II. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp.
1. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
1.1 Hợp đồng trong thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hợp đồng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.2 Đặc điểm:
- Hình thực của hợp đồng thương mại có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể
- Mục đích của hợp đồng thương mại là kinh doanh thu lợi nhuận,
- Nội dung của hợp đồng thương mại xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cụ thể khi tiến hành hoạt động thương mại
- Đối tượng của hợp đồng thương mại bao gồm các loại tài sản theo quy định của luật dân sự (trừ quyền sử dụng đất) và các dịch vụ.
1.3 Các loại hợp đồng trong thương mại:
Chia làm 02 nhóm: hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ.
a) Hợp đồng mua bán hàng hoá:
- Chủ thể: Theo luật thương mại năm 2005, bao gồm giữa thương nhân và một tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại.
- Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của các bên mua và bán.
- Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá cần chứa đựng các nội dung cơ bản: tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, quy cách, phương thức thanh toán, thời điểm và thời gian giao hàng…
- Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.
- Mục đích của hợp đồng là kinh doanh (đôi khi mục đích kinh doanh chỉ tồn tại ở một bên chủ thể) - Nguyên tắc ký kết hợp đồng: + Nguyên tắc tự nguyện. + Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi - Phương thức ký kết hợp đồng: + Ký kết trực tiếp:
Ngưòi đại diện có thẩm quyền của các bên trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc, thương lượng, thoả thuận và thống nhất về nội dung của hợp đồng và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký kết.
+ Ký kết gián tiếp:
Các bên không trực tiếp gặp nhau mà tra đổi qua các tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn đặt hàng, chào hàng, thông điệp, dữ liệu điện tử…
Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhân tất cả các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn mà người chào hàng đặt ra.
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại: + Thực hiện hợp đồng đúng cam kết.
+ Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
+ Thực hiện hợp đồng không được xâm hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
b) Hợp đồng cung ứng dịch vụ:
Là sự cung cấp dịch vụ thông qua các phương thức khác nhau để lấy tiền công trả cho sự cung cấp dịch vụ đó.