Nhận thức "tính nhất quán của Đảng ta" về tính chất tiên tiến và tính chất dân tộc trong xây dựng nền Văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu Quan điểm của đảng về xây dựng nền Văn hóa Việt Nam (Trang 36 - 38)

I. MỞ CUỘC VẬN ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC GẮN VỚI THI ĐUA YÊU NƯỚC VÀ PHONG TRÀO

Nhận thức "tính nhất quán của Đảng ta" về tính chất tiên tiến và tính chất dân tộc trong xây dựng nền Văn hóa Việt Nam

chất dân tộc trong xây dựng nền Văn hóa Việt Nam

Từ khi ra đời (năm1930) và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc cho đến nay, Đảng ta luôn xác định, văn hoá là một lĩnh vực rất quan trọng; xây dựng một nền văn hoá dân tộc, hướng văn hoá vào phục vụ có hiệu quả sự nghiệp cách mạng là một vấn đề có

tính chất chiến lược, một nhiệm vụ trọng tâm của Đảng. Do vậy, trước những bước ngoặt của lịch sử dân tộc, Đảng ta đã kịp thời đề ra những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo; đưa ra những chủ trương, chính sách để lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam.

Ngay từ năm 1943, xây dựng Đề Cương Văn Hoá Việt Nam, Đảng ta đã xác định: Nền văn hóa mới của Việt Nam bao gồm ba tính chất: Dân tộc, khoa học và đại chúng. Đề cương ghi rõ: “Văn hoá mới Việt Nam là một nền văn hoá có tính chất dân tộc về hính thức và dân chủ về nội dung”. Tiếp đến, tại hội nghị văn hoá Toàn quốc lần thứ 2 (7/ 1948), tổng bí thư ban chấp hành trung ương khóa III, đồng chí Trường Chinh nhấn mạnh thêm, tính chất đại chúng của nền văn hóa thể hiện ở hai nội dung nhân dân và nhân văn. Các tính chất đó của nền văn hoá Việt Nam mới tiếp tục được Đảng ta khẳng định qua các Văn kiện, Nghị quyết của đảng trong các thời kỳ Đại hội tiếp theo. Đặc biệt, tại nghị quyết Trung ương V khoá VII, một lần nữa Đảng ta khẳng định rõ, nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nền văn hoá “ tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Mặt khác, chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” trong thời kỳ đổi mới còn được xác định là một trong các đặc trưng của CNXH.

Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn nhất quán mục tiêu xây dựng nền văn hoá Việt Nam mới mang tính chất “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc”. Vì vậy, từ Đại hội VII của Đảng cho đến nay, quan điểm chỉ đạo công cuộc xây dựng và phát triển văn hoá ở nước ta là hướng tới mục tiêu “nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đó thực sự là tư duy mới của Đảng về văn hóa và bảo đảm phù hợp với ý nguyện của nhân dân, phù hợp với xu thế của thời đại.

Từ tầm nhìn chiến lược về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng ta còn khẳng định, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu; vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đó là quan điểm chỉ đạo nhất quán và xuyên suốt về xây dựng nền văn hoá Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước. Có thể nói, yêu cầu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; làm cho văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là Cương lĩnh về Văn hoá của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Quan điểm đó vừa có ý nghĩa cấp thiết, cấp bách và có tính chất chiến lược lâu dài đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Điều đó thể hiện tính nhất quán quan điểm về phát triển văn hoá của Đảng từ khi ra đời và nắm dữ vai trò lãnh đạo đến nay.

Quan điểm về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc - Cương lĩnh văn hoá trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước của Đảng một lần nữa, làm nổi bật các tính chất của nền văn hóa Việt nam mới.

Theo Đảng ta, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn – xã hội tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển của con người và xã hội. Văn hoá thể hiện trình độ của con người qua những mối quan hệ xã hội, các phương tiện mà con người sử dụng để cải biến tự nhiên, cải biến xã hội, hoàn thiện bản thân theo hướng tiến bộ. Do đó tự bản chất văn hoá luôn bao hàm tính chất tiên tiến. Tính chất tiên tiến của nền văn hóa Việt Nam luôn thống nhất với tính nhân loại. Bởi vì, văn hoá dân tộc là một bộ phận văn hoá nhân loại. Nên, nền văn hoá tiên tiến phải là nền văn hóa phù hợp với quá trình vận động của lịch sử, góp phần thức đẩy xã hội phát

triển lành mạnh và bền vững. Tính tiên tiến của nền văn hóa luôn đòi hỏi phải tạo nên các giá trị cao đẹp và tiến bộ phù hợp với xu thế của thời đại. Ở nước ta, trước hết thể hiện mục tiêu văn hoá hướng tới là “Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Điều đó thể hiện tinh thần nhân văn, tinh thần dân chủ và tiến bộ, bảo đảm tính hiện đại cả về nội dung lẫn hình thức.

Bên cạch tính chất tiên tiến, văn hoá luôn có tính chất dân tộc; văn hóa luôn thuộc về một cộng đồng dân tộc nhất định. Nó là sự kết tinh, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tính dân tộc của mỗi nền văn hoá là những thuộc tính, diện mạo, cốt cách riêng được thể hiện tập trung trong bản sắc văn hóa. Văn hóa là linh hồn của một dân tộc, còn văn hoá dân tộc thì dân tộc còn tồn tại.

Bản sắc dân tộc là tổng hoà các giá trị bền vững những tinh hoa văn hoá vật chất và tinh thần, làm nên những sắc thái văn hoá riêng của một dân tộc trong lịch sử và trong quá trình phát triển. Đó chính là tính đặc thù dân tộc của văn hoá được lưu giữ, định hướng cho sự phát triển của nền văn hoá.

Bản sắc dân tộc của văn hoá Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc được vun đắp qua quá trình dựng nước và giữ nước. Đối với văn hóa Việt nam, đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết trong chỉnh thể Nhà - làng, xã - tổ quốc; lòng nhân ái khoan dung, độ lượng, trọng tình nghĩa, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động...Giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc phải đi đôi với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán, lề thói lạc hậu, bảo thủ.

Như vậy, quá trình xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam “ tiên tiến” gắn với giữ gìn “ bản sắc dân tộc” là một thể thống nhất không thể tách rời nhau. Đó là tư tưởng nhất quán của Đảng ta trong xây dựng nền văn hoá Việt Nam, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Quan điểm của đảng về xây dựng nền Văn hóa Việt Nam (Trang 36 - 38)