xã hội hiện nay?
Trả lời
1. Từ khi thành lập đến nay Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã có 5 lần thay đổi tên gọi, những lần thay đổi tên gọi đó được hợp nhất từ các cơ quan Bộ, ngang bộ và vào thời gian cụ thể như sau:
* Giai đoạn 1945-1954: Bộ Lao động – Thương binh và xã hội gồm 4 Bộ:
1. Bộ Lao động
Theo Tuyên cáo ngày 28 tháng 8 năm 1945, Bộ Lao động là một trong số 13 Bộ được thành lập đầu tiên trong Chính phủ cách mạng lâm thời do Hồ Chủ tịch đứng đầu, ông Lê Văn Hiến được cử làm Bộ trưởng. Nhiệm vụ chủ yếu của Bộ Lao động là giải quyết việc làm ở thành phố, xây dựng chế độ chính sách cho công chức. Lúc này tổ chức bộ máy của Bộ Lao động rất đơn giản.
Để đối phó với âm mưu của bọn đế quốc hòng tiêu diệt chính quyền non trẻ, Chính phủ lâm thời giải tán và lập Chính phủ liên hiệp, trong đó có Bộ Xã hội được thành lập vào ngày 2/3/1946 theo Quyết định của Đại hội Đại biểu toàn quốc. Sắc lệnh số 36/SL ngày 27/3/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định Bộ Xã hội có 3 Nha, trong đó có Nha Lao động Trung ương. Như vậy, tại thời điểm này Bộ Lao động tạm thời không còn. Sau đó, Chính phủ liên hiệp cải tổ, Bộ Lao động được thành lập lại theo Sắc lệnh 226/SL – CT ngày 28/11/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Tạo được cử làm Bộ trưởng. Bộ có 4 bộ phận: Văn phòng Bộ, Ban Pháp chế, Ban Thanh tra lao động và Ban Cố vấn. Nhiệm vụ của Bộ là thi hành luật lệ lao động và giải quyết những xích mích giữa chủ và thợ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến bùng nổ, Bộ Lao động chuyển lên an toàn khu Việt Bắc với nhiệm vụ chủ yếu là chỉ đạo việc cứu tế xã hội, phụ trách một số trại mồ côi và tiếp tục giải quyết nạn đói. Đến cuối năm 1947, cơ quan Bộ chuyển về Phú Thọ, Tuyên Quang với nhiệm vụ chủ yếu là phụ trách vấn đề tản cư và di cư của Trung ương. Thời kỳ này, vấn đề cung cấp nhân lực, tài lực, vật lực cho cuộc kháng chiến được đặt ra rất cấp thiết, nên ngày 15/5/1948 Bộ trưởng Bộ Lao động đã ban hành Nghị định 21/NĐ – LĐ thành lập phòng Giới thiệu công nhân tại Bộ Lao động và tại cơ quan lao động các liên khu với mục đích huy động công nhân, theo dõi phong trào thi đua ái quốc trong công nhân. Ở các địa phương, giao cho các Sở, Ty Lao động đảm nhận nhiệm vụ: huy động nhân công cung câp cho các ngành sản xuất,
vận tải, tiếp tế, tìm việc làm và giới thiệu việc làm cho thợ thuyền, tổ chức các đoàn thợ cấy, thợ gặt … đưa đến các vùng khan hiếm nhân công.
Tháng 5/1951, Chính phủ giao thêm hai nhiệm vụ mới cho Bộ Lao động là tổng động viên nhân lực và thi đua ái quốc. Ngày 2/8/1952, Bộ Lao động ra Nghị định số 38/LĐ – NĐ thành lập Vụ Dân công, thực hiện huy động dân công phục vụ chiến dịch. Có thể nói, trong giai đoạn 1945–1954, các đơn vị trực thuộc Bộ ra đời thực hiện chức năng nhiệm vụ từng thời kỳ của Bộ Lao động đã góp phần quan trọng vào phong trào thi đua ái quốc, vận động hàng vạn công nhân, trí thức đi theo kháng chiến, phục vụ cho các chiến dịch mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.
2. Bộ cứu tế xã hội
Bộ Cứu tế xã hội là một trong 13 Bộ được thành lập từ ngày đầu của Chính phủ cách mạng lâm thời do Hồ Chủ Tịch đứng đầu theo Tuyên cáo ngày 28/8/1945, ông Nguyễn Văn Tố được cử làm Bộ trưởng.
Nhiệm vụ của thời kỳ này của Bộ Cứu tế xã hội là phát động toàn dân tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo cho đồng bào nghèo, thực hiện cứu trợ xã hội cho các đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống do thiên tai, bão lụt, mất mùa, tàn tật do chiến tranh. Tổ chức bộ máy đơn giản, số lượng cán bộ của Bộ Cứu tế xã hội cũng ít như Bộ Lao động. Để đối phó với âm mưu của bọn đế quốc hòng tiêu diệt chính quyền non trẻ, Chính phủ cách mạng lâm thời giải tán và Chính phủ liên hiệp ra đời thì Bộ Cứu tế xã hội không còn nữa.
3. Bộ Xã hội
Khi chính phủ cách mạng lâm thời giải tán và lập Chính phủ liên hiệp thì Bộ Xã hội được thành lập theo Quyết định của Đại hội đại biểu toàn quốc ngày 2/3/1946. Bộ Xã hội có 3 Nha, trong đó có Nha Cứu tế xã hội, Nha Lao động, Nha Lao động Trung ương. Trong thời kỳ này, do thấy rõ vai trò tích cực của công tác lao động đối với đời sống nhân dân lao động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 64/SL – CT ngày 8/5/1946 quy định rõ chức năng nhiệm vụ và tổ chức của các cơ quan lao động
toàn cõi Việt Nam.
- Ở Trung ương có Nha Lao động nằm trong Bộ Xã hội;
- Ở mỗi kỳ có một Nha Lao động kỳ do một thanh tra viên lao động điều khiển;
- Ở tỉnh có Phòng Lao động phụ trách công tác lao động trong tỉnh.
Tháng 3/1946 thành lập Ty Lao động ở thành phố Huế, Đà Nẵng, Vinh. Tiếp đến, ngày 13/8/1946 Bộ trưởng Bộ Xã hội ra nghị định thành lập Sở Lao động Hải Phòng, Kiến An, Quảng Yên, Hòn Gai, Cẩm Phả. Ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị do vấn đề lao động không phức tạp, không có xí nghiệp lớn nên công việc về lao động do Công đoàn tỉnh đảm nhận. Ở Nam Kỳ, khi chiến tranh bùng nổ, Sở Thanh tra lao động Sài Gòn bị địch chiếm, nên Sở Lao động được tổ chức ở Biên Hòa theo chỉ thị của Ủy ban kháng chiến Nam bộ.
4. Bộ Thương binh - Cựu binh
Bộ Thương binh – Cựu binh được thành lập theo Quyết định của Hội đồng Chính phủ ngày 19/07/1947, Bác sĩ Vũ Đình Tụng được cử làm Bộ trưởng đầu tiên. Trước đó, công tác thương binh – liệt sỹ được giao cho Phòng Thương binh thuộc Chính trị Cục, Bộ Quốc phòng.
Tháng 7/1947, trong thư gửi Ban thường trực của Ban tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc, Bác Hồ đồng ý chọn ngày 27/7 hàng năm làm Ngày Thương binh toàn quốc “để đồng bào tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ”. Sắc lệnh số 613/SL ngày 3/10/1947 của Chủ tịch Hồ Chí Minh quy định tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bộ. Theo đó, Bộ Thương binh – Cựu binh gồm Văn phòng (Phòng Văn thư viên chức, Phòng Chính trị tổ chức, Phòng Kiểm tra) và các phòng sự vụ (Phòng Quản lý kế toán và vật tư, Phòng Nhân sự và hưu bổng, Phòng Chuyên môn). Cùng ngày, Hồ Chủ Tịch ra Sắc lệnh số 10/SL thành lập Sở và Ty
Thương binh – Cựu binh trực thuộc Bộ Thương binh – Cựu binh ở các tỉnh. Ở cấp liên khu, có các khu thương binh Liên khu 10, Liên khu 3, Liên khu 4, Liên khu 5, Sở Thương binh Nam bộ. Cơ quan Bộ lúc này gọn nhẹ, biên chế trên dưới 10 người.
Tháng 6/1947 thành lập Trại điều dưỡng thương binh đầu tiên (An dưỡng đường số 1) tại xã Lục Ba, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Sau đó Bộ Thương binh – Cựu binh ra Quyết định số 51/BTB/QĐ tháng 7/1949 quy định thể lệ nhận thương binh vào các trại an dưỡng hoặc dạy nghề. Tháng 10/1949, Bộ Thương binh – Cựu binh ra Quyết định số 103/BTB – QĐ lập đoàn úy lạo thương binh và gia đình tử sĩ thuộc các Sở Thương binh – Cưu binh, đồng thời đề ra các chính sách kịp thời đối với công tác thương binh, liệt sỹ phục vụ cho cuộc đấu tranh giữ vững chính quyền, tiếp tục cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngày 30/8/1950, Bộ Thương binh – Cựu binh ra Nghị định số 367/NĐ tổ chức các trại an dưỡng, huấn luyện và tự cung cho các thương binh, bệnh binh.
* Giai đoạn 1955-1964: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội gồm 4 Bộ:
1. Bộ Lao động
Thực hiện các nhiệm vụ về lao động để hoàn thành kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế 1955 – 1957. Ngày 15/5/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 532/NĐ – TT thành lập Vụ Quản lý nhân công, giai đoạn này Bộ Lao động thực sự làm chức năng quản lý nhà nước thống nhất về công tác dân công. Sau đó, Bộ trưởng Bộ Lao động ra Nghị định số 23/NĐ – LĐ ngày 6/4/1957 xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của Bộ cũng như các tổ chức cấu thành của Bộ gồm: Văn phòng, 5 Vụ, Ban và Phòng trực thuộc Bộ, Bộ chú trọng “tích cực xây dựng và kiện toàn bộ máy từ Trung ương đến địa phương, đi đôi với việc giáo dục, bồi dưỡng cán bộ và mạnh dạn đề bạt cán bộ có năng lực phụ trách những công việc mới”.
Đối với địa phương, Bộ ban hành Nghị định thành lập các liên khu lao động (Liên khu 4, liên khu 3, Việt Bắc, Tây Bắc), 21 Sở, Ty Lao động, 9 phòng Lao động thuộc các tỉnh còn lại. Riêng các tỉnh phía Nam, do Mỹ ngụy chiếm đóng nên không
tổ chức được cơ quan lao động địa phương.
Chuyển sang giai đoạn cải tạo phát triển kinh tế và văn hóa (1958 – 1960) , toàn bộ công tác lao động, tiền lương được hướng vào phục vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, phục vụ phát triển sản xuất và cải thiện đời sống của nhân dân lao động. Về tổ chức bộ máy, cơ quan Bộ cũng có sự thay đổi. Ngày 14/2/1959, Bộ trưởng ra Nghị định số 7, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan Bộ, gồm 4 đơn vị là Văn phòng, 2 Vụ và 1 Phòng.
Tháng 4/1959, Chính phủ đã ra Quyết định giải thể Bộ Cứu tế xã hội và giao cho Bộ Lao động phụ trách công tác bảo hiểm xă hội, cứu tế xă hội, cải tạo tệ nạn xă hội đối với lưu manh, gái điếm, nghiện hút … kể cả công tác an dưỡng nghỉ mát. Để đảm đương nhiệm vụ này, Bộ Lao động đã thành lập Vụ Cứu tế xã hội trực thuộc Bộ, (Nghị định 43/NĐ – LĐ ngày 6/6/1959).
Bước sang năm 1960, năm cuối cùng của Kế hoạch 3 năm cải tạo, phát triển kinh tế và văn hóa, Hội nghị toàn ngành Lao động đã đề ra nhiệm vụ: tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Bộ và địa phương, đồng thời bổ sung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, nghiệp vụ cho cán bộ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ năm 1960 và chuẩn bị cán bộ cho Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Ngày 5/1/1960, Bộ trưởng Bộ Lao động đã ban hành Nghị định số 5/NĐ – LĐ về việc ổn định các Vụ, Ban trực thuộc Bộ.
Đối với các địa phương, cơ quan lao động cũng được tăng cường, một số phòng Lao động được chuyển thành Ty Lao động như ở Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn Tây … Một số Ty thành lập Phòng nghiệp vụ (Thanh Hóa, Tuyên Quang, Phú Thọ, Ninh Bình). Phòng Lao động được đặt thêm ở thị xã Nam Định, khu Việt Trì. Các Phòng Lao động trực thuộc Ủy ban hành chính cũng được củng cố.
Ngày 26/6/1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 172/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động. Nghị định nói rõ: Bộ Lao động là cơ quan của hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác
lao động tiền lương thuộc khu vực sản xuất và công tác an toàn xã hội theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; thanh tra việc thực hiện công tác lao động tiền lương, công tác an toàn xã hội của các cấp, các ngành nhằm sử dụng hợp lý sức lao động, đẩy mạnh tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của công nhân, nhân dân lao động, phục vụ tích cực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.
Công tác cứu tế xã hội trong giai đoạn này cũng được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và thành lập Khu An dưỡng Thọ Châu (Quyết định 76/LĐ – QĐ ngày 27/7/1962); Trại dạy nghề cho người tàn tật, lấy tên là trại “Tân Tiến” (Quyết định 81/LĐ – QĐ ngày 28/10/1962).
Đầu năm 1963, để thực hiện việc phân công hợp lý nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả công tác cho các Bộ, Hội đồng chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/CP ngày 20/3/1963 điều chỉnh lại một sô nhiệm vụ giữa các Bộ Lao động, Nội vụ, Y tế, Công an và Tổng công đoàn Việt Nam. Riêng đối với lĩnh vực công tác lao động tiền lương, Hội đồng chính phủ ban hành Nghị định 187/CP ngày 20/11/1963 quy định lại nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn của Bộ Lao động thay cho Nghị định 172/CP năm 1961.
Nghị định 187/CP quy định rõ: Bộ Lao động là cơ quan của Hội đồng chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác lao động tiền lương và bảo hộ lao động theo chính sách của Đảng và Nhà nước; thanh tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về các mặt công tác lao động ở các ngành, các cấp nhằm bảo đảm sử dụng hợp lý sức lao động, an toàn lao động, đẩy mạnh tăng năng suất lao động, góp phần nâng cao dần đời sống vật chất và văn hóa của công nhân viên chức và nguồn lao động phục vụ tích cực cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà
2. Bộ Thương binh - Cựu binh
chiến khu Việt Bắc về thủ đô, chức năng nhiệm vụ của Bộ có sự thay đổi để phù hợp với tình hình mới, vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng về công tác thương binh – liệt sỹ sau cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc, vừa phải đón tiếp, ổn định chăm sóc đời sống đối với thương bệnh binh miền Nam tập kết, đồng thời vừa phải sửa đổi, cải tiến chính sách cho phù hợp với tình hình cách mạng trong giai đoạn mới.
Tháng 4/1959, Bộ Thương binh – Cựu binh giải thể, toàn bộ công tác thương binh liệt sỹ được chuyển cho Bộ Nội vụ phụ trách.
3. Bộ Nội vụ
Ngày 29/9/1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 130/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Nội vụ. Bộ Nội vụ là cơ quan của hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác tổ chức và dân chính theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tốt công tác xây dựng và kiện toàn Bộ máy nhà nước và công tác dân chính, nhằm phát huy tác dụng của bộ máy chính quyền nhân dân trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà.
Để đáp ứng yêu cầu thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiền hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, Chính phủ đã điều chỉnh nhiệm vụ của một số Bộ, ngành. Năm 1959, toàn bộ công tác thương binh – liệt sỹ được chuyển giao từ Bộ Thương binh – Cựu binh về Bộ Nội vụ, ban đầu là Vụ Thương binh (có thêm công tác đối với quân nhân phục viên do Hội đồng phục viên Trung ương chuyển giao), tiếp sau là Vụ Dân chính thương binh (có thêm công tác hộ tịch và công tác quản lý các trại hàng binh Âu Phi) và sau đó là Vụ Thương binh và An toàn xã hội (có thêm công tác cứu tế xã hội và công tác bảo hiểm xã hội). Ngày 17/12/1964, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 178/CP tách Vụ Thương