Những thành tích được Đảng, Nhà nước khen thưởng qua các thời kỳ.

Một phần của tài liệu hướng dẫn làm bài thi viết tìm hiểu về truyền thống 70 năm ngành lao động thương binh và xã hội (Trang 60 - 71)

2. Những đóng góp nổi bật của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hóa đạt được trong 70 năm qua và những thành tích được Đảng, Nhà

2.2. Những thành tích được Đảng, Nhà nước khen thưởng qua các thời kỳ.

- 02 Cờ thi đua của Chính phủ: Năm 2000 (QĐ số 297/QĐ-TTg ngày 28/02/2001); năm 2005 (QĐ số 339/QĐ-TTg ngày 17/02/2006)

- 07 Cờ thi đua của Bộ LĐ – TB& XH các năm: Năm 1990 (QĐ số 432/QĐ- LĐTBXH ngày 26/12/1990; năm 1992 (QĐ số 689/QĐ-LĐTBXH ngày 20/12/1992); năm 1999 (QĐ số 1784/QĐ-LĐTBXH ngày 25/12/1999); năm 2002 (QĐ số 1691/QĐ-LĐTBXH ngày 31/12/2002); năm 2003 (QĐ số 1682/QĐ-LĐTBXH ngày 23/12/2003; năm 2004 (QĐ số 1846/QĐ-LĐTBXH ngày 27/12/2004; năm 2006 (QĐ số 29/QĐ-LĐTBXH ngày 10/01/2007).

- 09 tập thể, 17 cá nhân được Nhà nước tặng Hân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; có 55 tập thể và 145 cá nhân được Bộ Lao động – TB&XH và UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen.

17-1/2013, tại Trung tâm hội nghị tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Trịnh Văn Chiến, phó Bí thư Tỉnh ủy, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh trao Huân chương độc lập hạng Nhất cho ngành

Lao động Thương binh và Xã hội Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền trao Huân chương lao động Hạng Nhì của Chủ tịch nước cho ông Lê Quang Tích - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Lê Đăng Thanh - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền tặng cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh cho Sở LĐTBXH và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Người có công.

Câu 6: Đồng chí hãy viết cảm tưởng của mình về kỷ niệm 70 năm xây dựng và phát triển của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội. Bản thân đồng chí phải làm gì để xứng đáng với truyền thống của Ngành và góp phần để cùng toàn Ngành tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước yêu cầu đổi mới và hội nhập của Đất nước và của Tỉnh trong thời gian tới?

Trả lời

Lịch sử phát triển của Ngành Lao động-TBXH nói chung và Ngành Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hoá nói riêng luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của đất nước. Ngay từ những ngày đầu sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Trung ương Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội. Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký “Tuyên cáo về việc thành lập Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", trong 13 Bộ đầu tiên của Chính phủ nước ta đã có những Bộ phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội, đó là Bộ Lao động và Bộ Cứu tế xã hội.

Để phù hợp với quá trình vận động và phát triển của sự nghiệp cách mạng, tháng 2 năm 1987, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội được thành lập trên cơ sở hợp nhất 2 Bộ: Bộ Lao động và Bộ Thương binh- Xã hội. Sự phát triển của ngành Lao động-TBXH là kết quả của quá trình xây dựng và phát triển, của sự tiếp thu, kế thừa và phát huy chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của 07 Bộ và cơ quan: Bộ Lao động, Bộ cứu tế xã hội, Bộ xã hội, Bộ Thương binh-Cựu binh, Bộ nội vụ, Bộ Thương binh-XH và Uỷ Ban điều tra tội ác chiến tranh. Hiện nay các lĩnh vực công tác của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp giải quyết những vấn đề xã hội cơ bản, bức xúc. Là mặt quan trọng của đời sống XH, phục vụ và chăm sóc người có công với cách mạng, người lao động và đối tượng xã hội nghèo khổ, gặp khó khăn, rủi ro, yếu thế. Vì vậy qúa trình vận động, phát triển của Ngành luôn gắn liền và trực tiếp tác động tới sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế, trật tự - an toàn xã hội trong từng thời kỳ cách mạng. Góp phần đắc lực thực hiện thắng lợi cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng.

Trong thời kỳ đổi mới, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách về lao động- thương binh và xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn chỉnh, phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Năm 1995, Bộ Luật Lao động ra đời đã thiết lập được khung pháp lý cho sự phát triển và điều chỉnh các quan hệ lao động; phát triển thị trường lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo vệ người lao động trong cơ chế thị trường. Hàng loạt các chế định về giải quyết việc làm, dạy nghề, xuất khẩu lao động, phát triển nguồn nhân lực, cải cách chính sách tiền lương, đổi mới chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, thanh tra lao động…đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Cùng với nhịp tăng trưởng kinh tế, hàng năm đã tạo được việc làm cho 1,2-1,3 triệu lao động. Trong lĩnh vực người có công, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và Pháp lệnh Phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã kế thừa và phát triển các chính sách ưu đãi thương binh, gia đình liệt sỹ trong mấy chục năm trước, trở thành một hệ thống pháp lý tương đối hoàn chỉnh để thực hiện chính sách ưu đãi người có công, giải quyết tồn đọng về chính sách sau

chiến tranh. Tới nay, có 8,3 triệu đối tượng đã và đang được hưởng chế độ ưu đãi của Đảng, Nhà nước. Trong đó 1,7 triệu đối tượng đang được hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, hàng chục nghìn con thương binh, con liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, 14.500 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở… Đồng thời, các phong trào nghĩa tình, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công được gây dựng và phát triển, phần lớn đối tượng chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Về lĩnh vực xã hội, có thể nói đến giai đoạn này trên tất cả các lĩnh vực quản lý của ngành như Bảo trợ xã hội, xoá đói giảm nghèo, cứu trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội đều được luật pháp hoá…Đặc biệt, công cuộc xoá đói, giảm nghèo đã đạt được những thành công quan trọng, được nhân dân và bạn bè quốc tế công nhận. Trong những năm gần đây, trước yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Ngành đã có những bước đột phá trong việc đề xuất với Đảng, Nhà nước xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật như: Luật Bảo hiểm xã hội; Luật Dạy nghề; Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động( phần về đình công), Pháp lệnh sửa đổi một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, rà soát, sửa đổi , bổ sung hệ thống văn bản pháp luật lĩnh vực lao động và xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phù hợp với xu thế hội nhập và các cam kết khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới(WTO)… Song song với việc xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ nhằm tăng cường và nâng cao năng lực quản lý nhà nước, Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đã không ngừng xây dựng và phát triển hệ thống sự nghiệp trên cả 4 lĩnh vực chủ yếu: lao động, việc làm; dạy nghề; chính sách đối với người có công; bảo trợ xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội.

Ở cấp huyện, thị, thành, tổ chức bộ máy ngành có sự tách, nhập biến động hơn tùy theo nhiệm vụ chính trị của địa phương ở từng giai đoạn. Có lúc là Phòng Lao động -Văn hóa-Xã hội; lúc là Phòng Tổ chức-Lao động-Thương binh Xã hội, Phòng Nội vụ-Lao động Thương binh và Xã hội, nay là Phòng Lao động-TBXH.

CP của Chính phủ và Thông tư liên tịch hướng dẫn số 10/2008/TTLT-BLĐTBXH- BNV của Bộ Lao động-TBXH và Bộ Nội vụ về Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bộ máy tổ chức và hoạt động của ngành địa phương tiếp tục được củng cố, kiện toàn và ổn định cho đến nay. Trong đó Sở Lao động-TBXH tiếp tục được giao thêm chức năng quản lý nhà nước về Bảo vệ & chăm sóc trẻ em, về công tác bình đẳng giới gắn với thực hiện mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ, về bảo hiểm thất nghiệp…Ngoài ra tham mưu UBND trực tiếp hỗ trợ và hướng dẫn hoạt động đối với một số tổ chức xã hội như Hội Người cao tuổi, Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Dioxin, Hội Người khuyết tật…

Trong buổi đầu mới thành lập với những khó khăn chung, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của ngành chủ yếu là các đồng chí hoạt động kháng chiến, bộ đội chuyển ngành, tập kết từ miền Bắc trở về ... Công việc mới mẻ, trình độ năng lực, nghiệp vụ chuyên môn còn nhiều bất cập, nhưng với tấm lòng nhiệt huyết, với tinh thần cách mạng tiến công và trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân; vừa làm vừa học hỏi tích lũy kinh nghiệm và được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND cũng như Bộ ngành chủ quản, sự hỗ trợ giúp đỡ của các ngành, các cấp, Mặt trận và đoàn thể, nên ngành địa phương luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Đến nay ngành địa phương đã có bước phát triển trưởng thành vượt bậc và trở thành một trong những Sở ngành quan trọng của tỉnh có vai trò, chức năng trực tiếp giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản và chủ trì tổ chức thực hiện đảm bảo an sinh xã hội. Với hệ thống tổ chức được kiện toàn, chất lượng cán bộ không ngừng được nâng lên, đảm bảo gánh vác mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho.

Sở hiện có 09 Phòng, ban nghiệp vụ và 13 đơn vị trực thuộc đa số cán bộ có trình độ đại học, một số có trình độ trung cấp và hàng năm đều được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nên đã trưởng thành hơn lên cả về phẩm chất, năng lực nghiệp vụ cũng như công tác quản lý điều hành .v.v... Mặc dù chức năng nhiệm vụ liên tục được bổ sung nặng nề hơn, nhưng Ngành vẫn luôn hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra. Công tác trên từng lĩnh vực cũng ngày càng toàn diện và chất lượng, hiệu quả

hơn.

Có được thành quả như ngày hôm nay,bên cạnh sự chỉ đạo của TU, UBND tỉnh, sự phối hợp giúp đỡ của các cơ, ngành, đoàn thể mặt trận, còn phải kể đến công sức đóng góp to lớn, bền bĩ của nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức trong toàn ngành nối tiếp nhau kể từ khi thành lập đến nay.

Là một nhân viên làm việc ở Khoa Phục hồi chức năng Thương Bệnh binh và Người có công tại Trung tâm Điều dưỡng người có công Thanh Hoá là đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thanh Hoá. Là thế hệ đi sau tôi luôn tôn trọng công lao của những người đi trước đã đóng góp nhiều công sức để xây dựng và phát triển ngành. Tôi xin nguyện sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống, kinh nghiệm quý báu của các cô chú, anh chị đi trước, luôn luôn nỗ lực phấn đấu nhiều hơn nữa, nhằm đưa sự nghiệp của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung và Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh Hoá không ngừng phát triển đi lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị giao phó, nhiệm vụ chính trị của địa phương cũng như công cuộc xây dựng và phát triển của cả Nước nói chung.

KẾT LUẬN

Qua bài thi tìm hiểu về truyền thống Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội chúng ta càng nhận thấy vị trí, chức năng và nhiệm vụ của Ngành đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc kháng chiến cũng như thời cuộc đổi mới và hội nhập của đất nước và của Tỉnh. Suốt 70 năm qua, Ngành đã đóng góp nhiều thành tựu trong các công tác xã hội, chăm sóc người có công… góp phần cùng toàn ngành vào công cuộc đổi mới, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trước công cuộc đổi mới và hội nhập của Đất nước của Tỉnh.

Một phần của tài liệu hướng dẫn làm bài thi viết tìm hiểu về truyền thống 70 năm ngành lao động thương binh và xã hội (Trang 60 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w