QUY TRÌNH UWE VÀ CÁC MÔ HÌNH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật biến đổi mô hình sử dụng trong xây dựng phần mềm dựa web theo hướng tiếp cận MDA (Trang 48 - 50)

C ƢƠNG 1 KỸ T UẬ TP ÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB ƢỚNG MÔ ÌN

2.5. QUY TRÌNH UWE VÀ CÁC MÔ HÌNH

Cách tiếp cận UWE bao gồm một Lược tả UML dùng để mô hình hóa các hệ thống Web, một quy trình và sự hỗ trợ công cụ dùng cho việc phát triển các hệ thống Web. Đối với việc mô hình hóa bằng UWE và công cụ Magic UWE, độc giả có thể tham khảo [30], [31], [32], [33], [34], [36] và [38].

Quy trình UWE là một quy trình phát triển hướng mô hình tuân thủ các nguyên tắc MDA và sử dụng các tiêu chuẩn OMG ([42], [43], [45], [46]). Nó bao gồm một tập các mô hình và các phép biến đổi mô hình, có đặc tả được hỗ trợ bởi các siêu mô hình và các quy tắc biến đổi. Các siêu mô hình này là siêu mô hình UWE [39], siêu mô hình Công nghệ các Yêu cầu Web (WebRE) [20] và siêu mô hình của cách tiếp cận Kiến trúc Phần mềm Web (WebSA) [41].

ỹ thuật GVHD: PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng

2.5.1. Tổng quan Quy trình

Đặc điểm chính của quy trình UWE là sự hỗ trợ có hệ thống, bán tự động, hướng mô hình và dựa trên phép biến đổi trong việc phát triển các hệ thống Web. Quy trình UWE được minh họa trong Hình 2.13 như là một biểu đồ hoạt động UML được tạo khuôn mẫu ([41]). Các mô hình được biểu diễn bằng các trạng thái luồng đối tượng và các phép biến đổi được biểu diễn như là các hoạt động được tạo khuôn mẫu (biểu tượng hình tròn chuyên dụng) Lúc đó một chuỗi các phép biến đổi định nghĩa luồng điều khiển.

Hình 2.13:Tổng quan Quy trình UWE

Quy trình bắt đầu bằng mức mô hình nghiệp vụ (CIM) định nghĩa một mô hình yêu cầu. Các mô hình thiết kế độc lập nền hệ thống (các PIM) được dẫn xuất từ các

ỹ thuật GVHD: PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng

yêu cầu này. Tập các mô hình thiết kế này biểu diễn các mối quan tâm khác nhau của các ứng dụng Web. Nó bao gồm nội dung (content), việc điều hướng (navigation), logic nghiệp vụ, việc biểu diễn (presentation) và việc điều chỉnh thích ứng hệ thống Web. Các mô hình thiết kế khác nhau đã không được minh họa trong sơ đồ tổng quan của Hình 2.13.

Sau đó các mô hình thiết kế được tích hợp chủ yếu nhằm mục đích, chẳng hạn như xác minh, trong một mô hình “bức tranh tổng thể”[36]. Một phép hợp nhất với các tính năng mô hình hóa về mặt kiến trúc dẫn đến một mô hình PIM tích hợp, bao hàm các khía cạnh chức năng và kiến trúc. Sau cùng, các mô hình đặc trưng nền hệ thống (các PSM) được dẫn xuất từ mô hình tích hợp, và từ đó mã lập trình có thể được sinh ra. Mục tiêu của một quy trình MDD như vậy là tự động hóa phép biến đổi mô hình trong mỗi bước dựa trên các quy tắc biến đổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật biến đổi mô hình sử dụng trong xây dựng phần mềm dựa web theo hướng tiếp cận MDA (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)