Tình hình Vốn kinh doanh nguồn vốn kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại bia hà nội (Trang 30 - 37)

CPTM Bia Hà Nội.

Công ty CPTM Bia Hà Nôi là công ty con của Tổng công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội, thực hiện hạch toán độc lập, trong những năm vừa qua Công ty CPTM Bia Hà Nội đã không ngừng đổi mới phương pháp hoạt động kinh doanh của mình khai thác tối đa mọi nguồn vốn, đẩy mạnh nhịp độ hoạt động kinh doanh của mình.

Để có thể thấy rõ hơn về cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh của Công ty chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu trên bảng 01

DƯƠNG

Bảng 01: Cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh của Công ty CPTM Bia Hà Nội.

Đơn vị tính: VNĐ

STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I TÀI SẢN 91.170.758.045 100 84.514.957.897 100 6.355.800.148 7.38 1 TSLĐ & ĐTNH 40.078.406.848 43.36 32.062.040.352 37.34 8.316.366.496 25.30 2 TSCĐ & ĐTDH 51.092.351.197 56.64 52.452.917.545 62.66 -1.360.566.348 -0.03 II NGUỒN VỐN 91.170.758.045 100 84.514.957.897 100 6.655.800.148 7.38 1 Nợ phải trả 18.328.139.395 20.10 17.207.541.455 20.66 1.067.534.549 6.20 - Nợ ngắn hạn 18.187.064.464 93.23 17.119.529.915 99.48 1.067.534.549 6.24 - Nợ dài hạn 141.074.931 6.77 88.011.540 0.52 53.063.391 60.29 2 NGUỒN VỐN CSH 72.842.618.650 79.90 67.307.416.442 79.34 5.535.202.208 8.22

Qua số liệu của bảng trên cho ta thây vốn sản xuất kinh doanh của Công ty đã tăng từ 84.514.957.897 đồng lên 91.170.758.045 đồng năm 2011 như vậy vốn kinh doanh năm 2011 đã tăng 6.355.800.148 đồng tương ứng với 7.38%. Số vốn lưu động và vốn cố định chiếm một tỷ trọng gần như tương đương nhau trong tổng nguồn vốn kinh doanh nhưng ta thấy nhu cầu về vốn lưu động trong hoạt động của công ty đang có xu hướng tăng hơn so với vốn cố định. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi Công ty là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại Bia rượu nước giải khát mà Tổng công ty mẹ sản xuất ra. Để lý giải thêm cho lý do này ta có thể đi sâu vào từng khoản mục:

VLĐ của Công ty năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 6.355.800.148 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.38%. Tỷ trọng VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong VKD của Công ty cụ thể năm 2011 là 43.36% tăng so với năm 2010 là 37.34%. Nguyên nhân là do trong năm công ty đã đẩy mạnh tăng được các khoản tiền và tương đương tiền, các khoản thu ngắn hạn. Điều này rất có lợi cho sự phát triển của Công ty vì tăng VLĐ sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh phát triển , chủ động về vốn nhưng trong kỳ ta thấy khoản phải thu vốn ngắn hạn tăng chưa chắc đã tốt vì doanh nghiệp đã để cho các DN khác chiếm hữu vốn của Công ty mình quá nhiều . Công ty cần có biện pháp thu hồi công nợ kịp thời tạo nhiều cơ hội mới cho Công ty phát triển mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm làm cho đồng vốn của Công ty luân chuyển một cách linh hoạt. VCĐ của Công ty năm 2011 giảm so với năm 2010 cụ thể là : giảm 1.360.566.348 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 0.03%. Nguyên nhân là do Công ty đã thanh lý một số tài sản cố định để đầu tư vào các hoạt động khác. Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn cao hơn tỷ trọng Nợ phải trả và thường chiếm 79% trong tổng nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn tăng chủ yếu là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhưng do một phần Nợ phải trả tăng. Xem xét cụ thể từng khoản mục đó:

Nguồn vố chủ sở hữu: Năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 5.535.202.208 đồng tương ứng với tấc độ tăng là 8.22% phần lớn được bổ xung từ kết quả hoạt động kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh nghiệp được nâng cao, sự phụ thuộc vào các đơn vị bên ngoài giảm, số tăng đó được tập chung chủ yếu vào nguồn vốn kinh doanh và quỹ đầu tư phát triển và đặc biệt là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có hiệu quả, Công ty có thể phấn đấu mở rộng quy mô kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiêu quả hoạt động của doanh nghiệp mình.

Đối với Nợ phải trả: Tính đến ngày 31/12/2011 Nợ phải trả chiếm 20.10% tăng so với năm 2010 là 6.2%. Phần tăng này là do thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng , quỹ khen thưởng phúc lợi tăng.

Để đánh giá chính xác hơn mức độ hợp lý về cơ cấu vốn của công ty, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng 02: Hệ số nợ cảu Công ty CPTM Bia Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2010

Hệ số nợ 0.20 0.21

Tỷ suất tự tài trợ 0.80 0.79

Hệ số nợ/ VCSH 0.25 0.26

Nhìn vào Bảng 02 ta nhận thấy: Hệ số nợ của Công ty CPTM Bia Hà Nội tương đối thấp và đang có xu thế giảm so với năm 2010. Nhìn chung, bình quân trong 1 đồng VKD của Công ty có trên 0.2 đồng là vốn vay và trên 0.7 đồng VCSH. Giữa 2 năm 2011 và năm 2010 sự thay đổi là không lớn, nó chứng tỏ được tính độc lập cũng như làm chủ được tài chính của Công ty không bị phụ thuộc vào các công ty khác ngày càng cao. Nhìn vào hệ số tự tài trợ ta thấy cứ 1 đồng nguồn vốn thì vốn chủ sở hữu chiếm 0.8 đồng như vậy chứng tỏ được khả năng độc lập của Công ty là rất cao.

Còn hệ số nợ trên VCSH phản ánh mối tương quan giữa số nợ phải trả và số vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng thấp thì mức độ đảm bảo cho các khoản vay bằng vốn chủ sở hữu càng lớn. Qua bảng 02, Ta thấy hệ số nợ/ VCSH năm 2011 đã giảm so với năm 2010 là 0.01 lần điều này chứng tỏ mức độ đảm bảo vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ vay đã giảm đi nhưng không đáng kể nó vẫn thể hiện được tiềm năng thu hút các nguồn đầu tư từ bên ngoài vào vì các nhà đầu tư rất thích đầu tư vào doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cao vì nó tạo ra một sự tin tưởng và một sự đảm bảo cho các khoản đầu tư được thanh toán đúng hạn.

Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty CPTM Bia Hà Nội trong thời gian qua ta xem xét bảng 03.

Bảng 03: Tình hình biến động các khoản nợ qua 2 năm 2011 và 2010

Đơn vị tính: VNĐ

Nội dung Năm 2011 Năm 2010 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. NỢ NGẮN HẠN 18.187.064.464 99.23 17.119.529.915 99.49 979.523.009 5.69

1. Phải trả người bán 30.640.101 0.17 547.486.099 3.19 -516.845.998 -94.40

2. Người Mua trả tiền trước 435.572.143 2.4 718.282.009 4.2 -282.709.866 -39.36

3. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước 3.289.451.158 18.09 2.319.289.538 13.55 970.161.620 41.83

4. Phải trả người lao động 1.637.582.658 9 1.509.836.419 8.82 127.746.239 8.46

5. Chi phí phải trả 129.127.900 0.71 126.984.793 0.74 2.143.107 1.69

6.Các khoản phải trả phải nộp khác 12.618.450.013 69.38 11.875.901.989 69.37 742.548.024 6.25

7. Quỹ khen thưởng phúc lợi 46.240.491 0.25 21.749.068 0.13 24.491.423 112.6

II. NỢ DÀI HẠN 141.074.931 0.77 88.011.540 0.51 53.063.391 60.29

1.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 141.074.931 0.77 88.011.540 0.51 53.063.391 60.29

Tổng Cộng 18.328.139.395 100 17.207.541.455 100 1.120.597.940 6.5

Nguồn từ phòng kế toán

Theo số liệu tính toán ở Bảng 03 thì ta thấy: Nợ phải trả năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là 1.120.597.940 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 6.5% việc tăng các khoản nợ chủ yếu là do thuế và các khoản phải trả cho nhà nước tăng và đặc biệt là quỹ phú lợi tăng lên gần gấp đôi. Để xem xét kỹ hơn về vấn đề này ta đi vào tìm hiêu từng yếu tố một:

Thứ nhất: Phải trả người bán năm 2011 so với năm 2010 đã giảm là 516.845.998 đồng tương ứng với tỷ lệ là 94.40%.Ta thấy luôn từ đầu khoản tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên chứng tỏ được rằng khả năng thanh toán các khoản nợ khách hàng của công ty ngày càng cao tạo điều kiện nâng cao uy tín chất lượng của công ty đối với bạn hàng. Điều này là một dấu hiệu tương đối tốt đối với công ty.Nhưng bên cạnh đó ta cũng thấy được mặt không tốt ở đây là khả năng chiếm dụng vốn của công ty là rất thấp đã tạo điều kiện cho bạn hàng có được một lượng vốn mà không cần mất chi phí sử dụng vốn hoặc chi phí sử dụng vốn là rất thấp trong khi đó bản thân công ty cũng đang rất cần vốn để kinh doanh mở rộng thị trường. Vì vậy công ty cần có phương án công nợ một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đồng thời nâng cao được lợi nhuân của Công ty.

Thứ hai: Người mua ứng tiền trước đã giảm một cách đáng kể năm 2011 so với năm 2010 là 282.709.866 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 39.36%.

Thứ ba: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: Chiếm tỷ trọng rất lớn trong nợ ngắn hạn. Vì đặc điểm sản phẩm của Công ty chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, ngoài ra còn phải chịu thuế VAT vì có tiêu thụ sản phẩm phụ… nên hàng năm công ty phải nộp vào ngân sách nhà nước một khoản lớn. Năm 2011 khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước đã tăng 970.161.620 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 41.83%.

Ngoài ra các khoản phải trả người lao động và các khoản chi phí phải trả khác cũng tăng nhưng với tấc độ không đáng kể. Năm 2011 các khoản phải trả công nhân viên tăng lên 127.746.239 đồng tương ứng với tấc độ tăng 8.46% . Thứ tư: Đối với Quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2011 so với năm 2010 tăng lên một cách đáng kể cụ thể là đã tăng lên 24.491.423 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 112.6% điều này cho thấy sự quan tâm của công ty đối với

trong công ty làm việc hiệu quả hơn. Đây là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của Công ty sau này.

Đối với Nợ dài hạn: Năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 cụ thể là tăng 53.063.391 đồng tương ứng vơi 60.29%. Đây là một chỉ tiêu quan trọng làm cho Nợ phải trả của Công ty tăng lên một cách đáng chú ý.Chủ yếu nợ dài hạn của công ty được thể hiện ở chỉ tiêu Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Như vậy rõ ràng nguyên nhân chính làm tăng các khoản Nợ phải trả của Công ty là do các khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước tăng, qũy khen thưởng phúc lợi cũng tăng ngoài ra các khoản nợ dài hạn đều tăng lên một cách đáng kể. Khoản Nợ phải trả tăng đây là một dấu hiệu không tốt nhưng tấc độ tăng đó ko đáng lo ngại nhưng công ty vẫn cần phải tìm ra phương pháp làm giảm khoản nợ phải trả trong năm tới nhằm tăng khả năng tự chủ của Công ty.

Trên đây là là những nhìn nhận chung về VKD của Công ty CPTM Bia Hà Nội, tuy nhiên chưa thể kết luận được VKD có được sử dụng hợp lý và hiệu quả không. Để có kết luận chính xác về công tác quản lý sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả VKD của Công ty, ta đi nghiên cứu từng khoản: VLĐ và VCĐ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần thương mại bia hà nội (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w