THẾ GIỚI CỦA ĐANTÊ.
17T
I I . TRÍ TUỆ - TÌNH Y Ê U . QUÁ TRÌNH VÀ ĐIỂM TẬN CÙNG C Ủ A CHÂN LÝ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI SỰ KẾT TINH C Ủ A CHÂN LÝ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI SỰ KẾT TINH C Ủ A CHÂN - THIỆN - MỸ QUA CUỘC VIỄN DU CỦA ĐANTÊ.
17T
III. PHỤ LỤC – “KHUÔN VÀNG THƯỚC NGỌC”.
I. VAI TRÒ CỦA BÊATƠRÍT TRONG HÀNH TRÌNH QUA BA THẾ GIỚI CỦA ĐANTÊ. GIỚI CỦA ĐANTÊ.
Chế độ Nhà thờ Trung cổ coi con người với tư cách cá nhân là số không, ơ đó, việc đề cao lý trí, yêu chuộng tri thức. bênh vực tình yêu. bảo vệ cuộc sống trần tục; chung quy là khẳng định sự tồn tại của cá nhân, ca ngợi những cá tính, những bản lĩnh mãnh liệt... là không thể nào, không bao giờ tồn tại được. Thế nhưng... trong vòng co thắt của nhưng nỗi nghiệt ngã ấy, Đantê đã như một cơn ba đào dìu tất cả những nỗi phi lý mà những quan niệm tối tăm của Giáo hội luôn chèn ép hơi thở con người... đi về phía cõi chết. Cơn ba đào của Đantê vùi chôn trong nó những thối nát bã bệu của Giáo hội và phong kiến, để nhường lại cho người dân một cuộc sống thật sự là mình. Điều này xuất phát từ tình yêu cuộc sống - mà ít nhiều chúng tôi đã trình bàv ở chương trước, ở đây, chúng tôi muốn trình bày một khía cạnh khác mà Đantê đã đê cập đến.
Cũng là vấn đề tình yêu. Nhưng là tình yêu đôi lứa mà nâng cao hơn đó là tình yêu giữa con người với con người.
Nếu như ở phần trước chúng tôi đã lý giải một trong những nền tảng mà Đantê từ đó thiết lập luật pháp để đưa người này lên Thiên đàng, đưa kẻ khác xuống Địa ngục: chính là tình yêu và cái đẹp của cuộc sống (hình tượng Viêcgin, Uylix) - thì ở phần này, một vấn đề quan trọng hơn chúng tôi muốn nói đến đó chính là tình yêu và con người, mà với ý nghĩa đó - Bêatơrít là nhân vật hiện thân.
Điều này là một sự dũng cảm của Đantê. Không ở đâu bằng nơi này -vấn đề nhà thơ đặt ra trình bày là theo ý riêng của mình, đi ngược với quan niệm và luân lý của Giáo hội và phong kiến. Vấn đề tình yêu, đây vốn là mảnh đất xung đột dữ dội giữa các trận tuyến tư tưởng. Nhà thơ theo đạo lý của Giáo hội, cũng liệt những kẻ phạm tội về vấn đề yêu đương vào vòng thứ hai của Địa ngục, và đày đọa họ vĩnh viễn trong cơn bão dữ dội, luôn luôn cuốn đi, thổi bạt mọi linh hồn. Thế nhưng, trong cái đọa đày vĩnh viễn ấy, giữa cái chết mất đời đời nơi Địa ngục ấy, Đantê đã phả vào cặp tình nhân Phrăngxoa Dơ Rimini và Pôn Malatexta một luồng khí chừng như là của sự sống. Vì sao thế? Ai cũng biết có sự dáo dở của hôn nhân phong kiến trong vấn đề này. Cho nên mối tình của hai nạn nhân này có tội lỗi nhưng cũng có cho đáng cảm thông. Đantê đã tả họ như: “Cặp chim câu, theo tiếng gọi của đam mê” đương “dang cánh ruổi nhanh về tổ ấm”, “thân ái” gọi họ đến và độ lượng nghe họ kể nỗi đoạn trường. Phrăngxoa đã nói lên tiếng nói chân thật của trái tim mình:
Tình yêu Không buông tha say mê cho một trái tim đắm đuối
Lử hồng rừng rực cháy khôn nguôi(Địa ngục 5)
Và thế là tác giả đã đứng về phía tình yêu tự do, chân chính.
Cũng với trái tim chân thành, say mê ấy Đantê đã trình bày mối quan hệ giữa Bêatơrít và mình thành mối quan hệ giữa hai bạn tình đúng như chuyện tình yêu trong thế giới trần tục.
Thiết nghĩ, trước khi đi vào tìm hiểu vai trò của Bêatơrít trong cuộc viễn du của Đantê qua ba thế giới Địa ngục, Tĩnh thổ, Thiên đàng, cũng cần thiết đề cập một cách đôi nét về mối tình của nhà thơ và Bêatơrít. Có thể xem đó như là một nguyên mẫu - không thể vắng mặt trong nguyên nhân thúc đẩy Đantê viết “Thần khúc”.
Trước “Thần khúc”, Đantê đã có “Cuộc đời mới” (1292), đây là tác phẩm đầu tay viết về mối tình thơ mộng từ khi nhà thơ và Bêatơrít “nhận ra nhau”. Mối tình giữa Đantê và Bêatơrít kể lại trong đó là có thật. Bêatơrít một thời có tiếng là nhan sắc. Nàng cùng tuổi với Đantê (có nơi nói nàng nhỏ hơn một tuổi), năm 23 tuổi kết duyên với Ximôn Dơ Bacđi, và hai năm sau thì mất.
Đantê gặp nàng lần đầu vào lúc nàng sắp tròn 9 tuổi, và mình thì vừa tròn tuổi ấy. Con số 9 vốn là con số thần bí, theo tín ngưỡng đương thời. Như thế đã là một chuyện ngẫu nhiên, kỳ lạ. Vậy mà 9 năm sau, cũng vào 9 giờ ngày đó, hai người lại gặp nhau. Nàng mỉm cười chào. Chỉ có thế mà chàng ngất ngây, tưởng không đứng vững. Từ đó, trái tim bật lên bài thơ. Nhưng vì muốn kín đáo, tránh mọi tai tiếng cho nàng, chàng giả vờ như hướng lời ca của mình vào những sắc đẹp nào khác. Ân cần mà hóa tai hại. Ở cái xã hội phồn hoa phóng đãng của Phlôrăng bấy giờ, những lời gièm pha có từ một chuyên gì! Thế là nàng cảm thấy mình như bị xúc phạm trong tình cảm thiêng liêng của mình. Và biết đâu, một cái gì dường như là ghen tuông đã đến. Rủi cho chàng, trong một cuộc hội họp, chàng không ngờ gặp lại nàng, nên lúng túng thế nào đó, chàng ngoảnh mặt làm ngơ và quyết định từ ấy thôi không tìm gặp nàng nữa, chỉ an ủi lòng mình bằng lời thơ. Câu chuyện kết thúc trong cảnh tang tóc. Bố của Bêatơrít mất. Đantê sinh ốm nặng. Trong cơn mê sảng, óc chàng lảng vảng nghĩ đến cái chết của người yêu. Cuối cùng ra chết thật, “Để lại niềm thương xót cho toàn dân Phlôrăng”. Bêatơrít chết đi, Đantê vô cùng đau đớn và từ đó lạc đường “rơi vào rừng tối”, bởi những tội lỗi về xác thịt và cả những sai lầm về chính trị.
Đantê mở đầu “Thần khúc” bằng những bước đi lầm lạc của đời mình:
Nửa đường đời Tôi rơi vào rừng tối.
Xa chính đạo, sảy chân lạc lối(Địa ngục 1)
Và như vậy là Bêatơrít xuất hiện từ những bước chân “lạc lối” của Đantê. Nàng không hiện ra dễ dàng để trực tiếp đến với Đantê mà nàng chỉ gặp Viêcgin, với tư cách một “nương tử” từ trời cao hạ giáng, và trịnh trọng trao cho Viêcgin nhiệm vụ dẫn đường. Nàng bây giờ được vĩnh hằng phước hạnh nơi Thiên đàng, những trong lòng nàng vẫn còn tha thiết một tình yêu dành cho Đantê. Chính từ tình yêu ấy đã là nguyên nhân khiến nàng dẫn dắt Đantê đi từ nơi chốn của tội lỗi đến xứ sở của Chân - Thiện - Mỹ, với mục đích giúp chàng lìa xa những tàn tệ, xấu xa của bản thân và xã hội đương thời. Và nếu vậy, nếu bằng tình yêu chân thành của mình, Bêatơrít đã cho Đantê tự nhìn lại phần đời của mình với quá khứ của hư vong và lầm lạc, để rồi nàng đã dẫn chàng bước qua những nẻo đất của sự trừng phạt nơi địa ngục như một lời cảnh tỉnh; thì người đời chúng ta sẽ đều nhận ra rằng: Bêatơrít đã nắm tay Đantê bước từ thế giới của ẩm mốc bụi bặm sang một thế giới đầy ánh sáng và ngập tràn hy vọng, trên cái ranh giới đầy yêu thương mà trái tim nàng đã dành cho Đantê.
Lời tự bạch của Bêatơrít khi nàng nhờ Viêcgin dẫn đường cho Đantê...
Tình yêu đã dẫn tôi xuống đây và cầu người giúp đỡ(Địa ngục 2)
Ai trong chúng ta không mảy may xúc động khi đọc đến những dòng thơ như thế? Chân thành và tha thiết! Tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê là một thứ tình yêu vẹn nguyên và cao thượng. Có một chân lý muôn triệu thế hệ qua đi nhưng luôn luôn đúng, đó là: Tình yêu đẹp nhất, ý nghĩa nhất là tình yêu của người biết hy sinh cuộc sống của mình cho người mình yêu. Hêghen đã từng viết: “Thực chất của tình thương yêu là sự từ bỏ ý thức về bản thân mình, quên mình ở một cái tôi khác, nhưng chính trong sự biến mất, quên đi này, lần đầu tiên ta tìm thấy và làm chủ được bản thân ta”(1) . Hiện thực của chân lý này đã được minh chứng và bày tỏ một cách sống động hết sức thiêng liêng từ những ngày đầu của thế kỷ đầu tiên. Một hiện thực Tình yêu mà vì tội lỗi của nhân loại Giêxu đã chịu đau thương và chết treo trên thập giá. Để cho bây giờ bằng tình yêu của mình - Bêatơrít “Từ ngai vinh quang ta xuống chốn này” (Địa ngục 2), chịu hạ mình để mong sao giúp được Đantê lìa xa đi tội lỗi. Không cảm động sao khi đứng trước tâm tình của một con người đầy vinh quang nhưng lại chịu hạ mình từ Thiên đàng xuống Tĩnh ngục - để mong sao từ đó giúp được cho người mình yêu. Không cảm động sao khi chúng ta đối diện trái tim vị kỷ nhỏ nhen của chính mình với một trái tim đầy yêu thương, vị tha và độ lượng...
Tôi sợ chàng lạc lôi quá xa Và cứu chàng, tôi đến nơi quá muộn. Người hãy đến cùng chàng, với ý hay lời đẹp
Hết sức giúp chàng trong bước long đong Thoát khỏi gian nguy cho tôi được yên lòng(Địa ngục 2)
Tất cả mọi thứ chừng như đã được trọn trước tâm tình này. “Thoát khỏi gian nguy cho tôi được yên lòng”. Như vậy, chúng ta có thể nói với nhau rằng, vai trò của Bêatơrít trong hành trình của Đantê là vai trò của Tình yêu.
Khi nàng đã trình bày xong mọi lẽ Quay nhìn ta, đôi mắt nàng đẫm lệ
Giục ta càng rảo bước khẩn trương hơn(Địa ngục 2)
Ôi! “Đồi mắt nàng đẫm lệ” khi buộc phải dứt lòng nói ra tất cả niềm yêu thương lo lắng sâu xa của mình cũng như của bạn bè chung quanh đối với số phận của người mình yêu. Đôi mắt ấy nhân tình biết mấy. Phải chăng đó là:
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên(Xuân Diệu)
Phải chăng như vậy thì lòng mỗi chúng ta mới thấu cạn được tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê, lòng chúng ta mới hòa giải với nhau để cùng nhận diện cho vai trò hết sức đẹp đẽ và cao thượng của Bêatơrít đối với cuộc hành trình của Đantê... Cho đến sự cách xa không giới hạn đến như thế mà Bêatơrít vẫn yêu Đantê: Yêu tha thiết và chung tình... Lý trí (chứ không chỉ con tim) của mỗi người chúng ta đều phải thật thà hiểu rằng tình yêu của con người với con người là cần thiết và quý giá biết bao nhiêu!
Khi sắp hết cuộc hành trình ở Tĩnh ngục, Bêatơrít hiện ra trong cổ xe thiên giữa đám mưa hoa với dáng dấp thiên thần: “khăn trùm trắng muốt”, “áo khoát màu xanh”, “áo dài màu lửa”. Nàng vẫn thế, vẫn là người phu nữ đáng yêu, biết dịu dàng thương mến nhưng cũng biết cứng cỏi giận hờn, ghen đó, nhưng rồi cũng quên đó vì tấm lòng bền chặt thủy chung và tha thiết, mong cho người yêu đi theo con đường đạo đức, con đường chính nghĩa và đượchạnh phúc đời đời.
Lời kể tội này không phải không gay gắt, cũng có thể nói có chút giọng ghen tuông, nhưng vẫn dịu dàng và thân thương:
Một thời, tôi lấy dung nhan để nâng đỡ cho chàng Đôi mắt tơ xuân, có để chàng trông
Và tôi dắt chàng bên tôi thẳng tiến Nhưng vừa bước chân vào tuổi trưởng thành
Tôi bỏ đời này, sang cối trường sinh
Chàng quên tài buông mình vào tay bao kẻ khác(Tĩnh ngục 30)
Và lời thẩm vấn sau đây:
Trả lời đi! Nói đi: có đúng không?
Nói cho mọi người thấy chàng vô vàng đáng trách(Tĩnh ngúc 31) Đó vẫn là lời hỏi tội, lời thẩm vấn, nhưng nào phải giọng quan tòa:
19T
... 19TNào! chàng đang nghĩ gì? Hãy trả lời đi: bao ký ức đắng cay Dòng sông kia đâu đà xóa sạch(Tĩnh ngục 31)
Và tuy không có cái sâu cay, quỷ quyệt của Hoạn Thư, nhưng cũng quả là đáo để khi nàng nói:
Nếu phiền lòng khi nghe bày tỏ
Hãy ngẩng râu lên, nhìn đây cho rõ(Tĩnh ngục 31)
Đối diện với nàng trong cái thế đứng của một người đầy tội lỗi, Đantê không phải “ngước mắt” mà là “ngẩng râu”, vì phải tỏ ra dũng cảm. Và Đantê đã khó khăn lắm mới có thể ngẩng mặt lên được, khó khăn hơn cả việc trốc gốc “một cây sồi vạm vỡ”.
Nói gì thì nói, trách gì thì trách; rồi tất cả cũng lắng xuống, phút “rụt rè nhưng hậm hực lòng ghen”(1) cũng lắng xuống. Bởi “được giận hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu . Lắng xuống, lắng xuống vì tình yêu. Lắng xuống để giọng tình lại trở nên dịu dàng, thủ thỉ như một lời yêu bên gối:
Thôi đừng khóc nữa, hãy nghe em.
Chàng sẽ hiểu, thịt xương em, tuy chôn vùi dưới mộ Vẫn dẫn dắt chàng theo cách riêng em(Tĩnh ngục 31)
Thật là những dòng, những trang vào loại hay nhất của “Thần khúc”. Cái tài là vẫn không để mất không khí thần linh mà vẫn khiến người nghe thắm thía như một câu chuyện tình yêu có nhiều khúc nôi nồng đượm. “Chàng sẽ hiểu, thịt xương em, tuy chôn vùi dưới mộ. Vẫn dẫn dắt chàng theo cách riêng em”. Người đọc chúng ta nhận ra rất rõ chính tình yêu của Bêatơrít dành cho Đantê đã đưa dắt chàng đến với Chúa, hay khác đi là đến với cái Chân - Thiện - Mỹ của cuộc đời. Thế nhưng, một điều cần phải làm rõ ở đây, đó chính là: Tình yêu đó là một thứ tình yêu không gắn liền với dục vọng tầm thường. Tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê là một tình yêu “không xác thịt”. Cũng yêu thương nồng thắm, cũng hờn ghen trách giận nhưng tất cả những thứ đó đều được xuất phát từ một trái tim vẹn nguyên sự cao thượng và thánh sạch. Tình yêu đó không làm cho Đantê đớn hèn đi, tội lỗi hơn... mà tình yêu đó làm cho Đantê trở nên được thanh lọc, trong sáng hơn... Đó chính là hiện thân của tình yêu tôn giáo. Nếu thế, thì chính tình yêu này đưa con người đến một thế giới hoàn thiện hơn, sạch sẽ hơn cái cuộc sống vốn hỗn độn và đầy nỗi niềm này.
Tình yêu mà Bêatơrít dành cho Đantê đã giúp nàng thực hiện trọn vẹn vai trò, hoàn thành tốt đẹp sứ mạng của mình đối với chu trình tìm đến Chân lý, sự cứu rỗi cho cuộc đời của Đantê.
Tóm lại, cuộc viễn du của Đantê qua ba thế giới Địa ngục, Tĩnh thổ và Thiên đàng được khép lại trong ánh hào quang rực rờ của một cuộc đời con người được cứu rỗi. Ánh hào quang ấy được tỏa ra từ những thiên thể của Tình yêu - một tình yêu không dục vọng, gắn liền với tính chất thiên thượng mà Bêatơrít là hiện thân. Tình yêu này đóng vai trò hết sức thiêng liêng và cao quý đối với cuộc sống mỗi con người. Không một điều gì có thể thay thế được. Đó - chính là điểm Đầu tiên và là điểm Cuối cùng trong hành trình sống của mỗi cá nhân. Để hiểu rõ thêm sự khắng định này, xin cùng người viết đến với phần thứ hai của chương.
II. TRÍ TUỆ - TÌNH YÊU. QUÁ TRÌNH VÀ ĐIỂM TẬN CÙNG CỦA CHÂN LÝ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI SỰ KẾT TINH CỦA CHÂN - CHÂN LÝ TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẠT TỚI SỰ KẾT TINH CỦA CHÂN - THIỆN - MỸ QUA CUỘC VIỄN DU CỦA ĐANTÊ.
“Nếu hình tượng Viêcgin tượng trưng cho Lý trí, cho Trí tuệ; hình tượng Bêatơrít tượng trưng cho Tình yêu, cái Đẹp, thì cuộc hành trình của của Đantê cùng với Lý trí, cùng với Tình yêu là nhằm mục đích gì? Và nếu hình tượng Đấng Cứu Thế là tượng trưng cho sự kết tinh, sự thăng hoa của Chân, Thiện và Mỹ thì cũng có nghĩa là mục đích của cuộc hành trình là nhằm đạt tới đó. Đó không chỉ là đường đi tới Nghệ thuật mà còn là đường mà loài người đã, đang và mãi mãi còn đi để nhằm đến đích vì đó là con đường của đạo lý làm người. Tin tưởng vào lý trí, vào tình yêu (theo nghĩa rộng) hẳn chắc rằng Đantê cũng tin tưởng rằng một ngày nào đó, những ai có trí