Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa nồng độ meloxicam

Một phần của tài liệu Bào chế hệ phan tán rắn meloxicam (Trang 36)

Cân chính xác khoảng 0,0500 g meloxicam hòa tan trong hỗn hợp 100 ml MeOH và 0,4 ml NaOH 1N, siêu âm cho tan hoàn toàn. Sau đó bổ sung nước cho vừa đủ thể tích 200 ml. Từ dung dịch chuẩn gốc này pha loãng bằng hỗn hợp MeOH : H2O (tỷ lệ 1:1) được các dung dịch chuẩn có nồng độ thích hợp. Tiến hành định lượng như đã ghi trong mục 2.4.1. Kết quả được trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1.

Bảng 3.1. Sự tương quan giữa diện tích pic sắc ký và nồng độ dung dịch

meloxicam

Nồng độ MX (µg/ml) 2,915 5,830 29,150 58,300 291,500

Diện tích pic (mAU.s) 83,658 104,326 290,229 624,198 3003,789

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ dung dịch meloxicam và diện tích pic sắc ký.

Đồ thị có R2

= 0,9996 chứng tỏ nồng độ meloxicam và diện tích pic sắc ký có mối quan hệ tuyến tính trong khoảng nồng độ rất rộng. Do đó có thể định lượng meloxicam bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao ở các nồng độ trong phạm vi tuyến tính. Mặt khác qua khảo sát độ lặp lại của phương pháp bằng cách định lượng một dung dịch chuẩn, kết quả cho thấy phương pháp có độ lặp lại trong ngày và giữa các ngày khác nhau không đáng kể (RSD < 2%).

3.2. Bào chế HPTR meloxicam

Do độ tan của MX trong các dung môi hữu cơ thông thường là rất thấp cho nên việc lựa chọn hệ dung môi phù hợp để hòa tan được cả MX và chất mang thân nước sẽ tác động lớn để hiệu quả bào chế HPTR. DMF là dung môi mà MX có độ tan tốt nhất (~60 mg/mL), tuy nhiên nhược điểm của DMF là nhiệt độ bay hơi cao nên quá trình bốc hơi phải tiến hành trên thiết bị cất quay dưới áp suất giảm; khó thu hồi HPTR do tạo thành một lớp rắn cứng ở đáy bình. Qua khảo sát chúng tôi đã lựa chọn được hệ dung môi là hỗn hợp DCM: MeOH = 80:20. Hệ dung môi này có một số ưu điểm sau:

- Độ tan của MX trong cả hai dung môi tương đối lớn so với các dung môi hữu cơ khác.

- Sự có mặt của MeOH làm tăng tính phân cực cho dung môi, do đó dễ hòa tan chất mang thân nước và dễ kiềm hóa bằng NH3 để tăng khả năng hòa tan của MX.

- Nhiệt độ bay hơi thấp và giá thành thấp.

Tiến hành bào chế HPTR với hỗn hợp dung môi DCM: MeOH theo phương pháp đã nêu ở mục 2.4.2. Đánh giá HPTR bào chế được theo các tiêu chí: cảm quan, hiệu suất và hàm lượng dược chất. Hiệu suất được tính bằng khối lượng HPTR thu được sau khi nghiền chia cho tổng khối lượng dược chất và chất mang ban đầu. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả bào chế HPTR MX với PVP và PEG 6000 bằng phương pháp

bay hơi dung môi và đun chảy.

Mẫu Tỷ lệ

MX:Chất mang Hình thức

Hiệu suất bào

chế (%) % MX HPTR MX: PVP K30 1:1 Bột màu vàng tươi, dễ nghiền mịn, dễ hút ẩm 80,1 49,77 1:3 81,7 25,29 1:5 80,0 15,48 1:7 82,1 11,51 1:9 81,3 9,47 HPT MX: PEG 6000 (bay hơi dm) 1:1 Bột màu vàng tươi, dễ nghiền mịn hơn hệ PEG 6000 đun chảy, 90,2 49,72 1:3 90,7 24,97 1:5 89,8 16,23 1:7 92,4 12,26 1:9 89,5 10,01 HPTR MX: PEG 6000(đun chảy) 1:1 Bột màu vàng tươi, khó nghiền mịn, ít hút ẩm 92,2 50,01 1:3 91,8 25,00 1:5 93,1 16,51 1:7 90,6 12,47 1:9 91,1 10,01 Nhận xét:

- Hiệu suất bào chế HPTR dùng chất mang PVP K30 thấp hơn so với các hệ dùng PEG 6000 bào chế theo phương pháp bay hơi dung môi và đun chảy. Nguyên nhân là do khi bào chế HPTR dùng chất mang PVP K30, hỗn hợp ở cuối giai đoạn bay hơi dung môi rất nhớt và dính, khi loại hết dung môi thì hóa rắn và bám chắc vào dụng cụ nên khó thu hồi được toàn bộ HPTR tạo thành.

- Kết quả định lượng lại hàm lượng hoạt chất trong các HPTR bào chế được sau 1 tháng bảo quản cho thấy hàm tỉ lệ % dược chất xấp xỉ tỉ lệ ban đầu trong công thức. Điều này chứng tỏ trong HPTR dược chất được phân tán đồng đều và trong quá trình bào chế cũng như bảo quản thì dược chất ít bị biến đổi.

3.3. Kết quả khảo sát độ tan của meloxicam.

Tiến hành thử độ tan của MX trong nguyên liệu, HHVL và HPTR theo phương pháp đã nêu ở mục 2.4.4 với dung môi là nước cất. Kết quả thu được thể hiện ở bảng

Bảng 3.3. Độ tan của MX nguyên liệu, trong HHVL và HPTR

Công thức Tỉ lệ MX:Chất Độ tan (µg/ml) MX nguyên liệu - 10,48 HHVL MX : PVP K30 1:1 1,56 1:3 2,47 1:5 4,23 1:7 3,61 1:9 6,90 HPTR MX : PVP K30 1:1 80,55 1:3 47,62 1:5 43,84 1:7 40,39 1:9 36,57 HHVL MX : PEG 6000 1:1 74,77 1:3 104,04 1:5 120,38 1:7 178,52 1:9 174,31 HPTR MX : PEG 6000 bay hơi 1:1 139,94 1:3 150,41 1:5 145,46 1:7 160,33 1:9 171,91 HPTR MX : PEG 6000 đun chảy 1:1 162,03 1:3 146,35 1:5 169,56 1:7 252,50 1:9 215,32

Hình 3.2. Độ tan của MX nguyên liệu, trong HHVL và HPTR

Chú thích: PEG bh (HPTR MX : PEG bào chế bằng phương pháp bay hơi dung

môi)

PEG đc (HPTR MX: PEG bào chế bằng phương pháp đun chảy)

HHVL PVP (Hỗn hợp vật lý MX: PVP K30) HHVL PEG (Hỗn hợp vật lý MX: PEG) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HPTR PVP (HPTR MX : PVP K30)

Nhận xét:

- MX nguyên liệu có độ tan trong nước rất thấp (~10 µg/ml), kết quả này phù hợp với các số liệu đã công bố [27]. Do đặc tính phân tử MX rất sơ nước nên các tiểu phân MX luôn có xu hướng kết tụ và nổi trên bề mặt môi trường hòa tan, dẫn đến độ tan trong nước cũng như các dung môi phân cực khác rất thấp.

- Đối với HHVL MX : PVP K30: Độ tan của MX trong hệ giảm đáng kể so với MX NL và khi tăng tỉ lệ chất mang thì độ tan tăng không đáng kể. Đối với HPTR chất mang là PVP ta thấy độ tan đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên khi tăng tỉ lệ PVP K30 trong thành phần công thức thì độ tan lại cho xu hướng giảm dần.

- HPTR và HHVL MX: PEG 6000: Độ tan của MX trong hệ tăng lên rất nhiều lần so với MX NL (14 đến 20 lần). So sánh với độ tan MX trong HPTR sử dụng chất mang PVP ta thấy khi sử dụng chất mang PEG thì độ tan MX tăng lên đáng kể (gấp 3 đến 4 lần). Thực nghiệm cho thấy các mẫu thí nghiệm đánh giá độ tan của MX với chất mang PEG thì độ nhớt môi trường thấp hơn nhiều lần so với khi dùng chất mang PVP, độ nhớt này có thể là yếu tố chính tác động đến sự khuếch tán của tiểu phân dược chất.

3.4. Kết quả thử độ hòa tan

3.4.1. Kết quả thử độ hòa tan của HHVL và HPTR dùng PVP K30.

Tiến hành thử độ hòa tan của MX trong nguyên liệu, HHVL và HPTR dung chất mang PVP K30 theo phương pháp đã nêu ở mục 2.4.5, tiến hành 3 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.4, hình 3.3 và 3.4.

Bảng 3.4. % MX hòa tan từ nguyên liệu, HHVL và HPTR với chất mang PVP

K30 Tên mẫu Tỷ lệ MX:PVP % MX hòa tan 10 phút 20 phút 30 phút 60 phút 90 phút 120 phút MX NL 3,7 6,7 8,2 10,9 16,5 18,4 HHVL 1:1 29,5 47,9 71,0 99,7 99,7 99,8 1:3 20,5 33,6 48,6 68,4 74,5 90,4 1:5 22,5 34,4 48,2 70,8 85,5 99,2 1:7 26,6 39,9 64,0 68,1 88,4 93,3 1:9 26,0 38,1 48,2 63,9 71,0 83,1 HPTR 1:1 45,4 86,8 99,2 99,3 99,3 99,3 1:3 40,0 79,7 94,5 97,3 99,5 96,7 1:5 50,0 83,3 91,3 99,2 99,2 99,4 1:7 53,0 92,9 100, 100, 99,9 100,0 1:9 49,4 86,8 99,1 99,2 99,4 100,0

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của MX nguyên liệu và MX trong HHVL ở tỷ lệ MX: PVP K30 tỉ lệ 1:1; 1:3 và 1:5.

Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của MX nguyên liệu và MX trong HHVL ở tỉ lệ MX:PVP K30 1:7 và 1:9

Nhận xét:

- Độ hòa tan MX từ nguyên liệu thấp hơn rất nhiều so với HHVL và HPTR, sau 120 phút chỉ khoảng 18% hoạt chất hòa tan. HPTR của MX với tá dược PVP cải thiện đáng kể độ hòa tan so với HHVL cùng tỉ lệ. Tại các thời điểm 10 và 20 phút ta thấy rằng phần trăm MX hòa tan từ HPTR đều lớn hơn gấp 2 lần so với HHVL. Sau 30 phút thì MX trong các HPTR đã hòa tan gần như hoàn toàn, trong khi ở các HHVL thì phải sau 120 phút thì MX hòa tan mới đạt trên 90%.

- Khi tăng tỉ lệ chất mang PVP trong công thức thì độ hòa tan thay đổi không đáng kể và không theo qui luật. Điều này có thể là do ở các tỉ lệ thấp thì dược chất đã bão hòa và phân tán đều trong chất mang do đó khi thay tăng lượng chất mang thì không thay đổi đáng kể độ hòa tan của dược chất. Hơn nữa do thể tích môi trường hòa tan lớn (900 ml), lượng HPTR đem thử nhỏ cho nên lượng chất mang thân nước hòa tan ít tác động đến độ nhớt của môi trường.

3.4.2. Kết quả thử độ hòa tan của HPTR với chất mang PEG 6000 bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi

Tiến hành thử độ hòa tan của MX trong nguyên liệu, HHVL và HPTR dung chất mang PEG 6000 theo phương pháp đã nêu ở mục 2.4.5, tiến hành 3 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.5; 3.6.

Bảng 3.5. Phần trăm MX hòa tan từ nguyên liệu, HHVL và HPTR bào chế

theo phương pháp bay hơi dung môi với chất mang PEG 6000.

Mẫu Tỷ lệ MX: PEG % MX hòa tan (%) 10 phút 20 phút 30 phút 60 phút 90 phút 120 phút MX 3,7 6,7 8,2 10,9 16,5 18,4 HHVL 1:1 37,5 73,6 89,5 94,1 100,0 100,0 1:3 40,4 59,6 77,9 93,7 100,0 100,0 1:5 39,7 67,4 72,4 75,7 77,9 77,7 1:7 37,0 62,2 72,9 80,3 86,7 85,6 1:9 30,3 61,5 83,0 83,8 85,0 88,5 HPTR 1:1 58,4 100,0 99,8 99,8 100,0 100,0 1:3 67,1 93,1 100,0 99,9 100,0 100,0 1:5 69,6 99,3 97,1 98,3 97,8 98,1 1:7 65,1 96,8 97,1 97,4 96,8 94,4 1:9 60,8 100,0 99,8 99,9 100,0 100,0 Hìn h 3.5. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của MX nguyên liệu; HHVL và HPTR với PEG

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của MX nguyên liệu; HHVL và HPTR

với PEG 6000 bằng phương pháp bay hơi dung môi ở các tỷ lệ 1:7; 1:9 Nhận xét:

- HPTR bào chế theo phương pháp bay hơi dung môi và HHVL cải thiện đáng kể độ hòa tan của MX so với MX nguyên liệu: Tại thời điểm 10 phút, phần trăm hòa tan của MX nguyên liệu phần chỉ đạt dưới 5%, trong khi đó phần trăm hòa tan MX của hỗn hợp vật lý MX: PEG và HPTR MX: PEG đều đạt trên 30%. Sau 30 phút, tỷ lệ hòa tan MX ở các HHVL và HPTR đều đạt trên 75%, tỷ lệ này ở MX nguyên liệu chỉ đạt dưới 10%.

- So sánh giữa các HPTR với tỉ lệ chất mang thay đổi ta thấy tốc độ hòa tan MX không có sự khác nhau nhiều.

- Tại cùng một tỷ lệ MX:PEG : Nhìn chung HPTR cho tỷ lệ hòa tan MX cao hơn so với HHVL. Tại thời điểm 10 phút, phần trăm hòa tan MX từ HPTR đạt trên 60% còn phần trăm hòa tan MX từ HHVL chỉ đạt dưới 40%; tới thời điểm 20 phút, HPTR hòa tan trên 90% MX còn HHVL hòa tan khoảng 60% MX.

3.4.3. Kết quả thử độ hòa tan của HPTR với chất mang PEG 6000 bào chế bằng phương pháp đun chảy

Tiến hành thử độ hòa tan của MX trong nguyên liệu, HHVL và HPTR dung chất mang PEG 6000 theo phương pháp đã nêu ở mục 2.4.5., tiến hành 3 lần lấy kết quả trung bình. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.7; 3.8

Bảng 3.6. Phần trăm MX hòa tan từ nguyên liệu, HHVL và HPTR với chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mang PEG 6000 bằng phương pháp đun chảy.

Tên mẫu Tỷ lệ MX:PEG % MX hòa tan (%) 10 phút 20 phút 30 phút 60 phút 90 phút 120 phút MX NL 3,7 6,7 8,2 10,9 16,5 18,4 HHVL MX:PEG 1: 1 37,5 73,6 89,5 94,1 100,0 100,0 1: 3 40,4 59,6 77,9 93,7 100,0 100,0 1: 5 39,7 67,4 72,4 75,7 77,9 77,7 1: 7 37,0 62,2 72,9 80,3 86,7 85,6 1: 9 30,3 61,5 83,0 83,8 85,0 88,5 HPTR MX:PEG đun chảy 1: 1 64,0 97,3 96,5 97,1 97,4 96,8 1: 3 30,8 96,1 98,4 95,7 95,8 95,6 1: 5 19,1 93,8 97,7 98,0 98,3 96,9 1: 7 14,5 90,2 5,7 97,9 96,2 96,1 1: 9 9,2 84,5 95,7 96,2 100,0 100,0

Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của MX nguyên liệu; HHVL và HPTR

với PEG bằng phương pháp bay đun chảy ở các tỷ lệ 1:1, 1:3, 1:5.

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn độ hòa tan của MX nguyên liệu; HHVL và HPTR

Nhận xét:

- Tương tự với HPTR MX:PEG bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi, HPTR MX:PEG bào chế bằng phương pháp đun chảy cũng cải thiện đáng kể độ hòa tan của MX nguyên liệu.

- So sánh giữa các HPTR MX: PEG đun chảy: Trong 20 phút đầu, tốc độ hòa tan MX giảm khi tăng tỷ lệ chất mang PEG. Sau thời điểm 20 phút, tốc độ hòa tan MX không có sự khác nhau nhiều. Điều này có thể là do quá trình hòa tan PEG diễn ra chậm, trong HPTR lại có sự trộn lẫn đồng đều giữa PEG và MX, khi tỷ lệ chất mang tăng lên, thời gian hòa tan chất mang tăng, trong 20 phút đầu hệ hòa tan chậm hơn.

- So sánh giữa hệ phân tán dùng chất mang PEG bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi và đun chảy ta thấy trong khoảng 10 phút đầu nhìn chung hệ phân tán với chất mang PEG bào chế theo phương pháp bay hơi dung môi cho tỷ lệ hòa tan MX cao hơn so với HPTR dùng chất mang PEG bào chế bằng phương pháp đun chảy. Điều này có thể do khi bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi, dược chất và chất mang được hòa tan trong dung môi còn khi bào chế HPTR bằng phương pháp đun chảy, dược chất phân tán trong chất mang tạo dạng hỗn dịch, do đó mức độ phân tán đồng nhất trong hệ bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi tốt hơn, tỷ lệ hòa tan dược chất tốt hơn. Ngoài ra, có thể trong HPTR bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi, tỷ lệ MX dạng kết tinh giảm nhiều hơn so với HPTR bào chế bằng phương pháp đun chảy, vì thế mà quá trình hòa tan MX từ HPTR bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi diễn ra nhanh hơn. Sau 20 phút, tỷ lệ hòa tan MX từ 2 các hệ là như nhau.

- So sánh giữa các HPTR dùng chất mang là PVP K30 và các hệ dùng chất mang là PEG bào chế bằng phương pháp bay hơi dung môi: Nhìn chung tốc độ hòa tan MX từ các hệ dùng chất mang PEG nhanh hơn từ các hệ dùng PVP K30. Nguyên nhân có thể do trong môi trường hòa tan, xung quanh các hạt của HPTR hình thành 1 lớp vi môi trường. Đối với HPTR dùng chất mang PEG, độ tan của MX trong lớp vi môi trường PEG này lại lớn làm cho MX hòa tan tốt vào lớp vi môi

trường, đồng thời lớp vi môi trường này có độ nhớt đủ để ngăn cản sự ghép lại tạo hạt MX, MX phân tán ở mức độ phân tử trong lớp này và hòa tan vào môi trường hòa tan nhanh chóng. Ở hệ dùng PVP K30, độ tan của MX trong lớp vi môi trường thấp hơn so với độ tan của MX trong PEG (phù hợp với kết quả thử độ tan), lớp vi môi trường lại nhanh chóng bị pha loãng, độ nhớt giảm nên có thể MX không phân tán hoàn toàn ở mức độ phân tử trong lớp này và hòa tan vào môi trường hòa tan một phần ở dạng các hạt rắn, do đó tốc độ hòa tan chậm hơn.

3.5. Kết quả phân tích DSC

Giản đồ nhiệt của MX nguyên liệu, PVP K30, PEG 6000, HHVL MX:PVP=1:5, HHVL MX:PEG 6000=1:5, HPTR MX:PVP=1:5, HPTR MX:PEG bay hơi=1:5, HPTR MX:PEG đun chảy=1:5 được ghi trên máy phân tích nhiệt DSC

Một phần của tài liệu Bào chế hệ phan tán rắn meloxicam (Trang 36)