I. MỞ CUỘC VẬN ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC GẮN VỚI THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ PHONG TRÀO
Thực chất là giữ gìn và phát huy vai trò gương mẫu của tổ chức Đảng và cán bộ đảng viên trước toàn dân
cán bộ đảng viên trước toàn dân
Thực hiện nghị quyết TW5 (khoá VIII) để xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tất yếu phải gắn với xây dựng Đảng. Bởi vì, nếu không xây dựng văn hoá từ trong Đảng để các tổ chức Đảng và đảng viên sinh hoạt và hoạt động có tính văn hoá thì làm sao Đảng lãnh đạo được văn hoá. Vì thế, hôm nay tôi rất hoan nghênh Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương tổ chức toạ đàm để triển khai nghiên cứu về văn hoá Đảng. Đây là một vấn đề lý luận và thực tiễn lẽ ra phải được bàn và thực hiện từ 6 năm trước, khi có Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) của Đảng.
Về vấn đề có văn hoá Đảng không? Tôi tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn Đức Bình là có văn hoá Đảng. Nhưng văn hoá Đảng là gì? Có phải là một loại hình văn hoá riêng biệt không? Chúng ta thường nói có nhiều loại hình văn hoá, vậy có phải mỗi lĩnh vực có một nền văn hoá riêng của mình hay không? Nghị quyết TW5 có một điều mà tôi cho là rất có giá trị, là Đảng phải lãnh đạo để các đức tính của người Việt Nam, các giá trị văn hoá Việt Nam thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực của đời sống trong xã hội ta. Đó là cách đặt vấn đề rất sâu sắc. Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá của nước ta theo Nghị quyết TW5 là làm cho nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thấm sâu
vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ giữa con người. Trong các lĩnh vực của văn hoá thì ba điều hệ trọng nhất là tư tưởng, đạo đức, lối sống. Theo ý tôi, đây chính là bản chất của công tác tư tưởng.
Chúng ta có một Ban Tư tưởng – Văn hoá, nhưng trong nhiều vấn đề cụ thể khó mà phân biệt được đâu là tư tưởng, đâu là văn hoá. Công tác tư tưởng của Đảng ta trong lúc này quan trọng nhất là làm cho tư tưởng, đạo đức, lối sống của mọi người, mọi tổ chức trên đất nước Việt Nam, trước hết trong các tổ chức Đảng và các cơ quan Nhà nước, đạt được chuẩn mực như 5 điều đã được xác định trong Nghị quyết TW5. Tôi rất mừng được biết Kết luận Hội nghị TW10 (khóa IX) nhấn mạnh phải tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá lành mạnh, nhất là trong tổ chức Đảng và Nhà nước. Đối với tổ chức Đảng thì chuẩn mực văn hoá là gì? Nghị quyết TW5 nói rõ những đức tính của con người Việt Nam, nhưng chưa xác định chuẩn mực văn hoá của các tổ chức. Thế nào là sinh hoạt và hoạt động có văn hoá? Dân chủ như thế nào? Khoa học như thế nào? Kỷ luật như thế nào? v.v… Đề nghị Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương tổ chức nghiên cứu về các chuẩn mực văn hoá của tổ chức Đảng, đây là cụ thể hoá Nghị quyết của Đảng trước yêu cầu mới.
Bản đề dẫn viết rằng, văn hoá Đảng là văn hoá cao, văn hoá chỉ đạo, chi phối các phạm trù văn hoá khác của xã hội. Theo tôi, văn hoá Đảng thực chất là hàm lượng văn hoá
được thấm sâu vào tư tưởng và hành động của các tổ chức Đảng và đảng viên, trong sinh
hoạt và hoạt động của tổ chức Đảng của cán bộ, đảng viên. Cái hàm lượng văn hoá ở đây là gì? Chính là độ thấm sâu của văn hoá với những chuẩn mực mà Nghị quyết Trung ương chỉ ra. Văn hoá thấm sâu vào mọi người chứ không chỉ riêng đảng viên. Nhưng đối với đảng viên, thì nó thấm sâu hơn và được thể hiện sâu hơn, rõ nét hơn vì đảng viên là chiến sĩ cách mạng, là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam được nhân dân suy tôn và giao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước, là Đảng cầm quyền. Như vậy thì nội dung văn hoá Đảng và nội dung văn hoá của xã hội Việt Nam thực chất không phải là hai mà là một, chính là văn hoá, hay nói cách khác là chất lượng đời sống tinh thần của người Việt Nam thể hiện ở Đảng Cộng sản, ở tổ chức của Đảng và đảng viên của Đảng sâu sắc hơn, rõ nét hơn, với hàm lượng cao hơn.
Vậy phẩm chất của văn hoá Đảng là gì? Theo tôi, phẩm chất của văn hoá Đảng là phẩm
chất của văn hoá Việt Nam cộng với phẩm chất của người đảng viên cộng sản. 4 nhiệm
vụ của đảng viên ghi ở điều 2 trong Điều lệ Đảng cũng phản ánh những yêu cầu chung về phẩm chất của người Việt Nam, thực chất cũng là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, cộng với phẩm chất của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn hoá Đảng, nếu xét về phạm trù, là thuộc phạm trù văn hoá lãnh đạo và quản lý. Nói chung, những người giữ trách nhiệm lãnh đạo và quản lý phải thể hiện được những giá trị cao quý của văn hoá Việt Nam với độ sâu sắc, với hàm lượng cao phù hợp với thẩm quyền và trách nhiệm của mình.
Về xây dựng văn hoá Đảng như thế nào, bản Đề dẫn đã nêu ra 8 điểm khá đầy đủ. Nếu làm được đúng như những điều ấy, chúng ta sẽ có văn hoá Đảng mạnh, và như thế thì Đảng Cộng sản Việt Nam thực sự là tiêu biểu cho nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiêu biểu cho tư tưởng Hồ Chí Minh, tiêu biểu cho sức mạnh của văn hoá Việt Nam, sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Và như trong bản Đề dẫn nêu, nếu được như vậy thì văn hoá Đảng đúng là nhân tố mang tính quyết định đối với sự thành bại của cách mạng Việt Nam. Tôi thấy bản Đề dẫn viết nhiều ý rất đúng. Nói như vậy không phải
là cường điệu về vai trò của văn hoá Đảng, văn hoá trong Đảng, mà đó là sự thật. Bởi vì,
xây dựng văn hoá Đảng thực chất là giữ gìn và phát huy vai trò, tác dụng gương mẫu của Đảng và cán bộ, đảng viên trước toàn dân về tư tưởng, đạo đức, lối sống như Nghị
quyết TW5 (khoá VIII) đã khẳng định. Gương mẫu là một nội dung, một phương thức trọng yếu trong công việc lãnh đạo của Đảng.
Đảng lãnh đạo mà tổ chức Đảng và đảng viên không gương mẫu thì không thể lãnh đạo tốt được. Hiện nay, chúng ta đều biết rằng trong nhân dân ta vẫn có nhận xét rằng không ít cán bộ, đảng viên kém gương mẫu, nói và làm không khớp với nhau. Bản Đề dẫn đã viết “Hiện tượng một số cán bộ, đảng viên bị tha hoá về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống làm cộm lên những vấn đề văn hoá trong Đảng, gây tổn thương đến quan hệ giữa Đảng và nhân dân, làm giảm sút sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hạ thấp uy tín lãnh đạo của Đảng. Đúng là như vậy, đó là một nguy cơ đối với Đảng lãnh đạo. Sức mạnh về chính trị, sức thu hút của Đảng đối với nhân dân bắt nguồn từ đâu? Theo tôi, sức mạnh ấy bắt nguồn từ trí tuệ của Đảng, từ sức sáng tạo về chính trị của Đảng, từ tầm cao trí tuệ, tầm cao tư duy và nhận thức của Đảng, và từ tinh thần cách mạng đựoc thể hiện trong hành động gương mẫu của cán bộ, đảng viên và của tổ chức Đảng. Nếu thiếu những cái đó, nếu tổ chức Đảng sinh hoạt và không có tính văn hoá, nếu cán bộ đảng viên suy nghĩ và hành động khác với 5 đức tính của con người Việt Nam ghi trong Nghị quyết TW5, không gương mẫu về tư tưởng, đạo đức và lối sống thì làm thế nào giữ được lòng tin của nhân dân, và làm thế nào lãnh đạo xây dựng được nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Trong 8 giải pháp nêu trong bản Đề dẫn, tôi rất tâm đắc với giải pháp thứ 4. Đó là xây dựng các cơ sở Đảng (đúng ra là mỗi cơ sở Đảng) thành một khối đoàn kết thống nhất và dân chủ. Tôi đề nghị cụ thể hoá ra thế nào là mỗi tổ chức Đảng là một khối thống nhất và dân chủ. Từ một cấp uỷ ở cấp cao, cho đến một chi bộ cơ sở, thế nào là một khối thống nhất và dân chủ? Xây dựng văn hoá phê bình với tinh thần đồng chí trong sáng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, nghiêm túc mà khoan dung, thấu tình đạt lý, tự nguyện, tự giác và trung thực. Đây là tư tưởng chỉ đạo đúng đắn về phê bình và tự phê bình trong Đảng. Làm được đúng như vậy thì chắc chắn mỗi tổ chức Đảng, mỗi đảng bộ, mỗi cấp uỷ Đảng từ trên xuống dưới, mỗi đảng viên của ta sẽ thực sự là một chiến sỹ cách mạng mang đầy đủ bản sắc dân tộc Việt Nam, các giá trị văn hoá Việt Nam; sẽ nâng cao rất nhiều sức mạnh của Đảng, năng lực lãnh đạo của Đảng. Và như vậy thì Đảng hoàn toàn có khả năng khắc phục được tình trạng thoái hoá của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tôi tán thành phải tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW 6 (lần 2) khoá VIII. Vấn đề không phải chỉ là phê bình, nhưng để chỉnh đốn Đảng, trước hết phải tổ chức phê bình cho tốt. Từ nay đến trước Đại hội X, cần phải tiến hành một cuộc phê bình sâu sắc hơn với sự hướng dẫn kỹ lưỡng của Ban Bí thư, Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương về nội dung và phương pháp phê bình. Cần cụ thể hoá từng điểm trong 5 đức tính là chuẩn mực văn hoá Việt Nam, vận dụng vào vị trí, trách nhiệm của đảng viên, cấp uỷ viên ở từng cấp. Cuộc phê bình và tự phê bình này sẽ có tác dụng rất tích cực đến việc chuẩn bị Đại hội cả về nội dung và nhân sự. Đã qua 6 năm kể từ khi có Nghị quyết Hội nghị TW5, đến nay, Trung ương Đảng vẫn tiếp tục xác định trọng tâm của những nhiệm vụ cấp bách trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá là xây dựng tư tưởng, văn hoá, lối sống lành mạnh của cán bộ đảng viên. Đó là quyết định rất chính xác mà toàn Đảng phải quyết tâm thực hiện tốt.
Đường lối văn hóa, văn nghệ và lý luận, phê bình - yếu tố cấu thành sự lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ
Mục đích văn hóa trước đây là giành độc lập, tự do, điều đó rất cần thiết, và từ trong bản chất văn hóa đó là chân - thiện - mỹ. Ở đây nhân văn chính trị và nhân văn nghệ thuật là một, khác chăng là ở phương tiện để đạt tới mục đích.
Ngày nay, muốn phát triển văn hóa, văn nghệ trước hết phải đổi mới công tác quản lý, lãnh đạo. Muốn đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý văn nghệ phải dựa trên đường lối văn nghệ, phải dựa vào lý luận, phê bình. Còn hành động thì tác động bằng chính sách đầu tư, bằng tiếp cận đội ngũ sáng tác, bằng cách nhìn rộng rãi trong sự hiểu biết và tôn trọng đối với công việc sáng tạo.
Lâu nay có cách làm là bên cạnh mục tiêu văn hóa, đôi khi nhấn mạnh, thậm chí đề cao tính chất công cụ, yêu cầu phục vụ mà không thấy hết sự phong phú, phức tạp của lao động nghệ thuật, và hình thức thẩm mỹ. Thực chất của việc đổi mới là đưa lý thuyết và hành động quản lý trở về với đặc trưng bản chất của nghệ thuật, giúp nó phát triển nó. Làm sao cho công tác quản lý, lãnh đạo không lẫn giữa tính nguyên tắc, thái độ tôn trọng sáng tạo, sự sáng suốt nhân văn chính trị với những biểu hiện buông lỏng. Đó là những lý luận và hành động phù hợp quy luật phát triển. Không bỏ qua những gì thuộc giá trị văn hóa, không coi nhẹ những phương hướng và chính sách có lợi cho sáng tạo, cho phát huy tối đa những tài năng. Đó là công tác quản lý hữu ích cho văn hóa, văn nghệ, cho quốc gia dân tộc.
Quản lý, lãnh đạo văn hóa cần phải có lý luận khoa học và hành động tinh tế, tránh bảo thủ trì trệ nhưng cũng không thể nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, nhất là phủ định cái đã qua, si mê thái quá cái mới. Bài xích hoặc sùng bái đều không phải là cách quản lý, lãnh đạo văn hóa. Cách tân văn hóa không phải là sự phủ nhận hoặc hạ bệ mà phải tiếp thu chọn lọc quá khứ và tinh hoa nhân loại làm hành trang cho mình, đó là tất yếu văn hóa và lịch sử cần thiết. Nhưng đó không phải là hành động đơn giản theo ý muốn chủ quan và những gì mình mong muốn, phải hành động theo quy luật khách quan, làm theo lý luận khoa học của lĩnh vực này mà thế giới đang hướng tới. Đã đến lúc phải có cách tiếp cận hiện đại linh hoạt trong lĩnh vực quan trọng này. Lãnh đạo, quản lý văn hóa, văn nghệ bằng chỉ thị, nghị quyết nhưng phải dựa trên những nguyên tắc, dựa vào lý luận, phê bình.
Lý luận, phê bình văn nghệ trước hết thể hiện tính nghệ thuật, tính khoa học và đương nhiên có thái độ chính trị. Thái độ ấy thể hiện những quan điểm chính thống. Lãnh đạo phải là người giám khảo công minh khi đánh giá tác giả tác phẩm, trào lưu, cho nên phải dựa vào nguyên tắc nghệ thuật và khoa học. Đường lối văn hóa, văn nghệ phản ánh bản chất và mục tiêu của văn hóa và văn nghệ. Đường lối đúng thuyết phục công chúng và nghệ sĩ, hướng tới chân lý. Khuyến khích cái hay cái đúng, ngăn chặn cái xấu cái dở và phải có ích cho chính trị và cả cho văn hóa. Văn hóa tốt đẹp chính là mục tiêu của chính trị đúng đắn. Phải lo cái lâu dài toàn bộ trước khi tính đến cái nhất thời. Văn hóa là cái lâu dài, cái còn lại sau tất cả những cái sẽ đi qua. Thí dụ trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, muốn bảo đảm tốt chiến lược xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam "Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" phải có tầm nhìn quốc gia và tầm nhìn quốc tế. Nhìn thấu đáo ưu, nhược điểm của văn hóa dân tộc. Chỉ sâu sắc về bản sắc mới có thể tiếp thu tinh hoa nhân loại và mới nâng lên trình độ tiên tiến. Muốn quản lý tốt văn hóa phải hiểu biết sâu rộng về những gì đang diễn ra trong văn hóa khu vực và toàn cầu. Phải tìm hiểu và học hỏi cách thức quản lý văn hóa, chính sách văn hóa của các nước có nền văn hóa tiên tiến mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc của họ. Mỗi nền văn hóa giờ đây đều có sự giao lưu, tương tác với văn hóa nhân loại. Quản lý văn hóa phải có những quan niệm, những lý
luận của mình trên cơ sở hiểu biết văn hóa dân tộc và nhìn sang các nước khác để tìm ra những tương đồng, dị biệt.
Trở lại quá trình quản lý văn hóa, văn nghệ của chúng ta, bên cạnh những thành tựu, phải thừa nhận có những bất cập, chưa thật nghệ thuật và khoa học. Đôi khi nhấn mạnh tính phổ quát hơn là tính đặc thù. Nhấn mạnh hệ thống lý luận và cách thức quản lý một chiều, chưa quan tâm đúng mức những đặc thù văn hóa khác nhau. Do vậy, vô hình trung tạo nên sự khép kín, dễ dẫn đến kinh viện, giáo điều... Không thể vay mượn những quan niệm chung áp dụng cho quản lý, lãnh đạo văn hóa mà phải bằng đặc điểm văn hóa dân tộc, tiếp thu ưu điểm văn hóa nhân loại tạo ra lý thuyết cho mình và đóng góp cho lý thuyết văn hóa và hành động quản lý văn hóa nhân loại. Bức tranh chính trị - kinh tế mới của thế giới buộc ta phải hình thành một bức tranh văn hóa mới với những quan niệm