KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đồ án ứng dụng công nghệ viễn thám hồng ngoại nhiệt khảo sát sự phân bố nhiệt độ bề mặt (Trang 65 - 67)

σρ = h c

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Là một trong 3 loại của kỹ thuật viễn thám, viễn thám nhiệt cung cấp dữ liệu phong phú trong nghiên cứu, giám sát tài nguyên môi trường đặc biệt là trong nghiên cứu nhiệt độ, độ ẩm đất. Tuy nhiên ở Việt Nam cho đến nay những công trình nghiên cứu ứng dụng viễn thám nhiệt vẫn chưa nhiều và kết quả vẫn còn hạn chế. Một số công trình nghiên cứu của Trần Thị Vân mới dừng lại ở xác định nhiệt độ bề mặt từ dữ liệu ảnh nhiệt Landsat mà chưa quan tâm xây dựng chương trình tính nhiệt độ bề mặt. Công trình nghiên cứu của Trần Hùng và cộng sự tuy đã nghiên cứu độ ẩm từ dữ liệu ảnh nhiệt, nhưng trong nghiên cứu này sử dụng ảnh MODIS độ phân giải không gian 1km, do vậy độ chính xác chưa cao cũng như không thể áp dụng cho các nghiên cứu ở mức độ chi tiết.

Từ những hạn chế trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng công nghệ viễn thám hồng ngoại nhiệt khảo sát sự phân bố nhiệt độ bề mặt”.

Qua nghiên cứu cơ sở lý thuyết và thực nghiệm, có thể rút ra một số kết luận sau:

 Ảnh nhiệt Landsat với độ phân giải không gian trung bình (60-120m ) và ảnh nhiệt Aster (60m) có thể được sử dụng hiệu quả trong khảo sát sự phân bố nhiệt độ bề mặt ở quy mô cấp vùng với độ chính xác đảm bảo.

 Giữa nhiệt độ bề mặt và các loại hình lớp phủ có quan hệ mật thiết với nhau do sự khác nhau của hệ số phát xạ bề mặt. Vì vậy, khi xác định nhiệt độ bề mặt, để đảm bảo độ chính xác phải hiệu chỉnh dựa trên mối quan hệ với các loại hình lớp phủ.

 Hiện tượng đảo nhiệt đô thị đang là vấn đề cấp bách đối với tất cả các thành phố lớn trên thế giới do sự phát triển quá nóng của quá trình đô thị hóa và sự mất đi nhanh chóng của thảm thực vật. Kết quả trong nghiên cứu này có thể sử dụng trong nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô thị, thành lập bản đồ nhiệt

mặt đất cũng như giúp chính quyền đưa ra các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của đảo nhiệt đô thị, trong quy hoạch thảm xanh…vv

 Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phần mềm xử lý ảnh viễn thám. Tuy nhiên, giá thành các phần mềm này rất cao, bên cạnh đó, trong các phần mềm này chỉ hộ trợ một số hàm toán học đơn giản nên không giải quyết được trọn vẹn bài toán xác định nhiệt độ bề mặt. Vì vậy chương trình LST do tác giả xây dựng có thể được sử dụng hiệu quả trong nghiên cứu nhiệt độ bề mặt với độ chính xác đảm bảo và thời gian tính toán tương đối nhanh.

2. Kiến nghị.

Cần đặt nhiều trạm quan trắc các giá trị nhiệt độ bề mặt trên diện rộng trong khu vực nghiên cứu vào thời điểm thu nhận ảnh để có cơ sở đánh giá độ chính xác kết quả thu được.

Vệ tinh Landsat 8 đã được phóng thành công lên quỹ đạo, cung cấp nguồn dữ liệu ảnh phong phú trong đó có hai kênh hồng ngoại nhiệt, tạo điều kiện cho việc nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8 vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới cần cập nhật nhiều hơn dữ liệu ảnh Landsat 8 thay thế dần ảnh Landsat 7 đang gặp khó khăn với lỗi sọc ảnh do sensor mang lại.

Ngoài xác định nhiệt độ bề mặt, bước tiếp theo của đồ án sẽ nghiên cứu độ ẩm đất trên cơ sở chỉ số khô hạn nhiệt độ - thực vật từ dữ liệu ảnh nhiệt.

Một phần của tài liệu Đồ án ứng dụng công nghệ viễn thám hồng ngoại nhiệt khảo sát sự phân bố nhiệt độ bề mặt (Trang 65 - 67)