Tình hình biến động tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol) (Trang 43 - 48)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2.1.1.1 Tình hình biến động tài sản ngắn hạn

Đơn vị tính: đồng

(Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol )

Biểu đồ 2.1: Tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013.

2011 2012 2013

Tiền và các khoản tương

đương tiền. 17.434.891.441 28.742.244.096 23.168.606.662 Các khoản ĐTTC 274.441.200 260.629.200 0

Khoản phải thu 8.821.453.000 7.622.283.055 8.800.360.281

HTK 814.074.575 400.115.335 668.973.369 TSNH khác 1.564.484.830 1.402.749.674 1.184.442.673 00 5.000.000.000 10.000.000.000 15.000.000.000 20.000.000.000 25.000.000.000 30.000.000.000 35.000.000.000

Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động tài sản ngắn hạn giai đoạn 2011-2013. Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 Mức tăng/giảm Tốc độ tăng /giảm (%) Mức tăng/giảm Tốc độ tăng /giảm (%) A. TSNH 28.909.345.046 38.428.021.360 33.822.382.985 9.518.676.314 132,93 -4.605.638.375 88,01 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 17.434.891.441 28.742.244.096 23.168.606.662 11.307.352.655 164,85 -5.573.637.434 80,61 Tiền mặt 302.639.676 815.901.013 380.503.615 513.261.337 269,59 -435.397.398 46,64

Tiền gửi ngân

hàng 17.132.251.765 27.926.343.083 22.788.103.047 10.794.091.318 163,00 -5.138.240.036 81,60 II.Các khoản ĐT TCNH 274.441.200 260.629.200 - -13.812.000 94,97 -260.629.200 - 1. Đầu tư ngắn hạn 521.870.000 537.160.000 - 15.290.000 102,93 -537.160.000 - 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán ĐT NH -247.428.800 -276.530.800 - -29.102.000 111,76 276.530.800 -

III phải thu

ngắn hạn 8.821.453.000 7.622.283.055 8.800.360.281 -1.199.169.945 86,41 1.178.077.226 115,46 1.Phải thu khách hàng 8.752.382.000 9.549.301.285 11.575.623.011 796.919.285 109,11 2.026.321.726 121,22 2.Trả trước cho người bán 69.071.000 245.757.770 198.817.770 176.686.770 355,80 -46.940.000 80,90 3.Các khoản phải thu khác - - - - - - - 6.Dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi (*) - -2.172.776.000 -2.974.080.500 - - -801.304.500 136,88 IV Hàng tồn kho 814.074.575 400.115.335 668.973.369 -413.959.240 49,15 268.858.034 167,20 1 Hàng tồn kho 814.074.575 400.115.335 668.973.369 -413.959.240 49,15 268.858.034 167,20 Nguyên vật liệu 814.074.575 258.277.378 668.973.369 -555.797.197 31,73 410.695.991 259,01 Công cụ, dụng cụ - 141.837.957 - 141.837.957 - -141.837.957 - V Tài sản ngắn hạn khác 1.564.484.830 1.402.749.674 1.184.442.673 -161.735.156 89,66 -218.307.001 84,44 5 Tài sản ngắn hạn khác 1.564.484.830 1.402.749.674 1.184.442.673 -161.735.156 89,66 -218.307.001 84,44 (Nguồn: số liệu từ bảng cân đối kế toán công ty Cafecontrol) TSNH năm 2012 tăng 9.518.676.314 đồng tương ứng tăng 132,93% so với năm 2011, năm 2013 giảm 4.605.638.375 đồng tương ứng giảm 88,01% so với năm 2012. Mặt khác tỷ trọng của TSNH năm 2011 là 80,1%, năm 2012 tăng lên chiếm 84,14%, năm 2013 lại giảm đi chiếm 82,35% tổng tài sản. Điều này cho thấy năm 2013 công ty đã hạn chế đầu tư vào TSNH.

Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2012 tăng mạnh từ 17.434.891.441 đồng lên 28.742.244.096 đồng tức là tăng 11.307.352.655 đồng tương ứng tăng 164,85%. Trong đó cả tiền mặt và tiền gửi ngân hàng đều tăng. Cụ thể tiền gửi ngân hàng tăng mạnh 10.794.091.318 đồng tương ứng tăng 163%. Nhưng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 lại giảm đi từ 28.742.244.096 đồng xuống còn 23.168.606.662 đồng tức là giảm đi 5.573.637.434 đồng tương ứng giảm 80,61%. Trong đó tiền gửi ngân hàng giảm nhiều hơn tiền mặt, tiền gửi ngân hàng giảm 5.138.240.036 đồng tức là giảm 81,60%. Tiền và các khoản tương đương tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao, dể dàng thỏa mãn mọi nhu cầu trong SXKD nên việc tăng lên của tiền thể hiện tính chủ động trong kinh doanh và khả năng thanh toán cho công ty. Tuy nhiên nếu chiếm tỷ trọng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến vòng quay tiền và hiệu quả sử dụng vốn. Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 48,31%, năm 2012 tăng lên chiếm 62,96%, năm 2013 thì giảm xuống còn 56,41% trong tổng tài sản, như vậy tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 giảm xuống là đầu tư hợp lý vào TSCĐ nâng cao cơ sỏ vật chất.

Khoản phải thu: năm 2012 giảm từ 8.821.453.000 đồng xuống còn 7.622.283.055 đồng tức là giảm đi 1.199.169.945 đồng tương ứng với giảm 86,41%, năm 2013 tăng lên 1.178.077.226 đồng tương ứng tăng 115,46%. Trong đó phải thu khách hàng năm 2012 tăng lên 109,11%, năm 2013 cũng tăng lên 121,22% nguyên nhân là do nền kinh tế còn khó khăn nên ngày càng có nhiều khách hàng mua trả chậm. Bên cạnh đó trả trước cho người bán cũng tăng lên, năm 2012 tăng mạnh tăng 355,8%, tuy nhiên công ty đã có điều chỉnh với khoản mục này vào năm 2013 trả trước người bán giảm đi 80,9%. Các khoản phải thu đang được điều chỉnh, công ty cần thúc đẩy việc thu hồi nợ, cũng như hạn chế các khoản nợ khó đòi.

Bảng 2.4 : Phân tích vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân giai đoạn 2011-2013.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

DT thuần (đồng) 46.707.004.779 62.364.668.656 52.981.481.419 Các khoản phải thu bình quân

(đồng) 8.148.173.075 8.221.868.028 8.211.321.668

Vòng quay khoản phải thu

(vòng/năm) 5,73 7,59 6,45

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 62,8 47,5 55,8

(Nguồn: tự tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty Cafecontrol) Qua bảng số liệu trên, ta thấy :

o Giai đoạn 2011-2012 : Vòng quay khoản phải thu tăng từ 5.73 vòng/năm lên 7,59 vòng/năm. Kéo theo đó số ngày thu tiền giảm đi từ 62,8 ngày còn 47,5 ngày tức là đã giảm đi 15,3 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng mạnh từ 46.707.044.779 đồng lên 62.364.668.656 đồng tức là tăng lên 15.657.663.877 đồng tương ứng tăng 133,52%, đồng thời các khoản phải thu cũng giảm đi 86,41%. Điều này cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty là khá tốt, cần phát huy cho các năm kế tiếp.

o Tuy nhiên đến năm 2013 thì vòng quay các khoản phải thu giảm đi từ 7,59 vòng/năm còn lại 6,45 vòng/năm. Kéo theo đó kỳ thu tiền bình quân cũng tăng lên từ 47,5 ngày lên 55,8 ngày tức là tăng lên 8,3 ngày.

 Nguyên nhân là do các khoản phải thu tăng lên từ 7.622.283.055 đồng lên 8.800.360.281 đồng tức là tăng 1.178.077.226 đồng tương đương tăng 115,46%, ngược lại doanh thu năm 2013 lại giảm đi 9.383.187.237 đồng tương ứng giảm 84,95%. Các khoản phải thu khách hàng tăng 2.026.321.726 đồng tương ứng tăng 121,22% nguyên nhân nhiều khách hàng lớn đổ dồn yêu cầu xuất hóa đơn tại thời điểm 31/12/2013.

+ Bên cạnh đó, dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi tăng 801.304.500. Vì trong năm 2013 là năm đầy khó khăn do chính sách thuế Giá trị gia

tăng trong ngành nông sản cụ thể là mặt hàng cà phê dẫn đến một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, nhiều doanh nghiệp bị phá sản hay mất khả năng chi trả như Công ty Trường Ngân, Công ty Anh Linh, ….một số khách hàng tư nhân phải đóng cửa như Công ty Vân An, Công ty Nhân Quý, Công ty Phạm Gia,….

 Kết hợp phân tích kết cấu khoản phải thu năm 2012 chiếm 16,70% trên tổng nguồn vốn, năm 2013 chiếm 21,43% trên tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy các khoản phải thu đã tăng lên so với tổng vốn trong 2 năm 2012 – 2013.Điều này cho thấy công ty đang gặp phải tình trạng khó khăn trong việc thu hồi các khoản nợ.

Hàng tồn kho: Năm 2012 giảm đi từ 814.074.575 đồng xuống còn 400.115.335 đồng tức là giảm đi 413.959.240 đồng tương ứng giảm 49,15%, năm 2013 tăng lên 668.973.369 đồng tức là tăng 268.858.034 đồng tương ứng tăng 167,2%.

Bảng 2.5: Phân tích vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2011-2013.

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Giá vốn hàng bán (đồng) 2.433.218.911 3.517.575.174 2.200.380.628 HTK bình quân (đồng) 1.019.586.609 607.094.955 534.544.352

Số vòng quay HTK (vòng/năm) 2,39 5,79 4,12

Số ngày tồn kho (Ngày) 150,85 62,13 87,46

(Nguồn: tự tổng hợp từ báo cáo tài chính công ty Cafecontrol) Qua bảng phân tích trên ta thấy:

o Năm 2012 vòng quay HTK tăng từ 2,39 vòng/năm lên 5,79 vòng/năm tương đương tăng 3,4 vòng/năm. Kéo theo đó số ngày tồn kho giảm từ 150,85 ngày xuống còn 62,13 ngày. Nguyên nhân là do HTK năm 2012 giảm đi 413.959.240 đồng tương ứng giảm 49,15%, trong đó: Nguyên vật liệu giảm 555.797.197 đồng tương đương giảm 31,73% , thay vào đó là tồn công cụ dụng cụ 141.837.957 đồng. Điều này cho thấy công ty đang giảm đi lượng tồn kho để giảm bớt các chi phí như : chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,…đồng thời cho thấy công ty đang thực hiện tốt việc quản trị HTK, tăng hiệu quả việc sử dụng vốn.

o Năm 2013 thì vòng quay HTK giảm đi từ 5,79 vòng/năm xuống còn 4,12 vòng/năm tức là giảm 1,67 vòng/năm, kéo theo số ngày tồn kho tăng lên từ 62,13 ngày lên 87,46 ngày. Nguyên nhân là do tồn nguyên vật liệu tăng mạnh từ 258.277.378 đồng lên 668.973.369 đồng tức là tăng 410.695.991 đồng tương ứng tăng 259,01%. Đồng thời tỷ trọng HTK cũng tăng lên năm 2012 chiếm 0.88%, 2013 chiếm 1,63% so với tổng tài sản. Điều này cho thấy công ty đang tồn một lượng khá lớn nguyên vật liệu, điều này làm tồn đọng một lượng lớn nguồn vốn, làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho… Lượng HTK cần được điều chỉnh sao cho đảm bảo mức độ kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tài sản ngắn hạn khác: năm 2012 giảm đi 161.735.156 đồng tương ứng giảm 89,66% so với năm 2011, năm 2013 tiếp tục giảm từ 1.402.749.674 đồng xuống còn 1.184.442.673 đồng tức là giảm 218.307.001 đồng tương ứng giảm 84,44% so với năm 2012.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu (Cafecontrol) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)