Thiết kế hạ tầng đám mây

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý năng lượng trên nền điện toán đám mây (Trang 59 - 63)

2.2.1 Lựa chọn mô hình dịch vụ đám mây

Như đã trình bày ở Chương 1, sử dụng công nghệ Điện toán đám mây cho phép sử dụng 3 loại mô hình dịch vụ:

- Phần mềm như dịch vụ (Software as a Services) - Nền tảng như dịch vụ (Platform as a Services) - Hạ tầng như dịch vụ (Infrastructure as a Services)

Để lựa chọn ra mô hình phù hợp với hệ thống, nhằm cung cấp dịch vụ Quản lý năng lượng cho khách hàng, tác giả đã phân tích một ví dụ cụ thể như sau:

Giả sử người dùng có nhu cầu ăn Pizza, họ sẽ có các lựa chọn tương ứng với các mô hình dịch vụ điện toán đám mây sau đây:

Hình 2-26: Pizza như một dịch vụ

- Cung cấp dịch vụ theo phương pháp truyền thống: Người dùng tự mua nguyên vật liệu về và chế biến tại nhà. Với lựa chọn này, người dùng phải có kiến thức sâu rộng về pizza, có đầy đủ dụng cụ làm bánh tại nhà và phải có một tay nghề làm bánh tốt.

- Hạ tầng như dịch vụ: Người dùng mua các nguyên vật liệu đã được chế biến sẵn, mang về nhà và nướng tại nhà. Với lựa chọn này, người dùng chỉ cần có lò nướng tại nhà, tuy nhiên có thể sẽ làm hỏng bánh nếu không có kinh nghiệm nướng bánh.

- Nền tảng như dịch vụ: Người dùng đặt mua pizza đã làm sẵn, nhận pizza và ăn tại nhà. Với lựa chọn này người dùng chỉ ngồi nhà và thưởng thức miếng bánh. Tuy nhiên sau khi ăn xong người dùng phải lau dọn và thu dọn rác.

- Phần mềm như dịch vụ: Người dùng ra nhà hàng ăn pizza, không phải chuẩn bị bất cứ thứ gì, chỉ cần trả tiền và sử dụng hoàn toàn dịch vụ của cửa hàng mà không cần phải quan tâm xem nó được làm như thế nào.

Từ ví dụ trên có thể dễ dàng thấy được rằng đối với người dùng, lựa chọn sử dụng dịch vụ “Phần mềm như dịch vụ” là tiện lợi nhất. Mọi việc thiết lập cũng như bảo trì, sửa chữa hệ thống đều do nhà cung cấp dịch vụ đảm nhiệm, người dùng chỉ cần trả tiền và sử dụng dịch vụ. Đây là mô hình phù hợp nhất cho hệ thống Quản lý năng lượng.

2.2.2 Thiết kế mô hình dịch vụ

Hình 2-27: Mô hình hệ thống chưa ảo hóa

Hình 2 -27 mô tả hệ thống quản lý năng lượng chưa sử dụng nền tảng công nghệ ảo hóa. Khi đó máy chủ sẽ được đặt cùng lớp mạng và các thiết bị, toàn bộ dữ liệu mà các thiết bị đo thu được sẽ được truyền tới máy chủ phần mềm QLNL.

Tuy nhiên, khi mà số lượng các thiết bị tăng lên, với lượng dữ liệu lớn (BigData) có thể gây nghẽn mạng, tăng độ trễ trong việc giám sát và điều khiển các thiết bị điện. Điều này là một trở ngại lớn đối với người dùng.

Hình 2-28: Mô hình dịch vụ Quản lý năng lượng trên nền ảo hóa

Hình 2 -28 mô tả mô hình hệ thống QLNL sử dụng hạ tầng ảo hóa của Microsoft cho phép cung cấp dịch vụ QLNL cho người dùng. Trong mô hình dịch vụ QLNL trên, toàn bộ hệ thống phần mềm QLNL sẽ được đặt trên máy chủ ảo hóa của Microsoft. Hệ thống được thiết kế với số lượng lớn máy ảo tự động cân bằng tải, khi số lượng người dùng tăng lên, hệ thống tự động điều chỉnh hạ, tránh các trường hợp quá tải, hạn chế tối đa trễ người dùng.

2.3 Kết luận

Chương này đã đưa ra thiết kế cho hệ thống phần mềm quản lý năng lượng. Hệ thống được thiết kế sử dụng hạ tầng đám mây của Microsoft có khả năng phục vụ số lượng lớn người dùng. Trong trước tiếp theo sẽ trình bày về việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng trên nền điện toán đám mây Window Azure.

CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TRÊN NỀN ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý năng lượng trên nền điện toán đám mây (Trang 59 - 63)