Một phần mềm mô phỏng giao thông cần mô phỏng được các hành vi thường gặp của phương tiện giao thông:
Chiếm chỗ trống (Gap-Acceptance): Chiếm dụng khoảng trống trên đường phía
trước.
Chuyển làn (Lane-Changing): Chuyển làn trái để vượt xe phía trước hoặc
chuyển làn phải để nhường đường cho xe phía sau.
Bám xe (Car-Following): Duy trì khoảng cách không đổi tới xe phía trước. Điều chỉnh tốc độ (Turning Speed): Thay đổi tốc độ tùy thuộc bán kính đường
cong tại khúc cua, số làn đường, mật độ xe…
Phản ứng trước đèn vàng (Reaction to Yellow): Tùy thuộc khoảng cách từ xe
đến vạch cấm trước đèn tín hiệu mà lái xe quyết định giảm tốc, dừng lại hay vượt qua vạch cấm khi gặp đèn vàng.
Thời gian phản ứng của lái xe (Variable Driver Reaction Time): Khoảng thời
gian từ khi xảy ra một sự kiện đến khi lái xe có hành động phản ứng đối với sự kiện đó. Khoảng thời gian này có thể khác nhau tùy thuộc kinh nghiệm, độ tuổi của lái xe.
Chuyển động trong nút (Intersection Box Movements): di chuyển tại các nút
giao cắt.
Tăng giảm tốc độ (Aceleration/Deceleration): Thay đổi tốc độ theo từng tình huống.
Giới hạn vùng quan sát (Sight-Distance Limits): Giới hạn khoảng không gian
phía trước mà lái xe có thể quan sát được.
Phản ứng đối với người đi bộ (Vehicles Interact With Pedestrians): Xe có thể
giảm tốc độ hoặc dừng lại khi có người đi bộ qua đường.
Friendly Merging: Là tình huống xe phía sau (following vehicle) giảm tốc độ
hoặc dừng lại để tạo ra một khoảng trống phía trước cho một xe khác hòa vào dòng xe.
Đỗ xe (Parking Maneuvers)
14
U-Turns: Lái xe phải quay theo hình chữ U để đi xe chiều ngược lại. tình huống
này thường xảy ra tại các điểm quay xe hoặc nút giao thông.
1.7.Một số nghiên cứu về giao thông ở nước ta
Vấn đề mô phỏng nói chung và mô phỏng bài toán giao thông nói riêng không còn là khái niệm mới. Ở nước ta, đã có một số nghiên cứu về mô phỏng giao thông được thực hiện như báo cáo “mô phỏng giao thông sử dụng hệ thống đa tác tử - traffic simulation using the multi-agent system” đăng trong tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng – số 5(40)/2010 của ThS. Nguyễn Thanh Tuấn hay khóa luận tốt nghiệp “xây dựng và đánh giá một hệ thống mô phỏng giao thông Việt Nam” của sinh viên Ngô Đức Hải. Ngoài ra còn rất nhiều các nghiên cứu về bài toán mô phỏng giao thông khác của các học giả trong và ngoài nước nhưng trong phạm vi luận văn này sẽ chỉ dẫn ra hai nghiên cứu này. Các nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các báo cáo khoa học, hay khóa luận, đồ án tốt nghiệp chỉ được thực hiện nhất thời và không được nâng cấp, phát triển hay tạo dựng thành một sản phẩm thương mại hóa.