Phân tích dư nợ theo ngành nghề

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN TÂN HỒNG " ppt (Trang 36 - 38)

Bảng 4.7: Dư nợ theo theo ngành ngh.

Đvt: Triệu đồng

2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt 86.348 105.732 131.715 19.384 22,45 25.983 24,57 Chăn nuôi 27.142 33.163 40.744 6.021 22,18 7.581 22,86 Kinh doanh 8.320 14.569 18.662 6.249 75,11 4.093 28,09 Đời sống 3.542 4.492 5.296 950 26,82 804 17,90 Cho vay khác 5.557 7.332 8.526 1.775 31,94 1.194 16,28 Tổng cộng 130.909 165.288 204.943 34.379 26,26 39.655 23,99 Nguồn: Phòng tín dụng Biểu đồ 4.6: Tình hình dư nợ theo ngành ngh. 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2005 2006 2007 Năm T r i ệu đ n g

Trồng trọt Chăn nuôi Kinh doanh

Đời sống Cho vay khác Tổng

Do đặc thù của huyện nên nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu đầu tư vào lĩnh

vốn lớn với tốc độ ngày càng gia tăng. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn chú ý mở

rộng hoạt động tín dụng. Cụ thể tình hình này như sau:

Dư nợ trồng trọt:

Tình hình dư nợ trồng trọt 3 năm biến động cùng chiều với doanh số cho vay

trồng trọt, đều tăng hàng năm. Cụ thể, năm 2005 dư nợ trồng trọt là 86.348 triệu đồng

chiếm 65,96% trong cơ cấu dư nợ. Sang năm 2006, dư nợ đạt 105.732 triệu đồng, tốc độ tăng 22,45% với số tiền là 19.384 triệu đồng so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ

trồng trọt đạt 131.715 triệu đồng tăng 25.938 triệu đồng tương đương tăng 24,57% so với năm 2006.

Dư nợ chăn nuôi:

Dư nợ chăn nuôi tăng đều hàng năm. Cụ thể, năm 2006 mức dư nợ đạt 33.163 triệu đồng tăng 6.021 triệu đồng tương đương tăng 22,18% so với năm 2005. Đến năm

2007, dư nợ tăng 22,86% với số tiền là 7.581 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân là có nhiều hộ nông dân muốn phát triển chăn nuôi với quy mô lớn, cải tạo ao hầm nuôi cá, chăn nuôi heo bò.

Dư nợ kinh doanh:

Cùng với doanh số cho vay, dư nợ kinh doanh cũng tăng hàng năm. Năm 2006, mức dư nợ đạt 14.569 triệu đồng tăng 6.249 triệu đồng tương đương tăng 75,11% so với năm 2005. Đến năm 2007, dư nợ tăng với tốc độ nhẹ hơn năm 2006 chỉ còn 28,09% với

số tiền tăng thêm là 4.093 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của sự tăng liên tục trên là do tình hình kinh tế huyện nhà ngày càng phát triển nên nhu cầu về vốn sản

xuất kinh doanh ngày càng tăng.

Dự nợ đời sống:

Lĩnh vực này cũng tăng trưởng qua các năm. Đây là loại hình chủ yếu cho vay

tín chấp CBCNV nên nguồn trả nợ của khách hàng ổn định. Vì vậy, Ngân hàng cũng đang đẩy mạnh loại hình cho vay này. Năm 2006, mức dư nợ cho vay đời sống đạt

4.492 triệu đồng tăng 950 triệu đồng tương đương tăng 26,82% so với năm 2005. Bước sang năm 2007, dư nợ đạt 5.296 triệu đồng tăng thêm 804 triệu tương đương tăng

17,90% đồng so với năm 2006.

Dư nợ cho vay khác:

Cùng với doanh số cho vay, dư nợ cho vay khác luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất

trong tổng dư nợ, trung bình qua 3 năm khoảng 4,2% trong tổng dư nợ theo ngành nghề.

Vì đây là các lĩnh vực Ngân hàng ít quan tâm và mới mở rộng nên chưa được phổ biến. Nhưng 3 năm qua, dư nợ các lĩnh vực này có xu hướng tăng lên, chứng tỏ Ngân hàng cũng đang đầu tư mở rộng các lĩnh vực này. Cụ thể như sau,năm 2006 mức dư nợ cho vay ngành khác đạt 7.332 triệu đồng tăng 1.775 triệu đồng tương đương tăng 31,94% so với năm 2005. Đến năm 2007, tốc độ tăng nhẹ hơn năm 2006 chỉ tăng 16,28% với số

tiền tăng thêm là 1.194 triệu đồng so với năm 2006.

Từ sự tăng trưởng ổn định dư nợ 3 năm qua cho thấy, Ngân hàng đã từng bước

mở rộng quy mô tín dụng để đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu vay vốn của khách hàng góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Ngân hàng luôn có lượng khách hàng thường xuyên và thu hút thêm khách hàng mới. Đó chính là nhờ sự lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc và sự cố gắng của toàn thể CBCNV của Ngân hàng. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng dư nợ cũng đặt ra nhiều thách thức cho Ngân hàng. Đó là trình độ

quản lý, điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất là đối với cán bộ tín dụng phải

nắm bắt kịp thời tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nắm rõ tình hình vay vốn của khách hàng trên địa bàn…Có như thế mới có thể hạn chế một phần nào rủi ro đến thấp nhất. Vì khi tín dụng tăng trưởng càng nhiều thì rủi ro tín dụng càng cao.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN TÂN HỒNG " ppt (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)