Phân tích bảng tính quy luật của thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế pellet lansoprazol bao tan ở ruột (Trang 49 - 52)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả khảo sát mối tƣơng quan giữa mật độ quang và nồng độ

3.6.2Phân tích bảng tính quy luật của thí nghiệm

Dữ liệu thực nghiệm về độ hòa tan của 19 công thức màng bao tan ở ruột đƣợc xử lý bằng phần mềm FormRules v2 nhằm tìm ra quy luật tác động của các biến đầu vào đối với các biến đầu ra và phần mềm Inform v3.1 để tối ƣu hóa thành phần các công thức.

Dữ liệu đƣợc đánh giá cho ra kết quả giá trị R2 thể hiện ở bảng 3.18.

Bảng 3.19: Giá trị R2

% GP môi trƣờng pH 1,2 % GP môi trƣờng pH 6,8

R2 (%) 84 92

Nhận xét: Các giá trị R2 trong 2 môi trƣờng pH 1,2 trên 80% và trong môi trƣờng đệm pH 6,8 là trên 90%. Nhƣ vậy phƣơng trình hồi quy có thể mô tả các mối tƣơng quan của các biến đầu vào và các biến đầu ra.

* Phân tích mặt đáp:

- Ảnh hƣởng của tỷ lệ TEC, tỷ lệ talc và độ dầy màng bao đến giải phóng dƣợc chất trong môi trƣờng pH 1,2:

Talc = 40%

Hình 3.3: Ảnh hưởng của độ dầy màng bao và tỷ lệ TEC đến khả năng kháng acid của pellet trong môi trường pH 1,2

kháng acid của màng trong môi trƣờng pH 1,2 tăng lên, khi pellet bao trên 32% khối lƣợng màng bao tan ở ruột thì khả năng giải phóng dƣợc chất trong môi trƣờng pH 1,2 đều thấp với mọi tỷ lệ TEC. Trong khi đó, nếu khối lƣợng màng bao thấp dƣới 26% thì khả năng kháng acid của màng bao trong môi trƣờng pH 1,2 đều kém với mọi tỷ lệ TEC, khi đó lƣợng dƣợc chất giải phóng xấp xỉ 10%. Mặt khác với cùng một độ dày màng bao thì tỷ lệ TEC tăng thì khả năng kháng acid của màng bao giảm, lƣợng dƣợc chất giải phóng trong môi trƣờng pH 1,2 tăng lên.

TEC = 20% Độ dầy màng bao = 28%

Hình 3.4: Ảnh hưởng của tỷ lệ talc đến khả năng kháng acid của pellet trong môi trường pH 1,2

Nhận xét: Khi cố định tỷ lệ TEC = 20% hoặc độ dầy màng bao = 28% thì ảnh hƣởng của lƣợng talc sử dụng đến tính kháng acid của pellet không thực sự rõ ràng. Khi TEC = 20%, với một số công thức có tỷ lệ màng bao trên 30% thì khi tăng tỷ lệ talc thì tính kháng acid của pellet tăng, còn với các tỷ lệ màng bao thấp hơn thì hầu nhƣ tỷ lệ talc không ảnh hƣởng tới tính kháng acid. Trong khi đó với độ dày màng bao = 28% thì với công thức có tỷ lệ TEC = 20% khả năng kháng acid của màng bao tốt, khi thay đổi tỷ lệ talc thì lƣợng dƣợc chất giải phóng trong môi trƣờng acid pH 1,2 dao dộng không đáng kể từ 4,18% đến dƣới 5%.

- Ảnh hƣởng của tỷ lệ TEC, tỷ lệ talc và độ dày màng bao đến giải phóng dƣợc chất trong môi trƣờng đệm phosphat pH 6,8:

Talc = 40%

Hình 3.5: Ảnh hưởng của độ dày màng bao và tỷ lệ TEC đến khả năng giải phóng dược chất trong môi trường đệm phosphat pH 6,8

Nhận xét: Khi tỷ lệ talc = 40% với cùng tỷ lệ TEC khi độ dầy màng bao tăng thì khả năng giải phóng dƣợc chất trong đệm phosphat pH 6,8 tăng. Khi lƣợng TEC = 20% thì lƣợng dƣợc chất đều giải phóng trên 80% với các độ dày màng bao khác nhau. Ngoài ra, với cùng một độ dày màng bao khi tỷ lệ TEC giảm thì khả năng giải phóng dƣợc chất trong môi trƣờng đệm phosphat pH 6,8 tăng. Khi độ dày màng bao = 35% thì lƣợng dƣợc chất đều giải phóng trên 80% với mọi tỷ lệ TEC. Điều này có thể lý giải rằng khi màng bao có khả năng kháng acid càng tốt thì lƣợng dƣợc chất trong pellet còn càng cao nên lƣợng dƣợc chất giải phóng trong môi trƣờng đệm phosphat pH 6,8 cũng tăng lên.

TEC = 20% Độ dày màng bao = 28%

Hình 3.6: Ảnh hưởng của tỷ lệ talc đến khả năng giải phóng dược chất trong môi trường đệm phosphat pH 6,8

Nhận xét: Ảnh hƣởng của tỷ lệ talc đến sự giải phóng dƣợc chất trong môi trƣờng đệm phosphat pH 6,8 không thực sự rõ ràng. Khả năng giải phóng dƣợc chất trong môi trƣờng đệm phosphat pH 6,8 phụ thuộc chủ yếu vào lƣợng TEC sử dụng và độ dày màng bao. Khi tỷ lệ TEC = 20% và độ dày màng bao trên 30% thì lƣợng dƣợc chất giải phóng > 80% với mọi tỷ lệ talc. Trong khi đó với độ dày màng bao = 28% và TEC > 26% thì lƣợng dƣợc chất giải phóng < 80% với mọi tỷ lệ talc sử dụng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế pellet lansoprazol bao tan ở ruột (Trang 49 - 52)