0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thông thườn g:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN – CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ (Trang 37 -40 )

II. Báo cáo kết quả kinh doanh

1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thông thườn g:

• Doanh thu thuần

Năm 2010, Doanh thu thuần Việt Tiến tăng 384.838.315.538 đồng, tức là tăng tương đương 20,00% so với năm 2009. Năm 2010 doanh thu thuần Nhà Bè tăng 371,820,024,268 đồng, tương ứng tăng 25.3% so với năm 2009. Xét về quy mô doanh thu: Năm 2009, doanh thu thuần của Nhà Bè chỉ bằng 76,88% so với Việt Tiến. Sang năm 2010, con số này đã tăng lên 80,19%. Điều đó thêm một lần nữa khẳn định tốc độ tăng lên về doanh thu thuần của Nhà Bè năm 2010 nhanh hơn so với Việt Tiến.

Có thể thấy sự gia tăng đáng kể về khả năng tiêu thụ sản phẩm của hai doanh nghiệp năm 2010, qua đó tạo điều kiện cho hai doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận kinh doanh, giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn và gia tăng thị phần trên thị trường dệt may.

• Giảm giá hàng bán, giảm trừ doanh thu

Việt Tiến: Năm 2010 giảm trừ doanh thu tăng về giá trị 26.749.833 đồng, tức là tăng 3,12% so với năm 2009, Nhà Bè: Năm 2010, giảm trừ doanh thu tăng lên về mặt giá trị, cụ thể đã tăng 404.230.136 đồng, tương ứng 3.97% so với năm 2009. Tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào 2 con số về sự tăng lên của các khoản giảm trừ doanh thu này chúng ta chưa thể thấy rõ được bản chất. Nhìn một cách kĩ hơn khi ta tính toán ra tỷ trọng của các khoản giảm trừ doanh thu này so với Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Tỷ trọng giảm trừ doanh thu/ Doanh thu

Tỷ trọng 2010 2009

Việt Tiến 0,038% 0,045%

Nhà Bè 0,57% 0,69%

Qua bảng tỷ trọng trên, chúng ta có thể thấy rõ, Nhà Bè có tỷ trọng các khoản giảm trừ doanh thu, giảm giá hàng bán cao hơn khá nhiều so với Việt Tiến, điều này cho thấy tỷ lệ hàng hóa kém chất lượng hoặc lỗi mốt thị trường ( do là sản phẩm về may mặc, thời trang) mà doanh nghiệp cần phải giảm giá để tiêu thụ của Nhà Bè cao hơn Việt Tiến. Tuy nhiên, tỷ trọng này ở cả hai doanh nghiệp năm 2010 đã giảm so với năm 2009, đây là dấu hiệu tích cực trong giai đoạn hậu khủng hoảng.

• Giá vốn hàng bán

Việt Tiến : Giá vốn hàng bán tăng 327.902.453.033 đồng, tức là tăng 19,58% so với năm 2009, tỷ lệ này tương xứng với mức tăng doanh thu thuần 20,00%. Nhà Bè: Giá vốn hàng bán tăng 312,864,730,006 đồng, tương ứng 24.72% so với năm 2009. Tỷ lệ này tương ứng với mức tăng 25.3% doanh thu thuần.

- Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần Tỷ suất giá vốn = Giá vốn / Doanh thu thuần

Tỷ suất giá

vốn 2010 2009

Việt Tiến 86,73% 87,03%

Nhà Bè 85,73% 86,13%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thù doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán. Tỷ suất giá vốn hàng bán của Việt Tiến cao hơn của Nhà Bè trong cả hai năm 2009 và 2010, tuy nhiên sự chênh lệch này chỉ khoảng 1%. Năm 2010, tỷ suất giá vốn của cả hai công ty tuy vẫn ở mức cao nhưng đã giảm so với năm 2009. Cụ thể Việt Tiến giảm 0,30%, Nhà Bè giảm 0,40%, điều này cho thấy sự hiệu quả hơn trong việc quản lý các chi phí trong giá vốn hàng bán.

• Chi phí bán hàng và quản lý

Việt Tiến: Chi phí bán hàng và quản lý tăng 50.682.154.771 đồng, tức là tăng 28,67% so với năm 2009. Nhà Bè: Chi phí bán hàng và quản lý tăng 22.764.348.895 đồng, tức là tăng 14,87% so với năm 2009. Nhìn vào tình hình lạm phát năm 2010 là 11,75%, lạm phát trên 2 con số đã quay trở lại sau năm 2009 được kiếm chế tốt,điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến các chi phí của các doanh nghiệp. Tuy nhiên sự gia tăng về chi phí bán hàng và quản lý của Việt Tiến có thể xem là khá cao so với Nhà Bè.

Trong sự gia tăng chi phí của Việt Tiến,tăng chủ yếu là do chi phí bán hàng tăng khá mạnh để phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, chi phí bán hàng tăng 40,91%,chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14,98% so với năm 2009. Có thể thấy, tốc độ tăng của chi phí bán hàng cao hơn khá nhiều so với sự tốc độ tăng của doanh thu (20,00% ), điều này cho thấy sự lãng phí và quản lý trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chưa tốt. Đối với Nhà Bè, chi phí bán hàng tăng 21.25% so với năm 2009. Trong khi Chi phí quản lý cũng có sự tăng nhẹ, cụ thể chi phí quản lý trong năm 2010 đã tăng 5.45%. Có thể thấy, tốc độ tăng của chi

phí bán hàng không có sự chênh lệch nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu khi mức tăng doanh thu là 25.30%.

Như vậy, cùng với sự tăng lên của doanh thu là sự gia tăng về chi phí quản lý và bán hàng. Tuy nhiên, so sánh hai công ty chúng ta có thể thấy được, với Việt Tiến, chi phí bán hàng và quản lý tăng nhanh hơn so với doanh thu, còn đối với Nhà Bè, tốc độ này là chậm hơn. Qua đó thấy được khả năng khả năng quản lý về chi phí bán hàng và quản lý của Nhà Bè là hiệu quả hơn Việt Tiến.

- Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí bán hàng = Chi phí bán hàng/ Doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí bán hàng 2010 2009

Việt Tiến 5,70% 4,85%

Nhà Bè 6,01% 6,21%

Tỷ suất chi phí bán hàng cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng cho chi phí bán hàng. Nhìn chung cả hai năm 2009 và 2010, tỷ suất này của Việt Tiến đầu thấp hơn của Nhà Bè, điều này cho thấy sự hiệu quả hơn trong quản lý khâu bán hàng của Việt Tiến so với Nhà Bè. Tuy vậy, nếu nhìn vào năm 2010, tỷ suất này của Nhà Bè giảm nhẹ trong khi của Việt Tiến lại tăng lên khá mạnh, cho thấy nếu tính riêng trong năm 2010, dù tỷ suất này của Nhà Bè vẫn cao hơn so với Việt Tiến nhưng phía Nhà Bè đang có những chuyển biến tích cực hơn so với Việt Tiến.

- Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí quản lý = Chi phí quản lý/ Doanh thu thuần

Tỷ suất chi phí quản lý 2010 2009

Việt Tiến 4,15% 4,34%

Nhà Bè 3,54% 4,20%

Tỷ suất chi phí bán hàng cho biết để thu được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng cho chi phí quản lý. Nhìn chung cả hai năm 2009 và 2010, tỷ suất này của Nhà Bè thấp hơn của Việt Tiến, cho thấy sự hiệu quả hơn trong khâu quản lý doanh nghiệp của Nhà Bè. Năm 2010, tỷ suất này ở cả hai công ty đều gảm, trong đó sự sụt giảm của Nhà Bè là mạnh hơn, cho thấy dấu hiệu tích cực hơn so với Việt Tiến.

• Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

thông thường

2010 2009 Tăng

Việt Tiến 78.934.834.392 72.681.126.658 8,60% Nhà Bè 86.934.395.022 50.743.448.834 71,32%

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của Nhà Bè năm 2010 tăng lên rất mạnh so với Việt Tiến. Nếu như năm 2009, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của Nhà Bè chỉ bằng 69,82% so với Việt Tiến thì năm 2010, con số này là 110,13%. Điều đó cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh từ khâu sản xuất cho đến khâu bán hàng và quản lý doanh nghiệp của Nhà Bè tốt hơn nhiều so với Việt Tiến trong năm 2010. - Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD = Lơi nhuận từ HĐKD/ Doanh thu thuần

Tỷ suất lợi nhuận từ KD thông thường 2010 2009

Việt Tiến 3,42% 3,78%

Nhà Bè 4,72% 3,45%

Qua bảng số liệu có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận từ HĐKD thông thường của Việt Tiến trong năm 2010 giảm 0,36% so với năm 2009, trong khi đó của Nhà Bè lại tăng 1,27%. Nếu như năm 2009, tỷ suất này của Nhà Bè thấp hơn Việt Tiến 0,33% thì sang năm 2010 tỷ suất này đã cao hơn Việt Tiến 1,3%. Điều đó cho thấy hiệu quả sinh lợi nhuận của Nhà Bè năm 2010 cao hơn Việt Tiến,điều này là do việc quản lý các chi phí của Việt Tiến là không tốt trong năm 2010 khiến cho lợi nhuận tăng ít đi khá nhiều.

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN – CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ (Trang 37 -40 )

×