CHUYÊN MẠCH NHẴN ĐA GIAO THỨC
3.2.1.3 Ngăn xếp nhãn
Chúng ta đă nói về một gói được dán nhãn chỉ mang một nhân. Chúng ta thấy rằng sẽ hữu ích hơn khi có một mô hình tổng quát hom trong đó một gói được dán nhãn mang một số nhãn, được tổ chức theo mô hình ngăn xếp L1F0 (Last In First Out). Chúng ta gọi đó là một ngăn xếp nhãn.
Data Link Layer MPLS Network Layer
Header Label stack Header
Nhẵn cấp m (đỉnh ngăn xếp) Nhẵn cẳp m-1 Nhẫn cấp 2 Nhẵn cẳp 1 (đáy ngăn xếp) Hình 3 J: Ngăn xếp nhãn có độ sâu m cấp Ta có thể thấy rằng MPLS hỗ trợ một hệ thống phân cấp (hierarchy), việc xử lý một gói được dán nhãn hoàn toàn không phụ thuộc vào cấp của hệ thống phân cấp. Việc xử lý luôn luôn dựa vào nhãn trên cùng (top label) mà không cần quan tâm đến khả năng cỏ một số các nhãn đã từng ở trên nó trong quá khứ, hoặc có một số các nhãn khác hiện tại đang bên dưới nó.
Một gói không được dán nhãn có thể được xem như là một gói có ngăn xếp nhãn rồng, coi như là ngăn xếp nhãn có độ sâu 0.
Nếu một gói với ngăn xếp nhãn có độ sâu m, chúng ta gọi nhãn ở dưới cùng của ngăn là nhãn mức 1, đối với nhãn xếp ở trên nhăn đó (nếu như tồn tại) sẽ được gọi là nhãn mức 2 và nhãn trên cùng của ngăn xếp sẽ là nhãn cấp m.
Tính hữu dụng của ngăn xếp nhãn sẽ rõ ràng hơn khi chúng ta nói về khái niệm của đưòmg hầm LSP và hệ thống phân cấp MPLS.
3.2.L4 Bộ định tuyển chuyển mạch nhãn
Bộ định tuyến chuyển mạch nhãn là một nút MPLS có khả năng chuyển tiếp các gói IP gốc. Người ta phân biệt hai loại LSR là LSR dòng lên (upstream LSR) và LSR luồng xuống (downstream LSR).
Giả sử, hai LSR Ru và Rd đã thống nhất để ràng buộc nhãn L vào FEC F đối với các gói được gửi từ Ru tới Rd. Như vậy đối với ràng buộc này, Ru là upstream LSR và Rd là downstream LSR.
Để nói một nút là luồng lên và nút kia là luồng xuống đối với một ràng buộc cho trước chỉ có nghĩa là một nhãn cụ thể biểu diễn một FEC cụ thể trong các gói di chuyển từ nút luồng iên tới nút uồng xuống. Điều đó không ám chỉ rằng các gói thuộc FEC này được định tuyến từ nút luồng lên tới nút luồng xuống.