Sơ bộ xây dựng tiêu chuẩn cho vị thuốc rễ Bá bệnh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh đặc điểm vi học và thành phần hóa học của 3 mẫu rễ cây bá bệnh hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu (Trang 48)

Tên vị thuốc: Radix Eurycomae [6]

Rễ đã rửa sạch, thái lát phơi hoặc sấy khô của cây Bá bệnh (Eurycoma longifolia Jack.) họ Thanh thất (Simaroubaceae).

Mô tả

Rễ hình trụ, thẳng hay hơi cong queo. Lớp vỏ ngoài có màu vàng nhạt, rễ hóa gỗ, thể chất cứng, chắc, mặt cắt ngang có màu vàng. Không mùi, vị rất đắng.

Vi phẫu

Ngoài cùng là lớp bần dày gồm nhiều hàng tế bào hình chữ nhật thành dày hóa gỗ xếp sít nhau thành vòng đồng tâm và dãy xuyên tâm. Tiếp đến là phần mô mềm vỏ gồm rất nhiều tế bào hình đa giác, phía ngoài thành mỏng bị ép bẹt, phía trong có các tế bào thành dày hóa gỗ xếp lộn xộn xen kẽ các tế bào mô mềm. Trong mô mềm là các bó libe rất phát triển, libe được cấu tạo bởi các tế bào nhỏ xếp từ ngoài vào trong, nhỏ ở ngoài và loe rộng dần ở phía trong. Nằm xen kẽ giữa các bó libe là các tia ruột.

Bột

Bột có màu vàng nhạt, không mùi, vị rất đắng. Soi dưới kính hiển vi có các đặc điểm sau: Mảnh bần màu vàng nhạt hoặc không màu, gồm các tế bào hình đa giác thành dày, mảnh mô mềm tế bào hình đa giác thành mỏng, rải rác có các tế bào chứa hạt tinh bột. Sợi và bó sợi dài có thành dày. Hạt tinh bột gồm 2 loại: hình tròn hoặc gần tròn và hạt tinh bột hình trứng hoặc thuôn dài, có rốn dài, rải rác có các hạt tinh bột kép đôi, ít hạt tinh bột kép ba, hoặc tập trung thành đám. Mảnh mạch điểm, tinh thể calcioxalat hình khối.

40

Định tính trong ống nghiệm

Định tính Glycosid tim

+ Phản ứng Baljet: cắn dược liệu trong CHCl3 thêm 1ml EtOH 90%, lắc đều cho cắn được hòa tan hết, thêm 0,5ml thuốc thử Baljet mới pha thấy xuất hiện màu đỏ cam.

+ Phản ứng Legal: cắn dược liệu trong CHCl3 thêm 1ml EtOH 90%, lắc đều cho tan hết cắn thêm 5 giọt dd. natri nitroprussiat 1% và 2 giọt dd. NaOH 10%, lắc đều xuất hiện màu đỏ.

Định tính Saponin

 Dịch chiết nước cho vào ống nghiệm to, thêm 5ml nước, lắc mạnh trong 5 phút theo chiều dọc ống nghiệm. Để yên 15 phút. Quan sát thấy cột bọt vẫn bền.

 PƯ Rosenthaler : Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết nước, thêm 1ml Vanilin 1% trong cồn và vài giọt H2SO4 đặc. Quan sát thấy dung dịch có màu tím hoa cà.

Định tính Alcaloid

Cho khoảng 5g bột dược liệu vào bình nón dung tích 100ml, thấm ẩm dược liệu bằng dd. amoniac đặc. Đậy kín bình trong vòng 30 phút. Cho 25ml chloroform lắc đều, ngâm 12 giờ. Lọc lấy dịch chiết cho vào bình gạn. Sau đó lắc kỹ 2 lần, mỗi lần với 10ml dd. H2SO4 1N. Để phân lớp, gạn lấy dịch chiết acid, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 1ml dịch chiết acid.

 Ống 1: Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc thử Mayer. Xuất hiện tủa trắng.

 Ống 2: Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc thử Dragendroff. Xuất hiện tủa da cam.

 Ống 3: Nhỏ 2 – 3 giọt thuốc thử Bouchardat. Xuất hiện tủa nâu.

Định tính Coumarin.

Cho 3g bột dược liệu vào bình nón có dung tích 100ml, thêm 30ml EtOH 90%. Đun cách thủy 5 phút. Lọc nóng. Dịch lọc thu được dùng làm các PƯ:

41

 Phản ứng mở đóng vòng lacton:

Cho vào 2 ống nghiệm nhỏ mỗi ống 1ml dịch chiết:

 Ống 1: Thêm 0,5ml dd. NaOH 10%.

 Ống 2: Để nguyên.

Đun cả 2 ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát thấy:

 Ống 1: có tủa đục màu vàng.

 Ống 2: trong suốt.

Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2ml nước cất. Lắc đều, rồi quan sát thấy:

 Ống 1: trong suốt.

 Ống 2: có tủa đục.

Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, ống 1 trở lại tủa đục như ống 2.

 Phản ứng Diazo hóa:

Cho vào ống nghiệm nhỏ 1ml dịch chiết. Thêm vào đó 2ml dd. NaOH 10% đun cách thủy sôi 3 – 5 phút rồi để nguội. Thêm vài giọt thuốc thử Diazo mới pha. Xuất hiện màu đỏ gạch.

Sắc ký lớp mỏng.

Bản mỏng: Silicagel GF254.

Dung môi khai triển: chloroform : methanol [19 : 2].

Dịch chấm sắc ký: Lấy khoảng 5g bột dược liệu cho vào bình nón dung tích 50ml, thêm 20ml MeOH, ngâm 1 – 2 tuần. Lọc lấy dịch chiết, đem cô cách thủy còn 1 – 2ml, lọc qua giấy lọc được dịch chiết đem chấm sắc ký.

Hiện màu: bằng thuốc thử Vanilin 1% trong cồn trong H2SO4 đặc.

Phát hiện vết:

 Ở bước sóng  = 254nm quan sát được ít nhất 6 vết.

 Ở bước sóng  = 366nm quan sát được ít nhất 8 vết.

42

Độ ẩm: không quá 13%

Tro toàn phần: Dự kiến không vượt quá 2,75%.

Các chất chiết được bằng dung môi theo phương pháp chiết lạnh:

 Các chất chiết được bằng nước: dự kiến không nhỏ hơn 13,49%.

 Các chất chiết được bằng cồn: dự kiến không nhỏ hơn 13,89%.

Tác dụng và công dụng:

Tăng khả năng tình dục, chống khối u, chống ký sinh trùng sốt rét, kháng khuẩn, trị giun, an thần, giảm lo âu, giảm đường huyết. Ngoài ra, còn có tác dụng khác như: hạ sốt, đau đầu, ho dai dẳng, ức chế sự nhân lên của virus HIV…Được dùng điều trị rối loạn chức năng sinh dục nam, ức chế ung thư, chữa sốt rét, trị giun, đường huyết cao.

Bảo quản: bảo quản trong túi Polyethylen để nơi thoáng mát. 3.5. Bàn luận

Việc nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn một dược liệu khá chặt chẽ, đòi hỏi phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

 Đối với mẫu dược liệu: phải trực tiếp lấy mẫu dược liệu tươi, ở nhiều nơi khác nhau ( tốt nhất là lấy được tất cả các mẫu ở vùng có dược liệu này mọc nhiều, có thể phải lấy ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm, xác định được tuổi cây), về tự chế biến bảo quản tốt để nghiên cứu. Do điều kiện về thời gian và kinh phí hạn hẹp, hơn nữa cũng chưa khảo sát được trữ lượng cây và phân bố ở vùng miền nào nhiều. Do đó chúng tôi mới thu thập được 3 mẫu, trong đó 1 mẫu lấy trực tiếp từ cây tươi, còn 2 mẫu mua trên thị trường.

 Định lượng và phương pháp định lượng: Hiện nay khi chúng ta đã hội nhập quốc tế sâu rộng nên khi xây dựng tiêu chuẩn một dược liệu bắt buộc phải định lượng ít nhất một thành phần, thành phần đó có thể có tác dụng hoặc không có tác dụng (chỉ để làm dấu vân tay) bằng một phương pháp

43

thông dụng nhưng phải có độ chính xác cao, hiện nay thường dùng phương pháp HPLC. Nếu không có định lượng hoặc định lượng bằng phương pháp cổ điển, độ chính xác thấp thì kết quả ít có ý nghĩa trong kiểm nghiệm dược liệu, khó hội nhập với khu vực và thế giới. Trong phương pháp HPLC, điều khó khăn nhất là chất chuẩn, khó kiếm và rất đắt; hiện nay chúng tôi đang tìm mua chất chuẩn BB ở cả trong và ngoài nước nhưng chưa mua được, do đó chúng tôi chưa thể định lượng được thành phần trong BB. Chính vì vậy xây dựng tiêu chuẩn BB của chúng tôi mới chỉ là sơ bộ để tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.

 Dược liệu chuẩn: Đây cũng là vấn đề phức tạp, tốn công sức, thời gian nên nhiều cơ quan có trách nhiệm cũng ngại làm. Vì chất lượng dược liệu phụ thuộc nhiều yếu tố như: thời vụ thu hoạch, thổ nhưỡng, thời gian bảo quản, điều kiện bảo quản, tuổi của dược liệu. Vì vậy dược liệu chuẩn phải cập nhật hàng năm thay cũ đổi mới rất tốn kém mà không kinh doanh để mang lại hiệu quả kinh tế được, hơn nữa Bộ y tế cũng chưa có quyết định chính thức giao nhiệm vụ cho đơn vị nào chịu trách nhiệm và nguồn kinh phí hàng năm là bao nhiêu, đây vẫn là mảng trống chưa được quan tâm. Dược liệu BB cũng không nằm ngoại lệ trên, hơn nữa dược liệu này gần đây mới dùng nhiều, chưa có trong Dược điển Việt Nam IV nên cũng chưa có mẫu chuẩn.

 Chất chuẩn đối chiếu: ở Việt Nam hầu như thiếu rất nhiều, thậm chí chất chuẩn nhưng chưa thật chuẩn, rất khó kiếm và rất đắt, chất chuẩn trong Bá bệnh cũng nằm trong tình trạng này.

 Về mặt vi học cũng cần thiết phải làm vi phẫu rễ BB, nhưng mẫu chúng tôi thu thập là rễ to, khô rất khó cắt, vì vậy chúng tôi chỉ cắt vi phẫu vỏ rễ.

Với những khó khăn nêu ở trên và kinh nghiệm nghiên cứu còn rất hạn chế chúng tôi mới chỉ đưa ra một số tiêu chuẩn rất sơ bộ về dược liệu BB để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo.

44

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

4.1. Kết luận.

Sau thời gian nghiên cứu về rễ cây Bá bệnh, chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

Về thực vât:

 Đã mô tả được đặc điểm hình thái rễ cây Bá bệnh.

 Đã mô tả chi tiết và chụp ảnh vi phẫu vỏ rễ, bột rễ góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu.

Về thành phần hóa học:

Bằng các phản ứng định tính đã xác định trong rễ cây BB có: glycosid tim, saponin, alkaloid, coumarin, acid hữu cơ, acid amin, steroid, polysaccharid.

Sắc ký lớp mỏng: với hệ dung môi Chloroform : Methanol [19:2] đã phát

hiện được:

 Ở bước sóng  = 254nm quan sát được ít nhất 6 vết. Trong đó vết 1 có màu xanh lam, vết 5 đậm và to nhất.

 Ở bước sóng  = 366nm quan sát được ít nhất 8 vết. Trong đó, vết 7 to nhất.

 Sau khi phun thuốc thử hiện màu phát hiện được ít nhất 6 vết. Trong đó, vết 6 rõ và đậm nhất có màu tím hồng.

Về xác định độ ẩm, tro toàn phần, các chất chiết được bằng dung môi:

 Đã xác định được độ ẩm an toàn của dược liệu: 8 – 10%.

 Đã xác định được tỉ lệ tro toàn phần: 2,47%  0,28.

 Đã xác định được các chất chiết được bằng nước: 15,73%  2,24. Đã xác định được các chất chiết được bằng cồn: 16,38%  2,49

45

4.2. Đề xuất

Trên đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần hóa học, đặc điểm vi học, xác định một số chỉ tiêu hóa lý của dược liệu rễ cây Bá bệnh theo các tiêu chí của chuyên luận về dược liệu trong Dược điển Việt Nam IV. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên kết quả nghiên cứu chúng tôi thu được mới chỉ là sơ bộ. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để đưa ra tiêu chuẩn chính xác, chặt chẽ và có tính khả thi:

- Thu mẫu ở những vùng có nhiều Bá bệnh và thu mẫu cây tươi có kiểm tra tuổi cây, kiểm tra tên khoa học, thu vào nhiều tháng trong năm để tiếp tục hoàn thiện đặc điểm thực vật và vi học rễ Bá bệnh.

- Cần định lượng thành phần chính có tác dụng trong rễ.

- Sớm có tiêu chuẩn Dược điển để làm cơ sở pháp lí đánh giá chất lượng dược liệu và sản phẩm chứa dược liệu này.

- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá đầy đủ chặt chẽ về tác dụng dược lý của dược liệu này để làm cơ sở hướng dẫn sử dụng an toàn hiệu quả và khai thác bảo tồn hợp lí.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1- Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

2- Lê Thanh Bình (2007), Góp phần nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây Bá bệnh, khóa luận dược sĩ đại học.

3- Bộ môn Dược liệu (2004), Bài giảng dược liệu tập I, Trung tâm thông tin - thư viện ĐH Dược Hà nội.

4- Bộ môn toán - tin (2010), Xác xuất thống kê, trường ĐH Dược hà nội. 5- Bộ y tế (2009), Dược Điển Việt Nam IV, NXB Y học.

6- Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học.

7- Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Viết Tựu (1985), Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc, NXB Y học.

8- Đào hữu Hồ (2007), Xác xuất thống kê, NXB ĐH Quốc gia Hà nội, tr. 7-37,168.

9- Phạm Hoàng Hộ (2000), Cây cỏ Việt Nam, quyển 2, NXB Trẻ , tr. 381 – 385.

10- Dương Thị Ly Hương và Cs (2011), “Đánh giá tác dụng của rễ cây Bá bệnh (Eurycoma Longifolia J.) lên hành vi tình dục ở chuột thực nghiệm”, Tạp chí dược học , tr. 42 - 46.

11- Dương Thị Ly Hương, Nguyễn Trần Giáng Hương, Trần Đức Phấn (2011), “Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của rễ Bá bệnh (Eurycoma Longifolia J.) trên động vật thực nghiệm”, Tạp chí dược học, tr. 30 - 34.

12- Văn Ngọc Hướng, Nguyễn Việt Hảo, Vũ Thị Minh Thư, "Phân lập và xác định cấu trúc phân tử của các ancaloit trong vỏ cây Bách bệnh (Eurycoma Longifolia Jack.)", Hội hóa học Việt nam - phân hội hóa hữu cơ, hội nghị khoa học và công nghệ hóa học hữu cơ toàn quốc lần thứ IV, tr. 407 - 11.

13- Văn Ngọc Hướng, Nguyễn Việt Hảo (2006), “Góp phần nghiên cứu các hoạt chất sinh học của rễ cây Bá bệnh (Eurycoma Longifolia Jack.) ở Việt Nam”, Hóa học và ứng dụng, số 3 (51), tr. 36 - 38.

14- Trần Nguyễn Tú Oanh (2012), Chiết tách và phân lập hai chất đối chiếu thuộc nhóm Quassinoid từ rễ cây Bá bệnh (Radix Eurycomae),

luận văn thạc sĩ dược học.

15- Nguyễn Thị Tâm, Phạm Thanh Kỳ, Trần Văn Thanh (2007), Dược liệu học tập 2, NXB Y học.

16- Nguyễn Viết Thân ( 2003), Kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp hiển vi, tập 1, NXB Khoa học Kỹ thuật.

17- Nguyễn Viết Thân (2009), Thực tập dược liệu, Trung tâm thông tin - thư viện ĐH Dược Hà Nội.

18- Trần Anh Tuấn, Trần Thu Hương , Trần Hồng Quang, Nguyễn Tiến Hùng, Phan Văn Kiệm, Châu Văn Minh (2007), “Nghiên cứu thành phần hóa học cây Bách bệnh (Eurycoma Longifolia Jack)”, Tạp chí dược học, số 378 năm 47, tr. 12 - 16.

19- Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam,

tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật hà nội.

Tiếng Anh

20- Ang HH, Cheang HS, Yusof AP (2000), “Effects of Eurycoma longifolia Jack (Tongkat Ali) on the initiation of sexual performance of inexperienced castrated male rats”, Exp Anim., 49(1), pp. 35-38.

21- Ang HH, Ngai TH, Tan TH (2003), “Effects of Eurycoma longifolia Jack on sexual qualities in middle aged male rats”, Phytomedicine, 10, pp. 590-593.

22- Bin-Seng Low, Prashanta Kumar Das, Kit-Lam Chan (2013), “Standardized quassinoid-rich Eurycoma longifolia extract improved spermatogenesis and fertility in male rats via the hypothalamic- pituitary-gonadal axis”, J. Ethnopharmacol, pp. 706-714.

23- Chan KL, et al. (2004), “Antiplasmodial studies of Eurycoma longifolia Jack using the lactate dehydrogenase assay of Plasmodium falciparum”, J. Ethnopharmacol, 92(2-3), pp. 223-227.

24- Farouk AE, Benafri A (2007), “Antibacterial activity of Eurycoma longifolia Jack. A Malaysian medicinal plant”, Saudi Med J., 28(9), pp.1422-1424.

25- Hideji Itokawa, et al. (1991), “Eurylene, a new squalene-type triterpene from Eurycoma longifolia”, Tetrahedron Letters, 32(150, pp.1803- 1804.

26- Husen R, Pihie AH, Nallappan M (2004), “Screening for antihyperglycaemic activity in several local herbs of Malaysia”, J. Ethnopharmacol., 95, pp. 205-208.

27- Jiwajinda S, et al. (2002), “In vitro anti-tumor promoting and anti- parasitic activities of the quassinoids from Eurycoma longifolia, a medicinal plant in Southeast Asia”, J. Ethnopharmacol., 82(1), pp. 55- 58.

28- Katshuyoshi Mitsunaga, et al. (1994), “Canthin-6-one alkaloids from Eurycoma longifolia”, Phytochemistry, 35(3), pp. 799-802.

29- Morita H, et al. (1993), “Squalene derivatives from Eurycoma longifolia”, Phytochemistry, 34, pp. 765-771.

30- Pooi-Fong Wong, et al. (2012), “Eurycomanone suppresses expression of lung cancer cell tumor markers, prohibitin, annexin 1 and endoplasmic reticulum protein 28”, Phytomedicine, pp. 138-144.

31- Ping-Chung Kuo, et al. (2004), “Cytotoxic and antimalarial constituents from the roots of Eurycoma longifolia”, Bioorganic & Medicinal Chemistry, pp. 537-544.

32- Rajeev Bhat, A.A. Karim (2010), “Tongkat Ali: A review on its ethnobotany and pharmacological important”, Fitoterapia, 81, pp. 669- 679.

33- Satayavivad J, et al. (1998), “Toxicological and antimalerial activity of eurycomalactone and Eurycoma longifolia Jack extracts in mice”, Thai J. Phytopharmacy,5, pp. 14-27.

34- Tripetch Kanchana poom, et al. (2001), “Canthin-6-one and β-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu so sánh đặc điểm vi học và thành phần hóa học của 3 mẫu rễ cây bá bệnh hướng tới xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)