Nguyên nhân thị trường chứng khoán suy giảm trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)

hàng, tổng dư nợ ngân hàng, khả năng trả nợ ngân hàng, nợ không đủ tiêu chuẩn của ngân hàng… Ngoài ra, CIC cũng lượng hóa các chỉ tiêu phi tài chính để đưa vào phân tích.

Có thể nói, kết quả xếp hạng đã phản ánh đúng thực tế năng lực hoạt động của các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế trong nước và kinh tế thế giới năm 2007 và đầu năm 2008, cũng như quy mô của TTCK.

2.2.1.3 Nguyên nhân thị trường chứng khoán suy giảm trong thời gian qua qua

Tuy chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung tăng lên nhưng thị trường chứng khoán từ cuối năm 2007 đến nay vẫn có nhiều đợt suy giảm liên tiếp. Lý do mà TTCK không hấp dẫn có thể có nhiều nguyên nhân.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là do ảnh hưởng sâu sắc của tình trạng lạm phát, khủng hoảng tín dụng diễn ra trên thế giới và cả ở Việt Nam trong thời gian qua đã có tác động mạnh tới hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, tăng chi phí hoạt động của các doanh nghiệp, giảm lợi nhuận sản

xuất kinh doanh, gây tâm lí thờ ơ của các nhà đầu tư đối với thị trường chúng khoán vì nếu họ chuyển sang các lĩnh vực đầu tư khác ít rủi ro hơn….

Thêm nữa, do thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường còn tương đối mới mẻ, các nhà đầu tư cũng còn quá ít kinh nghiệm và hiểu biết khi tham gia thị trường. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển quá “nóng” trong nửa cuối năm 2006 và nửa đầu năm 2007 nên đến giờ thị trường chứng khoán đang điều chỉnh về giá trị thực của nó.

Nguyên nhân chủ quan

– Hàng hoá trên TTCK hiện có đang kém về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu và đặc biệt là giá IPO mang tính áp đặt tại thời điểm xuất phát đã bị đẩy lên rất cao so với giá trị thị trường của hầu hết các hàng hoá.

– Về cơ cấu, các “ông” chủ của TTCK Việt Nam đã vô hình trung lái nhà đầu tư hướng nhiều sự quan tâm về việc phát hành và buôn bán chứng khoán vốn (cổ phiếu) hơn là sự quan tâm đến chứng khoán nợ (trái phiếu...) – một công cụ tài chính hữu hiệu nhất trong việc “nối” TTCK với thị trường tiền tệ, tín dụng trong vai trò “chạy tiếp sức” và làm tăng tính thanh khoản cho TTCK.

– Trong lúc TTCK đang hấp dẫn nhà đầu tư, lúc có nhiều cơ hội phát triển của thị trường sơ cấp với hàng hoá chất lượng cao... thì các đợt IPO của các doanh nghiệp lớn lại liên tục bị trì hoãn, kéo giãn, tính toán quá lâu, gây mệt mỏi cho các nhà đầu tư, vừa mất thời cơ cổ phần hoá với giá có lợi cho các doanh nghiệp nhà nước lớn, vừa làm “lạnh”

TTCK đang phát triển mạnh trở lại chưa đầy một năm (từ tháng 10.2006 – 6.2007).

– Mối liên hệ có tính chất bản chất giữa TTCK và thị trường tiền tệ lẽ ra rất gắn bó theo nguyên lý “chạy tiếp sức”, thì ở Việt Nam lại rất rời rạc, thậm chí có tình trạng “gắn bó ngược” theo kiểu “đi vay tiền ngân hàng thời hạn ngắn để mua cổ phiếu vô thời hạn”.

– Các nhà phát hành cổ phiếu Việt Nam hầu hết sau khi “IPO một

cách chụp giật” đã bỏ mặc các cổ đông. Thay vì phải trả lợi tức bằng tiền cho nhà đầu tư với tư cách là các cổ đông thì lâu nay lại chỉ trả bằng giấy... “bán giấy lấy tiền” thì cổ đông không thể yên tâm với “quyền” sở hữu công ty của mình được.

– Các nhà quản lý TTCK cũng chủ yếu chỉ quan tâm đến việc lên xuống của chỉ số trên các “sàn” chính thức, ít quan tâm đến TTCK nói chung (cả OTC). Nghĩa là quá quan tâm đến thị trường thứ cấp chính thức, nơi đang bao gồm những hàng hoá cũ do phát hành một cách chụp giật với giá cao, chất lượng thấp chiếm tỷ lệ áp đảo...

Một phần của tài liệu Thực trạng thị trường tài chính Việt Nam hiện nay (Trang 25 - 27)