] và [7]. Đáp ứng xung của kênh được xác định từ các yếu tố đầu vào như sau:

- Số lượng anten phát và anten thu (MBS,MMS).

- Khoảng cách giữa hai anten phát, hai anten thu ( BS, MS).

41

- Góc lệch phát và góc lệnh thu so với phương nằm ngang ( BS, MS).

- Vận tốc chuyển động tương đối của MS so với BS (v). - Hướng chuyển động của MS so với phương ngang (v).

- Khoảng cách giữa anten phát và anten thu DR, trong đó R là bán kính vòng tròn tán xạ.

Ban đầu, việc xây dựng nên lý thuyết mô hình kênh One-Ring được áp dụng cho kênh fading phẳng (frequency-nonselective), tức là hệ thống thông tin MIMO băng hẹp (narrowband). Sau đó, mô hình này đã được phát triển cho hệ thống thông tin băng rộng và chọn lọc tần số (extended OneRing model) để đáp ứng nhu cầu mô phỏng các hệ thống MIMO-OFDM thực tế. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu các hai mô hình kênh OneRing chọn lọc và không chọn lọc tần số.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình kênh lựa chọn tần số cho hệ thống thông tin băng (Trang 51 - 52)