Đường chuyển mạch nhãn

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ MPLS áp dụng trong mạng men (man e) phần 1 nguyễn phạm cường (Trang 57 - 59)

CHUYÊN MẠCH NHẴN ĐA GIAO THỨC

3.2.1.5.Đường chuyển mạch nhãn

Đường chuyển mạch nhãn là một đường qua một hoặc nhiều LSR tại một mức của hệ thống cấp bậc mà các gói của một FEC cụ thể đi qua.

Một đưcmg chuyển nhãn (LSP) cấp m (level m) đối với gói cụ ứiể p chính là chuỗi các router, <R1, R2,..., Rn>, với các đặc điểm sau:

1. R l, đầu vào của LSP (LSP ingress), là một LSR mà đẩy một nhãn vào ngăn xếp nhãn của p, kết quả là ngăn xếp nhãn có độ sâu m;

2. Đối với mọi i, l<i<n, p có ngăn xếp nhãn với độ sâu m khi nó được nhận bởi LSR Ri;

3. Không có thời điểm nào trong quá trình di chuyển từ RI tới R [n-l]P có ngăn xếp có độ sâu nhỏ hơn m;

4. Đối với mọi i, Ki<n: Ri truyền p tới R[i+1] bằng phương tiện MPLS, nghĩa là, bằng cách sử dụng nhãn trên cùng của ngăn xếp nhãn (nhãn cấp m) làm chỉ sổ cho một ILM;

5. Đối với mọi i, l<i<n: nếu một hệ ứiống s nhận và chuyển tiếp p sau khi p được truyền từ Ri nhưng trước khi p được nhận bởi R[i+1] (ví dụ, Ri và R[i+1] có thể được kết nối thông qua một mạng con ở lớp liên kết dữ liệu và s có thể là một trong các chuyển mạch lóp liên kết dữ liệu), như vậy quyết định chuyển tiếp của chuyển mạch s không dựa trên nhăn cấp m hay mào đầu lớp mạng. Điều này có thể như vậy do:

Sự quyết định không dựa trên ngăn xếp nhãn cũng như mào đầu lớp mạng;

Sự quyết đỊnh dựa trên ngăn xếp nhãn mà có nhiều nhãn bổ sung được đẩy vào đó (có nghĩa ià, dựa trên nhân cấp m+k, trong đó k > 0).

Bằng cách khác, chúng ta có thể nói LSP cấp m đối với gói p là chuỗi của các bộ định tuyến;

1. Bắt đầu với một LSR đầu vào (LSP ingress) đẩy nhãn cấp m vào;

2. Tất cả các LSR trung gian thực hiện quyết định chuyển tiếp bằng chuyển mạch nhãn ở nhãn cấp m;

3. Kết thúc tại một LSR đầu ra (LSP egress) khi một quyết định chuyển tiếp được thực hiện bằng chuyển mạch nhãn ở nhãn cấp m-k, trong đó k>0, hoặc là quyết định chuyển tiếp được thực hiện “thông thường”, không theo thủ tục chuyển tiếp của MPLS.

Hệ quả của điều này là, mỗi khi một LSR đẩy một nhãn vào một gói được dán nhãn, nó cần phải đảm bảo ràng nhãn mới phù hợp với một FEC mà LSP đầu ra của nó là LSR đã gán nhãn mà bây giờ là nhãn thứ hai trong ngăn xếp.

Gọi một chuỗi các LSR là LSP cho một FEC F cụ thể nếu nó• • • # là một LSP cấp m cho một gói p cụ thể khi nhãn cấp m của p là một nhãn tương ứng với FEC F.

Quan sát tập các nút mà có thể là các nút LSP đầu vào cho FEC F. Sẽ có một LSP cho FEC F mà bắt đầu với một nút trong tập. Nếu một số thuộc các LSP đó có cùng một LSP đầu ra, thì mỗi LSP có thể xem tập của các LSP như vậy là một cây, rễ của cây là LSP đầu ra (bởi vì dữ liệu di chuyển dọc theo cây tới rễ, cây đó có thể được gọi là cây đa điểm-điểm (multipoint-to-point tree). Bởi vậy chúng ta có thể nói về cây LSP cho một FEC F cụ thể.

Một phần của tài liệu Ebook công nghệ MPLS áp dụng trong mạng men (man e) phần 1 nguyễn phạm cường (Trang 57 - 59)