Giải thích “Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi”.

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn học bảo hiểm, CHƯƠNG 1,2,3,4 (Trang 26 - 27)

theo điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi. Để được bồi thường cho tổn thất này, chủ hàng phải tham gia điều kiện bảo hiểm nào?

Ví dụ : 2 tàu A,B đâm va nhau có các số liệu giám định:

A B

Tỷ lệ lỗi ½ ½

Thiệt hại tàu Ta Tb

Thiệt hại hàng Ha Hb

Khi có thiệt hại hàng A, chủ hàng ko thể đòi được tàu A vì chủ tàu A thường được miễn trách nhiệm theo luật hoặc quy định định của hợp đồng vận chuyển.

Chủ hàng A đòi chủ tàu B thiệt hại hàng hóa A, chủ hàng B bồi thường tổn thất cho toàn bộ hàng hóa A

Chủ hàng B quay sang đòi chủ tàu A 50% trách nhiệm tổn thất của hàng hóa A

Chủ tàu A sẽ đòi lại 50% trách nhiệm tổn thất hàng A từ phía chủ hàng A với điều kiện đưa thêm điều khoản “Đâm va 2 tàu cùng lỗi” vào hợp đồng vận chuyển.

Thực tế đơn bảo hiểm hàng hóa thông thường không bảo hiểm đối với bất kỳ trách nhiệm nào (theo hợp đồng cũng như ngoài hợp đồng – còn gọi là trách nhiệm đối với người thứ ba), do vậy chủ hàng A cũng không thể đòi được từ người bảo hiểm hàng hóa của mình 50% tổn thất mà họ phải trả cho chủ tàu A. Chính vì thế nên trong thực tiễn, để tránh thiệt thòi cho chủ hàng, người bảo hiểm hàng hóa đưa thêm vào đơn bảo hiểm một điều khoản theo đó họ đồng ý bồi thường cho chủ hàng 50% tổn thất chủ hàng A đã trả cho chủ tàu A.

Để đươc bồi thường trách nhiệm đâm va, chủ hàng mua điều kiện bảo hiểm hàng hóa ~> tối thiểu là điều kiện C.

38. Giải thích “Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi”. khoản hai tàu đâm va nhau cùng có lỗi”.

NBH chỉ bồi thường ¾ trách nhiệm đâm va và không được vượt quá ¾ số tiền BH thân tàu, vỏ tàu, máy móc thiết bị, cước phí và chi phí hoạt động cho NĐBH. Do đó NĐBH phải chịu những trách nhiệm sau:

o ¼ TN đâm va: để chủ tàu thận trọng trong điều hành tàu; số tiền chênh lệch giữa ¾ TN đâm va và ¾ số tiền BH thân tàu nếu ¾ TN đâm va lớn hơn.

o Bất động sản, động sản, tài sản hay vật gì khác không phải thân tàu (vỏ tàu, máy móc, thiết bị) trên tàu được BH

o Hàng hoá hay vật phẩm chuyên chở trên tàu được BH

o Chết người, đau ốm, thương tật

o TN về ô nhiễm dầu trong tai nạn đâm va

o Chi phí di chuyển hay phá huỷ chướng ngại vật hay xác tàu

Một phần của tài liệu Câu hỏi và đáp án môn học bảo hiểm, CHƯƠNG 1,2,3,4 (Trang 26 - 27)