Kết quả phân tích DSC

Một phần của tài liệu Bào chế hệ phan tán rắn meloxicam (Trang 49 - 60)

Giản đồ nhiệt của MX nguyên liệu, PVP K30, PEG 6000, HHVL MX:PVP=1:5, HHVL MX:PEG 6000=1:5, HPTR MX:PVP=1:5, HPTR MX:PEG bay hơi=1:5, HPTR MX:PEG đun chảy=1:5 được ghi trên máy phân tích nhiệt DSC METTLER TOLEDO. Kết quả được thể hiện trên hình 3.9 và 3.10

Do điều kiện hạn hẹp về thời gian và kinh phí, đề tài chỉ lựa chọn một tỉ lệ phối hợp dược chất : chất mang=1:5 để khảo sát phân tích nhiệt DSC. Giản đồ nhiệt của MX nguyên liệu cho thấy một pic thu nhiệt ở khoảng 263oC tương ứng với nhiệt độ nóng chảy của MX. Trên giản đồ của PVP K30 không thấy xuất hiện pic nóng chảy. Đối với HHVL vẫn xuất hiện pic thu nhiệt ở vùng lân cận 260oC với cường độ pic yếu là do MX bị pha loãng khi trộn thành HHVL tỉ lệ 1:5, tuy nhiên pic không gọn và rõ ràng. Ở HPTR không còn thấy xuất hiện pic thu nhiệt, điều này có thể là do HPTR có cấu trúc đồng nhất và MX chủ yếu ở dạng vô định hình nên không còn pic thu nhiệt do nóng chảy.

Hình 3.9: Giản đồ nhiệt của MX nguyên liệu (NL), PVP K30, HHVL và HPTR với PVP tỉ lệ 1:5

Hình 3.10: Giản đồ nhiệt của MX NL, PEG 6000, HHVL và HPTR với PEG tỉ lệ 1:5

Giản đồ nhiệt DSC của PEG 6000 ta thấy một pic thu nhiệt ở khoảng 65o

C tương ứng với nhiệt độ nóng chảy của PEG. Đối với HHVL với PEG ta thấy pic thu nhiệt dịch chuyển xuống khoảng 245oC với cường độ pic yếu là do MX bị pha loãng khi trộn thành HHVL tỉ lệ 1:5, không gọn và rõ ràng. Ở HPTR với PEG cả

hai phương pháp bay hơi dung môi và đun chảy không còn thấy xuất hiện pic thu nhiệt, điều này có thể sơ bộ đánh giá HPTR có cấu trúc đồng nhất và MX chủ yếu ở dạng vô định hình.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Kết luận

Sau thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã rút ra một số kết luận như sau:

1. Về bào chế

Đã bào chế được hệ phân tán của meloxicam với hai chất mang PVP K30 và PEG 6000 bằng hai phương pháp: bay hơi dung môi và đun chảy. Với hệ dung môi lựa chọn cho phương pháp bay hơi dung môi là CH2Cl2 :MeOH tỉ lệ 80 : 20. Hệ phân tán rắn bào chế được có hiệu suất > 80%

2. Về khảo sát độ tan

Đã đánh giá được độ tan của các HPTR trong dung môi nước ở 37o

C. Kết quả cho thấy: Khi dùng chất mang PEG 6000 làm tăng độ tan của meloxicam đáng kể so với meloxicam nguyên liệu. Hệ phân tán rắn MX : PVP K30 làm tăng độ tan của MX từ 3 – 7 lần so với MX nguyên liệu, hệ phân tán rắn MX : PEG 6000 làm tăng độ tan của MX từ 14 – 25 lần so với MX nguyên liệu.

3. Về độ hòa tan:

Đã đánh giá được độ hòa tan của MX trong các HPTR đã bào chế: Khi bào chế hệ phân tán rắn chứa meloxicam với các chất mang thì độ hòa tan của meloxicam tăng lên đáng kể so với meloxicam nguyên liệu, sau 30 phút gần như toàn bộ meloxicam trong các hệ phân tán rắn được hòa tan hết vào môi trường hòa tan. Hệ phân tán rắn dùng chất mang PEG 6000 cho kết quả tăng độ hòa tan tốt hơn hệ dùng PVP K30.

Hệ phân tán rắn dùng chất mang PEG 6000 bào chế theo phương pháp bay hơi dung môi cho tốc độ hòa tan ở thời điểm ban đầu nhanh hơn so với hệ dùng chất mang PEG 6000 bào chế theo phương pháp đun chảy.

Khi tăng tỷ lệ chất mang, độ hòa tan của meloxicam trong các hệ phân tán rắn dùng PEG 6000 không có sự thay đổi đáng kể, còn trong các hệ phân tán rắn dùng PVP K30, khi tăng tỷ lệ chất mang độ hòa tan của meloxicam có xu hướng giảm

Đề xuất

Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có những đề xuất như sau:

- Tiếp tục khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bào chế HPTR chứa MX với chất mang PEG 6000 bằng phương pháp đun chảy như: thời gian đun, quá trình làm nguội... Vì đây là phương pháp bào chế HPTR đơn giản, không tốn kém dung môi và độ hòa tan của MX từ HPTR khá tốt.

- Theo dõi độ ổn định của các HPTR bào chế được.

- Tiếp tục khảo sát cấu trúc của HPTR bằng các phương pháp khác như: đo phổ hồng ngoại, nhiễu xạ tia X…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bộ Y tế (2007), Hóa dược tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2007), Dược lý học tập 2, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2007), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc tập 1,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Nguyễn Đăng Hòa (2000), Nghiên cứu hệ phân tán rắn của artemisinin và ứng dụng một số dạng thuốc, Luận án tiến sĩ dược học, Trường Đại học

Dược Hà Nội.

6. Trường Đại học Dược Hà Nội (2009), Sinh dược học bào chế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

TIẾNG ANH

7. Aggarwal S, Gupta GD and Chaudhary S. (2010), "Solid dispersion as an eminent strategic approach in solubility enhancement of poorly soluble drug", International Journal of Pharmaceutical Sciences and Research, Vol. 1, pp. 1-13.

8. Aleem M A (2006), "Solid Dispersion – an approach to enhance the dissolution rate of aceclofenac", University of Health Science, pp.15.

9. American society of health- system Pharmacists (2010), AHFS drug

information,Vol. 2, pp.2138-2140.

10. Awasthi SS, Kumar TG, Manisha P, Preeti Y, Kumar SS (2011), “Development of meloxicam formulations utilizing ternary complexation for solubility enhancement", Pakistan Journal of Pharmaceutical

Sciences,24(4), pp.533-541.

11. Bashiri-Shahroodi A, Nassab PR, Szabó-Révész P, Rajkó R (2008), "Preparation of a solid dispersion by a dropping method to improve the rate of dissolution of meloxicam", Drug Development and Industrial

Pharmacy,34(7), pp.781-789.

12. British Pharmacopoeia (2009), pp. 3757.

13. BożenaKarolewicz, AgataGórniak, ArturOwczarek, Karol Nartowski, EwaŻurawska-Płaksej, JanuszPluta (2012), "Solid dispersion in pharmaceutical technology: Part II. The methods of analysis of solid dispersions and examples of their application", Polimery w Medycynie, 42(2), pp.97–107.

14. Das S. (2010), "Solid Dispersions : An Approach to Enhance the Bioavailability of Poorly Water-Soluble Drugs", International Journal of Pharmacology and Pharmaceutical Technology, Volume-I, Issue-1, pp.38-

46.

15. Dimitrios N Bikiaris (2011),"Solid dispersions, Part I: recent evolutions and future opportunities in manufacturing methods for dissolution rate enhancement of poorly water-soluble drugs", Drug delivery,8(11), pp.1501- 1519.

16. Dimitrios N Bikiaris (2011)," Solid dispersions, Part II: new strategies in manufacturing methods for dissolution rate enhancement of poorly water- soluble drugs",Drug delivery, 8(12), pp.1663-1680.

17. Duncan Q.M. Craig (2002), Review: The mechanisms of drug release from solid dispersions in water-soluble polymers, International Journal of

Pharmaceutics, 231, pp 131–144.

18. El-Badry M (2011), "Physicochemical characterization and dissolution properties of meloxicam-gelucire 50/13 binary systems", Scientia Pharmaceutica, 79(2), pp.375-386.

19. Engelhardt G, Bögel R, Schnitzler C, Utzmann R (1996), Meloxicam: Influence on arachidonic acid metabolism. Part II. In vivo findings,

Biochemical Pharmacology, 51(1), pp.29-38.

20. Kamalakkannan V, Puratchikody A, Masilamani K and Senthilnathan B (2010)," Solubility enhancement of poorly soluble drugs by solid dispersion

technique – A review", Journal of Pharmacy Research, Vol. 3, pp. 2314- 2321.

21. Karanth H, Shenoy VS and Murthy RR., "Industrially Feasible Alternative Approaches in the Manufacture of Solid Dispersions: A Technical Report",AAPS Pharm Sci tech., 2006, Vol. 7, pp. E1-E8.

22. Ketan T. Savjani, Anuradha K. Gajjar, Jignasa K. Savjani (2012), "Drug Solubility: Importance and Enhancement Techniques", ISRN Pharmaceutic,

pp. 195727.

23. Kumar DS et al. (2011),"Solubility improvement using solid dispersion; strategy, mechanism and characteristics: responsiveness and prospect way outs", International Research Journal of Pharmacy, Vol. 2, pp. 55-60.

24. Lewis S, Udupa N et al. (2009), "Solid dispersions: A review", Pakistan

Journal of Pharmaceutical Sciences, Vol. 22, pp. 234-246.

25. Loftsson T, Brewster ME (1996), Pharmaceutical applications of cyclodextrins: 1. Drug solubilization and stabilization, Journal of Pharmaceutical Sciences,85(10), pp.1017-1042.

26. Marcus E. Brewster, Thorsteinn ,Loftsson (2007), "Cyclodextrins as pharmaceutical solubilizers", Advanced Drug Delivery Review,59, pp.645–

666.

27. Merck research Laboratories (2001), The Merck index 13th, pp.1040- 1041. 28. Michael Hite, Stephen Turner, Cathy Federici (2003), "Oral Delivery of

Poorly Soluble Drugs", Pharmaceutical Manufacturing and Packing, issue

03.

29. Miranda L. Cheney, David R. Weyna, Ning Shan, Mazen Hanna, Lukasz Wojtas, Michael J. Zaworotko (2011), "Coformer selection in pharmaceutical cocrystal development: A case study of a meloxicam aspirin cocrystal that exhibits enhanced solubility and pharmacokinetics", Journal of

Pharmaceutical Sciences, Vol. 100, Issue 6, pp.2172–2181.

Inhibitors Using Various Solvent Systems”, AAPS PharmSciTech, 4 (3), Article 33.

31. Patel R and Patel M et al. (2009), "Formulation strategies for improving drug solubility using solid dispersions", Pharmainfo.net., Vol. 7.

32. Raymond C Rowe, Paul J Sheskey, Marian E Quinn (2009), Handbook of pharmaceutical excipients Sixth edition.

33. Samer Al-Dhalli (2007), "Preparation and evaluation of Fenofibrate-Gelucire 44/14 solid dispersions".

34. Sharma A. (2011) , "Solid dispersion: A promise technique to enhance solubility of poorly water soleble drug", International Journal of drug delivery, 3, pp.149-170.

35. Sharma D, Soni M, Kumar S and Gupta GD (2009), "Solubility Enhancement -Eminent Role in Poorly Soluble Drugs", Research Journal of

Pharmacy and Technology, Vol. 2, pp.220-224.

36. The United States of Pharmacoperial 32 (2009).

37. Türck D, Busch U, Heinzel G, Narjes H (1997), "Clinical pharmacokinetics of meloxicam", Arzneimittelforschung, 47(3), pp.253-261.

38. Tyagi Reena, DhillonVandana (2012), "Solid dispersion: A fruitful approach for improving the solubility and dissolution rate of poorly soluble drugs",

Journal of Drug Delivery & Therapeutics; 2(4), pp. 5-14.

39. Win Loung Chiou, Sindney Riegelman (1971), "Pharmaceutical application of solid dispersion systems", Journal of Pharmaceutical sciences, Vol 60(9), pp.1281-1301.

WEBSITE

40. http://www.thuocbietduoc.com.vn

41. http://www.mims.com/USA/drug/info/meloxicam/

Một phần của tài liệu Bào chế hệ phan tán rắn meloxicam (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)