Phương pháp thử nghiệm đánh giá hệ thống

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý năng lượng trên nền điện toán đám mây (Trang 74 - 77)

Để thử nghiệm và đánh giá hệ thống, đầu tiên em thiết lập một mô hình hệ thống QLNL chạy thật trong phòng thí nghiệm gồm các sản phẩm phần cứng kết nối với hệ thống phần mềm quản lý năng lượng trên nền điện toán đám mây thông qua môi trường mạng TCP/IP hỗn hợp (không dây & có dây) và các tải.

Sau khi đã có được các số liệu thống kê từ hệ thống chạy thật, tác giả tiến hành thiết lập hệ thống giả lập với số lượng tải tăng lên gấp nhiều lần. Đo và tính toán hiệu năng, thời gian đáp ứng của hệ thống. Từ đó đánh giá hiệu năng và độ tin cậy của hệ thống truyền thông và đánh giá mức độ chịu tải của hệ thống QLNL.

Mô hình thử nghiệm thực tế:

Hình 4-44: Mô hình kết nối hệ thống

Mô hình thử nghiệm thực tế được thiết lập với hệ thống các tải được kết nối tới các thiết bị đo, các thiết bị đo gửi các thông số đo được tới hệ thống QLNL qua mạng Internet.

Hệ thống thử nghiệm bao gồm:

- 02 Thiết bị Green Meter (GM) dùng để đo và giám sát năng lượng điện tiêu thụ

- 01 Thiết bị Green Socket (GS) dùng để đo, giám sát điện năng tiêu thụ và điều khiển bật/tắt các thiết bị điện

- 01 Thiết bị Green Gate (GG) dùng để nhận và truyền dữ liệu tới máy chủ qua mạng Internet.

- Hệ thống tải gồm có:

o Tải lập trình được Chrome 63803 dùng để kiểm chuẩn o Tải thuần trở (ấm nước)

o Tải cảm (quạt điện, Compact)

- Hệ thống Server quản lý năng lượng nhận và xử lý dữ liệu, cho phép người dùng có thể giám sát, điều khiển các thiết bị điện qua mạng Internet bằng máy tính hay các thiết bị Smartphone, được thiết lập trên máy chủ ảo Window Azure.

- Android phone dùng để giám sát và điều khiển các thiết bị điện qua giao diện chạy trên Smartphone.

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý năng lượng trên nền điện toán đám mây (Trang 74 - 77)