Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động; giải quyết tranh chấp lao động:

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật (Trang 29 - 34)

1. Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về laođộng: động:

1.1 Thanh tra nhà nước về lao động: bao gồm:

- Thanh tra lao động: (thanh tra về việc chấp hành pháp luật lao động). Mục đích của thanh tra lao động là nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng đắn các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động, tiền lương, bảo đảm lợi ích của nhà nước và các bên quan hệ lao động.

- Thanh tra an toàn lao động: Nhằm xem xét, đánh giá mức độ an toàn trong các dây chuyền sản xuất, các phương tiện lao động, hệ thống máy móc nhà xưởng và các điều kiện kỹ thuật chi phối, liên quan tới quá trình lao động.

- Thanh tra vệ sinh lao động.

Bộ lao động thương binh và xã hội và các cơ quan lao động địa phương thực hiện việc thanh tra lao động và thanh tra an toàn lao động.

- Bộ Y tế và các cơ quan y tế địa phương thực hiện việc thanh tra vệ sinh lao động.

=> Theo bộ luật lao động, Bộ lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương thực hiện thanh tra nhà nước về lao động.

1.2 Xử phạt vi phạm pháp luật về lao động:

Vi phạm pháp luật lao động là một loại vi phạm đặc biệt, nó không hoàn toàn là vi phạm về mặt quản lý mà bản chất là vi phạm những điều kiện đảm bảo cho quá trình lao động và xâm phạm những quyền và lợi ích của người lao động mà pháp luật đã quy định như một chuẩn mực. Vi phạm pháp luật trong lao động không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hành chính, kỷ luật mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự.

* Nguyên tắc xử lý vi phạm pháp luật về lao động

- Xử lý kịp thời, công minh, theo pháp luật;

- Mỗi hành vi vi phạm chỉ có thể bị xử phạt một lần, một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, mỗi người đề bị xử phạt nếu cùng tham gia thực hiện một hành vi.

- Việc xử phạt phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để quyết định hình thức và mức phạt thích hợp.

- Nếu có 1 trong những tình tiết giảm nhẹ thì được giảm ½ mức phạt quy định, nếu có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên thì được giảm 2/3 mức phạt quy định cho loại hành vi đó.

- Nếu có 1 trong những tình tiết tăng nặng thì bị phạt gấp đôi mức phạt quy định, nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên thì bị phạt gấp 03 lần mức phạt quy định cho hành vi đó.

* Thẩm quyền xử lý: Thanh tra viên, Chánh Thanh tra lao động, thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra nhà nước về lao động cấp sở và cấp bộ, Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, thanh tra viên, đoàn thanh tra hoặc đoàn kiểm tra liên ngành có quyền lập biên bản kiến nghị các hình thức và các mức xử phạt theo quy định cả pháp luật.

* Thời hiệu xử lý:

- Thời hiệu xử lý vi phạm pháp luật lao động là một năm kể từ ngày vi phạm đó được thực hiện.

- Trường hợp bị khởi tố hoặc bị truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử lý về mặt hành chính nếu có vi phạm hành hính.Trong trường hợp này thời hiệu xử lý là 03 tháng tính từ ngày có một trong các loại quyết định nói trên.

- Không áp dụng thời hiệu nếu cá nhân hoặc tổ chức vi phạm thực hiện vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hay cản trở việc xử phạt.

* Các hình thức xử phạt: - Cảnh cáo

- Phạt tiền

- Các hình thức xử lý khác: Đ187, Đ 192 -BLL Đ

2. Giải quyết tranh chấp lao động:

* Tranh chấp lao động:

Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập, và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và trong quá trình học nghề. (K1 Đ157)

Tranh chấp lao động được chia thành 02 loại: - Tranh chấp lao động cá nhân

- Tranh chấp lao động tập thể.

* Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. - Hội đồng hòa giải cơ sở hòa giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có hội đồng hòa giải.

- Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh. - Chủ tịch UBND cấp huyện

- Tòa án nhân dân

+ Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân Tối cao + Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh

+ Các thẩm phán chuyên trách của Tòa án nhân dân cấp huyện. * Thẩm quyền của tòa án theo vụ việc.

Tòa án nhân dân có quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân mà hội đồng hoà giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động đã hòa giải nhưng không thành, hoặc hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động không giải quyết trong thời hạn quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở:

- Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấp đứt hợp đồng lao động

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động.

- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình và người sử dụng lao động - Tranh chấp về BHXH giữa người lao động đã nghỉ việc với người sử dụng lao động hoặc cơ quan Bảo hiểm XH và giữa người sử dụng lao động với cơ quan BHXH.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục csơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể đã được hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động.

* Thẩm quyền của tòa án nhân dân các cấp:

- Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động cá nhân, trừ những vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân có yếu tố nước ngoài, các tranh chấp lao động tập thể và một số tranh chấp lao dộng thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng nếu thấy cần thiết Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết.

- Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định lao động theo quy định của pháp luật.

* Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:

Tòa án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án lao động là tòa án nơi làm việc hoặc nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi bị đơn có trụ sở chính (pháp nhân).Các đương sự có quyền thỏa thuận việc yêu cầu tòa án nơi làm việc hoặc nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết vụ án lao động./.

CHƯƠNG VII.

PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn pháp luật (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w