Khái niệm nguồn lực thông tin

Một phần của tài liệu Hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm học liệu đại học thái nguyên (Trang 31 - 89)

6. Bố cục của khóa luận

1.3.1 Khái niệm nguồn lực thông tin

Thông tin là một trong những khái niệm cơ bản của một ngành khoa học chuyên nghiên cứu cách thức tổ chức, xử lý, lưu trữ, truyền tải thông tin. Đó chính là ngành khoa học về thông tin (Information science). Thông tin tồn tại và được sử dụng mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; là tin tức được truyền từ người này sang người khác bằng tiếng nói, chữ viết, hình ảnh hoặc bằng một phương tiện nào khác. Ngay từ năm 1970, các học giả Hoa Kì như D.Bell, Marc Porat đã tiên đoán rằng “thông tin và tri thức sẽ là nguồn lực cơ bản của sự phát triển trong xã hội hậu công nghiệp”.

Tiềm lực thông tin là những thông tin tiềm tàng, tiềm năng mà xã hội có được.

Ngày nay, người ta coi thông tin là một trong ba nguồn lực cơ bản nhất (vật chất, năng lượng và thông tin) để phát triển mỗi quốc gia và nó trở thành nguồn lực vô cùng quan trọng. Được dịch từ thuật ngữ “information resources” trong tiếng Anh, nguồn lực thông tin được hiểu là bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh được ghi lại trên các phương tiện theo quy ước hoặc không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của con người, những kiến thức của tổ chức và ngành công nghệ thông tin được tổ chức lại theo một cách thức nhất định để có thể bảo quản được, truy nhập được và chia sẻ một cách dễ dàng.

Cùng với sự ra đời của “nền kinh tế thông tin” thì nguồn lực thông tin đang dần trở nên rất phổ biến trong mọi cơ quan và tổ chức. Nó bao gồm các dữ liệu thể hiện dưới dạng văn bản số, hình ảnh, hoặc âm thanh được ghi lại

23

trên phương tiện theo quy ước và không theo quy ước, các sưu tập, những kiến thức của tổ chức có thể truy cập và có giá trị cho người sử dụng. Vậy, nguồn lực thông tin có vai trò rất quan trọng trong mọi tổ chức, mọi quốc gia trong việc phát triển kinh tế và cũng là lý do để các trung tâm thông tin – thư viện xây dựng một nguồn thông tin phong phú, đa dạng.

1.3.2 Phân loại nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin trong các cơ quan thông tin – thư viện đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức để chúng ta tiếp cận và khai thác. Để tiện cho việc xem xét nguồn lực thông tin, có nhiều cách để phân loại nguồn lực thông tin.

Dựa trên quan điểm trình bày thông tin, ta có:

+ Nguồn lực thông tin trên giấy (nguồn lực thông tin truyền thống: là vốn tài liệu in trên giấy, bản khắc…

+ Nguồn lực thông tin dưới dạng điện tử (số hóa) Theo phạm vi phổ biến thông tin, ta có thể phân chia thành:

+ Nguồn lực thông tin công bố

+ Nguồn lực thông tin không công bố (tài liệu xám) Đứng về phương diện dạng dữ liệu, ta có:

+ Nguồn lực thông tin tham khảo: là dạng nguồn lực mà thành phần dữ liệu của nó không thể hiện hoàn toàn bản chất nội dung của tài liệu, nó mang tính chất đường dẫn.

+ Nguồn lực thông tin nguồn: là dạng nguồn lực chứa những dữ kiện, số liệu thông tin cụ thể trong sự vật đó.

+ Nguồn lực thông tin hỗn hợp: là loại nguồn lực thông tin chứa cả nội dung và thành tố của các loại nguồn lực khác..

Cũng có thể phân loại nguồn lực thông tin dưới hai dạng thức vật thể là hữu hình và vô hình. Ngoài ra có thể sử dụng nhiều tiêu chí khác để phân loại

24

nguồn lực thông tin thư viện như: theo lĩnh vực thì có nguồn lực thông tin khoa học xã hội và nhân văn và nguồn lực thông tin khoa học kỹ thuật – rất quan trọng trong hoạt động nghiên cứu triển khai (bao gồm: các bộ sưu tập tài liệu, trong đó đáng chú ý nhất là các báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu, các bộ dữ liệu thư mục, CSDL về đề tài kết quả nghiên cứu – triển khai, số liệu điều tra cơ bản, các sự kiện về hiện tượng xã hội …).

Mặc dù nguồn lực thông tin được phân loại ở dạng nào thì nó vẫn rất được quan tâm, mang những đặc trưng rất quan trọng, như một loại tài nguyên.

1.3.3 Đặc trưng nguồn lực thông tin

Nguồn lực thông tin là một bộ phận vô cùng quan trọng của trung tâm thông tin – thư viện, để xây dựng tốt nguồn lực này cần nắm vững những đặc trưng của nguồn lực thông tin. Có 5 đặc trưng cơ bản là:

Tính vật lý

Hiện nay trên thế giới đã hình thành một khối tài nguyên (nguồn lực thông tin) đáng kể. Nó bao quát nhiều bộ môn, ngành khoa học và tồn tại dưới nhiều hình thức: giấy, phi giấy. Thông tin được thể hiện trong nội dung và ý nghĩa mà con người tiếp nhận được thông qua hệ thống dấu hiệu thế giới vật chất. Nguồn lực thông tin là những phần thông tin tri thức mà nội dung và ý nghĩa của nó được ghi lại thông qua hệ thống dấu hiệu phổ biến là văn bản (sách, hồ sơ, hợp đồng…), nó được thể hiện thông qua vật thể hữu hình nào đó được lưu trữ trong không gian và thời gian. Rõ ràng, nhờ có tính chất vật lý này mà những thông tin, tri thức của con người được vận động, lưu chuyển, trao đổi với nhau thông qua không gian và thời gian.

Tính cấu trúc

Nguồn lực thông tin muốn tạo dựng và quản trị và quản trị được nó phải có cấu trúc, trật tự của nó. Thông tin được nhìn nhận dưới hai phương

25

diện: về mặt dữ liệu và mặt tổ chức, trật tự của nó. Các thông tin được nhận dạng về nội dung và hình thức, sắp xếp, trật tự theo các cấu trúc phù hợp. Những dữ liệu mà chúng ta quản trị có tính trật tự của nó, các trật tự này thể hiện tính phân cấp của dữ liệu, bao gồm lớp sau bao hàm lớp trước. Tất cả nhằm giúp con người có thể bảo quản an toàn và dễ truy cập nguồn lực thông tin. Các nguồn lực thông tin có thể được sắp xếp theo môn loại, chủ đề,…

Tính truy cập

Thông tin trở thành nguồn lực khi nó được truy cập. Muốn vậy, thông tin phải được kiểm soát, tổ chức tốt sao cho NDT có thể truy cập từ nhiều phương diện khác nhau, nó không bị hạn chế về mặt không gian và thời gian sử dụng, vì vậy cần có điều kiện truy nhập mạng để NDT khai thác thông tin ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Tính chia sẻ

Tính chia sẻ nguồn lực thông tin là khả năng trao đổi nhiều chiều giữa các hệ thống với nhau, tạo ra sức mạnh của hệ thống và có thể khai thác các nguồn lực khác nhau. Vì bản chất của thông tin là sử dụng nhiều lần mà nó vẫn không mất đi giá trị, nó phát huy sức mạnh khi được chia sẻ giữa các nguồn tin, các cơ quan khác nhau. Vì thế, việc nối mạng máy tính là rất quan trọng, sẽ phát huy được tiềm năng của hệ thống.

Tính giá trị

Mọi hoạt động của xã hội hiện nay đều phải dựa vào thông tin, sức hấp dẫn của thông tin là giá trị của nó. Thông tin trở thành nguồn lực bởi vì tính giá trị của nó, được thể hiện trong quá trình khai thác và sử dụng. Nhà thông tin học Hoa Kỳ - C.N Moore đã phát biểu: “Thông tin chỉ có giá trị khi và chỉ khi nó có giá trị sử dụng và được sử dụng”.

Giá trị của thông tin càng cao khi có nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả cho công việc. Điều đó đòi hỏi thông tin phải chính xác, kịp thời,

26

đúng lúc. Các cơ quan thông tin phải làm tăng giá trị tích cực của thông tin, thủ tiêu giá trị tiêu cực, có như vậy thông tin mới thực sự là nguồn lực của sự phát triển và có ích cho mọi người.

1.4 Tầm quan trọng của nguồn lực thông tin

1.4.1 Tầm quan trọng của nguồn lực thông tin trong hoạt động thông tin – thư viện của hệ thống thư viện trường Đại học

Thư viện trường Đại học là trung tâm thông tin chủ yếu của nhà trường, cung cấp thông tin, phục vụ tài liệu cho việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Vì vậy, nguồn lực thông tin đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của thư viện, của nhà trường và của toàn xã hội, bởi:

Nguồn lực thông tin tại thư viện là một phần di sản văn hóa của dân tộc – di sản văn hóa thành văn.

Nguồn lực thông tin tại thư viện là điều kiện để xây dựng nên mô hình thư viện Đại học tầm cỡ lớn, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu bạn đọc trong và ngoài nhà trường.

Nguồn lực thông tin trong trường Đại học phục vụ các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học đất nước và đóng góp vào thành công của các thế hệ con người.

Nguồn lực thông tin trong thư viện trường Đại học là tiền đề tạo ra sự chia sẻ nguồn lực giữa các cơ quan thông tin trong và ngoài nước

Mọi sản phẩm và dịch vụ thông tin của thư viện trường Đại học tạo ra để phục vụ bạn đọc đều xuất phát từ cơ sở của nguồn lực thông tin tại thư viện, nguồn lực thông tin tốt mới tạo ra sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.

Mỗi hoạt động của trường Đại học và trung tâm thông tin thư viện đều cần có nguyên liệu làm cơ sở để vận hành. Thư viện Đại học đảm bảo thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo, giảng viên, học viên và sinh viên, để

27

hệ thống thông tin của thư viện được vận hành tốt thì nguồn lực thông tin luôn được đảm bảo đúng yêu cầu. Vì vậy mà nguồn lực thông tin của thư viện luôn giữ vị trí chủ chốt và có vai trò quyết định sự phát triển của thư viện.

Nguồn lực thông tin trong thư viện trường Đại học là cơ sở để lãnh đạo ra các quyết định, các kế hoạch phát triển cho thư viện để hoạt động thư viện được tốt hơn, nếu nguồn lực thông tin của thư viện mà khiếm khuyết sẽ không được coi là “bộ nhớ” của nhân loại.

1.4.2 Tầm quan trọng của nguồn lực thông tin trong hoạt động của Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

TTHL với sứ mệnh là cung cấp các tài liệu cho các giáo viên, cán bộ, học viên và sinh viên trong toàn Đại học Thái nguyên. Vì vậy nguồn lực thông tin của TTHL đóng vị trí chủ đạo và có đầy đủ những nét đặc trưng trong vai trò của một thư viện Đại học. Ngoài ra nguồn lực thông tin tại TTHL còn mang những vai trò riêng:

Nguồn lực thông tin tại TTHL là sức mạnh tri thức của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong toàn Đại học Thái Nguyên. Với vai trò là Đại học vùng, Đại học trọng điểm quốc gia, việc mở rộng ngành, nghề đào tạo trong những năm gần đây rất được ban lãnh đạo của ĐHTN quan tâm. Để hoàn thành một cách tốt nhất các mục tiêu giáo dục – đào tạo, việc xây dựng nguồn lực thông tin phục vụ trường Đại học là vô cùng cần thiết. Sự ra đời của TTHL, tiền thân là Trung tâm thông tin thư viện của Đại học Thái Nguyên là minh chứng rõ nét để củng cố sức mạnh tri thức của toàn Đại học Thái Nguyên.

Nguồn lực thông tin vững mạnh là tiền đề phát triển quan hệ hợp tác, trao đổi với các cơ quan thông tin - thư viện trong và ngoài nước nhằm tăng cường nguồn tài liệu, kinh nghiệm tiên tiến, nâng cao trình độ cán bộ của Trung tâm và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong khu vực miền núi phía Bắc.

28

Chƣơng 2

HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM HỌC LIỆU ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

2.1 Sự hình thành và phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Xây dựng nguồn lực thông tin là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (TTHL - ĐHTN), là nhiệm vụ cơ bản mà bất kỳ một thư viện nào cũng phải thực hiện có chọn lọc để sau khi xử lý kỹ thuật đưa ra phục vụ bạn đọc. Xây dựng nguồn lực thông tin được đặt trong quá trình phát triển của TTHL – ĐHTN và ngày càng phát triển trong “xã hội thông tin” ngày nay.

Tiền thân của TTHL – ĐHTN là Trung tâm thông tin – thư viện Đại học Thái Nguyên. Năm 2007, khi dự án xây dựng TTHL được hoàn thành đưa vào sử dụng, số tài liệu từ Trung tâm Thông tin – thư viện do hư hỏng nên đã được thanh lý toàn bộ.

Từ năm 2008 đến nay, với nguồn kinh phí cấp tương đối ổn định, TTHL đã kết hợp mọi hình thức bổ sung, xây dựng và tạo lập được một bộ sưu tập với nội dung phong phú và đa dạng, thường xuyên được bổ sung và phát triển có chọn lọc. Bên cạnh những nguồn thông tin được bổ sung bằng nguồn ngân sách của nhà nước, nguồn của dự án của tổ chức AP, Trung tâm còn là đơn vị thụ hưởng từ các dự án hỗ phát triển như: dự án Quỹ Châu Á, dự án Quỹ SARBER, sách Ngân hàng thế giới… và từ các tổ chức cá nhân tài trợ trong và ngoài nước. Cùng với các nguồn thông tin trên, TTHL còn một nguồn tin vô cùng quan trọng khác, đó chính là nguồn tin nội sinh. Nguồn tin này bao gồm các kết quả nghiên cứu, báo cáo khoa học, các Luận án, luận văn...

29

Năm 2008

TTHL đi vào hoạt động chính thức. TTHL đã xác định từng bước xây dựng một thư viện Bách khoa với nguồn lực thông tin phong phú để đáp ứng nhu cầu tin của bạn đọc. Theo thống kê, đến cuối năm 2008 nguồn tài liệu in ấn của Trung tâm đã lên tới 40.000 bản, 8 cơ sở dữ liệu điện tử, 320 giáo trình điện tử. Đây là con số đánh dấu thành quả lớn trong công tác xây dựng nguồn lực thông tin sau một năm chính thức đi vào hoạt động của TTHL.

Năm 2009

Nguồn lực thông tin của TTHL liên tục gia tăng nhanh chóng.

Nguồn lực thông tin truyền thống

TTHL được giao nhiệm vụ thu nhận lưu chiểu các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, báo báo cáo khoa học, đề tài khoa học trong Đại học Thái Nguyên và tài liệu nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên xuất bản. Tổng kết năm 2009, mua mới 17.636 cuốn sách, nâng tổng số tài liệu của TTHL lên trên 65.000 cuốn, trong đó khoảng 1200 giáo trình. Mua mới và cập nhật 145 báo, tạp chí chuyên ngành, đưa số đầu báo, tạp chí kên trên 220 tên, trong đó có 52 tạp chí ngoại văn. Phát triển mạnh góc Ngân hàng thế giới với số tài liệu lên tới trên 4000 tài liệu. Nhận lưu chiểu đạt 1800 luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu, hồ sơ học hàm… trong đó 1120 luận văn, luận án đã đưa lên mạng phục vụ.

Nguồn lực thông tin điện tử

Bổ sung thêm 2 CSDL và 2 bộ sách điện tử làm phong phú thêm nguồn tài nguyên của Trung tâm. Tổng kết năm 2009, Trung tâm có:

5 bộ CSDL tiếng Việt: VietData, Nacesti, Y dược, Khuyến nông và Bộ CSDL do Trung tâm xây dựng trong đó:

+ 4000 sách điện tử (khoảng 820 giáo trình) + 8956 kết quả nghiên cứu của 90 lĩnh vực + 150.000 bài báo khoa học (60% toàn văn)

30 + 460 phim tài liệu khoa học.

Bộ CSDL do TTHL tự xây dựng gồm: 740 giáo trình, 345 bài giảng điện tử, 1120 luận văn – luận án, 165 phim khoa học, 24 số tạp chí của Đại học Thái Nguyên với 393 bài báo. Đưa vào sử dụng 4 bộ CSDL phổ biến trên thế giới: Proquest Central, Agora, Hinari và OARE, bao gồm: 17786 tạp chí trong đó 15.220 tạp chí toàn văn của tất cả các lĩnh vực khoa học, 30000 công trình nghiên cứu khoa học toàn văn, 1300 bài viết đã thẩm định, 4386 sách điện tử.

Phát triển mạnh hệ thống nghe nhìn với trên 2000 đĩa CD, DVD các loại, hệ thống phần mềm học tiếng Anh Lang Master.

Một phần của tài liệu Hiện trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại trung tâm học liệu đại học thái nguyên (Trang 31 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)