PHỤ LỤC – “KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC”.

Một phần của tài liệu Đằng sau bức màn huyền thoại trong thần khúc của đan tê (Trang 36 - 38)

"Nhờ vào tâm hồn - mà con người có giá trị hơn là giá trị một đời sống "(Aristotte)

Trong quá trình đọc, tổng hợp tư liệu - viết về đề tài này, chúng tôi có một quyết định là sẽ tập hợp lại những nền tảng căn bản, như là những khuôn vàng thước ngọc cho mỗi đời sống con người từ giáo lý căn bản của những tôn giáo mà chúng tôi được biết.

Xin được trích dẫn ra đây: Cơ Đốc giáo

“Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì ây là luật pháp và tiên tri.”Mathiơ7:12 (Thánh kinh)

Do thái giáo

“Điều gì các ngươi thấy là đáng ghét thì đừng làm cho anh em mình. Đó là toàn bộ pháp luật: phần còn lại chỉ là lời bình”

Sápbát :31a ( Kinh Tanmút ) Hồi giáo

"Chẳng có ai trong các ngươi và tín đố, nếu trước hết chưa mong ước cho anh em mình những điều mà chính lòng mình sở nguyện cho mình"

Kinh Xunan Khổng giáo

“Đừng làm cho người khác điều gì mà mình không muốn người ta làm cho mình”

Ngũ kinh Phật giáo

"Đừng làm tổn thương kẻ khác hơn những lỗi mà chính mình thấy là dễ gây thương tổn”

( Kinh Uđanavacga 5:18 ) Ẩn Độ giáo

"Đây là tổng hợp nghĩa vụ: chớ làm cho người khác điều gì xét ra có thể gây cho mình đau khổ nếu người ta cũng làm cho mình như thế”

PHẦN KẾT LUẬN

Luận văn này đến đây có thể khép lại. Tuy nhiên, người viết vẫn trăn trở một nỗi niềm. Trăn trở là bởi vì không thực hiện được so với dự tính ban đầu. Đó là phần tìm hiểu ý nghĩa gương thầy trò giữa Viêcgin và Đantê. Nghĩ mãi, đó là một bài học thật quý giá. Sự tận tâm, sự hiểu biết, sự dẫn dắt... Viêcgin đã đối xử với Đantê bằng một cái tình ...khó có thể gọi tên. Tiếc lắm ! Chúng tôi tiếc vì không viết được phần này... Giá mà có đước một lời hứa hẹn....

Nhưng không ! Dẫu sao đời người và cuộc sống vẫn thế. vẫn có những thứ tưởng như trong tầm tay mà không với tới được. Thế mới nhận ra sức con người thật bé mọn , không khiêm nhường để mà nhận ra.... lắm lúc mình thật bất lực !

Viết kết luận, thiết tưởng cũng cần phải chân dung lại cái hình thể của những điều đã trình bày. Từ Công lý của cuộc sống, Chân lý của cuộc đời với Địa ngục, Tĩnh thổ, Thiên đường – Thần khúc” của Đantê đã cho người đọc nhìn thấy cái muôn đời trong tình yêu, nghĩa là nhìn thấy cái vĩ đại trong những sự vật nhỏ nhoi, nghĩa là nhìn thấy cái vô biên trong cái khung ràng buộc của hình thể hữu hạn. Để rồi từ đó Đantê đã bước qua được cái thế giới đang xoáy tròn trong vòng thời gian này để đến với cái thế giới vô thời gian vĩnh cữu, đời đời...Vì ông đã dâng cuộc đời mình đi tìm sự sống vĩnh hằng nơi Thiên đàng, để cho Thần khúc” trở thành chuyến hành hương tìm đến sự vĩnh cửu, vô chung vô thủy trong tâm hồn thơ ca nhân loại...Và trên những chặng đường vươn đến những điều kỳ diệu ấy - Đantê đã không chỉ là người Ý vĩ đại nhát, mà còn là một trong những người hiếm hoi đã sống và dạy cho chúng ta sống bằng chính sự sống.- Thần khúc” không phải là tác phẩm thơ nữa. Đọc nó, chúng ta thấy trước mắt là quyển sách về vận mệnh con người, chúng ta nghe bên tai mình cơn lốc của cuộc đời đang lật manh từng trang. Vì đã có mây ai như Đantê ? Mấy ai nhận thức thế giới được như ông nhận thức ? Mấy ai biết nâng độc giả lên đến sự nhận thức thế giới như vậy ? - Một cái thế giới phong phú, phức táp và kỳ lạ như Địa ngục - Thiên đàng được biểu hiện lên trước mắt ta trong một ánh sáng mới, tinh khôi. Nó đã dẫn dắt ta ra khỏi chốn mê muội, đầy bóng tối mà bản thân cuộc sống vốn dĩ là như thế. Tự nhiên và tất yếu ! Bằng cách đó, Đantê đã cho chúng ta nhận thức được Chân lý cuộc sống mà bản thân chúng ta không hiểu bằng cách nào mà chúng ta lại nhận thức được.

Đantê đã để lại trong nhân loại muôn đời một “Thần khúc” với sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và triết học, giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa những thứ tầm thường và Chân lý. Sự kết hợp tuyệt vời này đã đưa Đantê đến cùng dân tộc và nhân loại, làm cho ông hòa mình vào tha nhân đang khổ đau. đang rên xiết dưới gông cùm xiềng xích, đang bị tước mất quyền tự do đúng nghĩa để làm một con người.

Chân lý - Vâng ! sẽ xua tan bóng đêm để trả lại vầng dương cho một ngày mới... Qua Thần khúc” và sự tìm hiểu của chúng tôi, nếu đươc mong ước để rồi mong ước ấy được thực hiện : tôi xin một điều : Rằng - những sinh viên khoa Văn chương sau chúng tôi được đến với Đantê trong dạng chỉnh thể và toàn cục, không như chúng tôi trước đây chỉ được học đôi điều sơ sài... Đến với Đantê, đến với Thần khúc” để biết trân trọng một điều : đơn giản, thật đơn giản thôi : Tâm-Hồn của mỗi Con-Người.

Và lời cuối, trước khi khép lại - Hy vọng ...với Đantê: Thiên đàng là quê hương; còn với mỗi một chúng ta : hãy tìm Thiên đàng để làm quê hương cho chính mình...trong những điều thật tốt, thật đẹp và thật đầy yêu thương !!

THƯ MỤC THAM KHẢO

1. Mác - Anghen - Về văn học nghê thuật - NXB Văn hóa Nghệ thuật Hà nội, 1977.

2. Hêghen - Mỹ học - Nhữ Thành dịch theo bàn tiếng Nga của Viện Triết học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô, Viện Văn học Hà nội, 1972.

3. Aristote - Nghệ thuật thư ca – Lê Đăng Bảng đích - NXB Văn học Nghệ thuật Hà nội, 1964.

4. Viện Nghiên cứu Triết học Liên Xô - Lịch sử Triết học phương Tây - NXB Xây dựng Hà nội, 1957.

5. Kinh Thánh (Cựu ước - Tân ước) - NXB Thuận Hóa, 1995. 6. Thần học Đạo - Ấn phẩm Tin Lành, 1958.

7. Đantê - Thần Khúc - Lê Trí Viễn và Khương Hữu Dụng dịch - NXB Văn học Hà nội, 1978.

8. Văn minh phương Tây - theo nguyên bản tiếng Anh Civilzation in the VVest - Prentice Hai! [ne, New Jersey. Người dịch Nguyễn Vãn Lương - NXB Văn hóa Thông tin Hà nội, 1994.

9. Lương Duy Trung - Văn học phương Tây (tập I) - NXB Giáo Dục, 1990.

10. ĐỗĐức Hiểu - Giáo Trình Văn học phương Tây (tập I) - NXB Giáo Dục Hà nội, 1963.

11. Nguyễn Văn Khỏa - Lịch sử Văn học phương Tây (tập I) - NXB Giáo Dục Hà nội, 1979.

12. Trần Duy Châu - Giáo trình Văn học phương Tây - NXB trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 1982.

13. Lê Văn Chín - Văn học phương Tây giản yếu - NXB trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, 1994.

14. Từ điển Triết học. 15. Từ điển Văn học.

16. Từ điển Bách khoa toàn thư. 17. Từ điển Thánh kinh.

Một phần của tài liệu Đằng sau bức màn huyền thoại trong thần khúc của đan tê (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)