Hiện nay, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng chủ động kiềm chế việc cho vay trung và dài hạn để đảm bảo an toàn hoạt động, thì việc phát hành TPCty, đặc biệt là qua kênh thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ dần trở thành xu hướng mới đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta.
Chính phủ cũng đã có Nghị định 52/2006/NĐ-CP cho phép tất cả các doanh nghiệp đều có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi Nghị định 52 ra đời, các doanh nghiệp đã huy động được
khoảng gần 6.000 tỷ đồng trong đó có những doanh nghiệp như Tập đoàn Điện lực Việt Nam huy động được 5.000 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thuỷ huy động được 800 tỷ đồng. Đến nay, một số ngân hàng thương mại cũng đang dự kiến và đã phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 thông qua huy động trái phiếu trên thị trường trong nước như Ngân hàng NN&PTNT (Agribank).
Tuy nhiên thị trường trái phiếu doanh nghiệp nước ta so với thế giới vẫn chưa thực sự phát triển:
Tổ chức phát thành chủ yếu mới chỉ là các ngân hàng thương mại, các công ty, tổng công ty lớn. Cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp trong thị trường trái phiếu Việt Nam còn rất khiêm tốn(chỉ chừng 10%) trong khi trái phiếu chính phủ chiếm đa số (80-83%). Các nhà đầu tư chủ yếu mua và giữ trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch vụ liên quan hầu như chưa có…Việc phát hành trái phiếu ra nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân của việc phát hành TPCT chưa được triển khai ở nước ta là: thông tin về các tổ chức phát hành còn quá thiếu và độ tin cậy thấp, chưa thực sự chứng tỏ năng lực cũng như hiệu quả kinh doanh; các tầng lớp dân cư chưa quen với TPCT; tính hấp dẫn của trái phiếu kém; doanh nghiệp quen huy động vốn bằng hình thức vay vốn tín dụng từ ngân hàng; khuôn khổ pháp lý chưa khuyến khích doanh nghiệp phát hành TPCT.
Trái phiếu chất lượng cao, kỳ hạn dài, lãi suất hấp dẫn của Chính phủ, của các công trình trọng điểm quốc gia biết rõ sẽ có hiệu quả lớn còn chưa có và/hoặc rất hiếm hoi, trong khi ngân sách Nhà nước luôn thâm thủng và Nhà nước luôn phải đi vay trung hạn trong nước và cả ở nước ngoài.
MỤC LỤC
Chương 1...1
Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với nền kinh tế ở Việt Nam...1
1.1 Khái niệm chung về thị trường tài chính...1
1.1.1 Tài chính...1
1.1.2 Hệ thống tài chính...1
1.1.3 Thị trường tài chính...2
1.1.3.1 Khái niệm...2
1.1.3.2 Chủ thể của thị trường tài chính...3
1.3 Cấu trúc của thị trường tài chính...4
1.3.1 Theo tính chất của các công cụ tài chính...4
1.3.2 Theo cách thức tổ chức của thị trường...5
1.3.3 Theo cơ sở kỳ hạn thanh toán của các công cụ tài chính...5
1.1.4 Các công cụ chủ yếu của thị trường tài chính...6
1.1.4.1 Các công cụ của thị trường tiền tệ...6
1.4.2 Các công cụ trên thị trường vốn...7
1.4.3 Các công cụ tài chính phái sinh...8
1.2 Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với nền kinh tế ở Việt Nam. 8 1.2.1 Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với nền kinh tế nói chung....8
1.2.2Sự cần thiết của thị trường tài chính đối với nền kinh tế ở Việt Nam. .10 2.1 Đánh giá chung về thị trường tài chính Việt Nam hiện nay...12
2.2 Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay...13
2.2.1 Thị trường tiền tệ...13
2.2.1.1 Các bộ phận cấu thành của thị trường ...14
2.2.1.1.1 Thị trường nội tệ liên ngân hàng ...14
2.2.1.1.2 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng...15
2.2.1.1.3 Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc...15
2.2.1.2 Các hoạt động nghiệp vụ tiền tệ của NHNN...16
2.2.1.3 Lãi suất trên thị trường tiền tệ...17
2.2.1.3 Công cụ của thị trường...18
2.2.1.5 Thành viên tham gia thị trường ...20
2.2 Thị trường vốn...22
2.2.1 Thị trường chứng khoán...22
2.2.1.1 Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán...22
2.2.1.3 Nguyên nhân thị trường chứng khoán suy giảm trong thời gian qua ...25