Ứng dụng của ảnh hồng ngoại nhiệt

Một phần của tài liệu Đồ án ứng dụng công nghệ viễn thám hồng ngoại nhiệt khảo sát sự phân bố nhiệt độ bề mặt (Trang 27 - 29)

Viễn thám thụ động đo lường bức xạ phát ra từ bề mặt trái đất trong dải phổ từ 3 – 35 . Ảnh hồng ngoại nhiệt chứa kênh hồng ngoại nhiệt – kênh 6 trong ảnh Landsat và kênh 10 – 14 trong ảnh Aster – được thu nhận bởi các bộ cảm biến như: AVHRR (vệ tinh NOAA), MVIRI (vệ tinh Meteosat), AATSR (vệ tinh Envisat), TM, ETM+ (vệ tinh Landsat) và ASTER (vệ tinh Terra). Trong đó, ảnh hồng ngoại nhiệt của Landsat có độ phân giải thấp hơn nhưng có quỹ đạo bay chụp toàn cầu và tư liệu lưu trữ lâu dài, thích hợp cho việc nghiên cứu.

Ảnh hồng ngoại nhiệt được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: quan sát đất liền, biển, mặt tuyết, quá trình mây; Nghiên cứu về động lực và cấu trúc thực vật; Nghiên cứu về cân bằng phóng xạ của khí quyển, mây, sự mở rộng và

đặc tính của tầng đối lưu; Xác định nồng độ và biến động của các khí nhà kính; Nghiên cứu về núi lửa và các quá trình bề mặt của trái đất; Thành lập bản đồ nhiệt độ mặt đất...

1.3.1 Thành lập bản đồ nhiệt độ mặt đất

Đây là một trong những ứng dụng quan trọng của ảnh hồng ngoại nhiệt, có ý nghĩa thiết thực trong thực tế. Việc thành lập bản đồ nhiệt độ mặt đất sẽ giúp con người có cái nhìn khái quát, tổng quan hơn về sự thay đổi của khí hậu trái đất, từ đó ước tính giá trị nhiệt độ cho từng khu vực.

Trong khi các trạm quan trắc chỉ phản ánh điều kiện nhiệt của khu vực cục bộ xung quanh trạm đo thì dữ liệu viễn thám cho phép thu nhận thông tin đầy đủ hơn, bao quát hơn. Đồng thời, hiện tượng đảo nhiệt đã trở thành đặc trưng của môi trường khu vực đô thị. Do đó, viễn thám nhiệt đã được sử dụng để thành lập bản đồ nhiệt độ mặt đất và đánh giá hiện tượng đảo nhiệt đô thị.

Đảo nhiệt đô thị (urban heat island) là hiện tượng một khu vực đô thị ấm hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do sự thay đổi bề mặt sử dụng đất trong quá trình đô thị hóa. Đảo nhiệt được hình thành khi bức xạ mặt trời bị các kiến trúc xây dựng, đường xá, vỉa hè... giữ lại thay vì được hấp thụ vào đất hay phản xạ trở lại không gian. Ở khu vực đô thị, phần mái các công trình kiến trúc thường chiếm trên dưới 25%, các mặt bằng lộ thiên như vỉa hè, sân bãi, công viên khoảng 30 – 40%, còn lại là diện tích đường sá, phần lớn tráng nhựa. Các loại chất liệu này có hiệu suất phản chiếu tia nắng mặt trời rất cao khi so với những vùng có thực vật che phủ. Một lượng nhiệt không nhỏ khác do con người tạo ra từ máy móc sinh hoạt, văn phòng, động cơ xe cộ và nhà máy công nghiệp cũng gây ra sự nóng lên của khu vực đô thị. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng nội đô và ngoại ô vào ban đêm thường lớn hơn so với ban ngày. Đảo nhiệt đô thị cũng diễn ra rõ rệt theo mùa, chủ yếu là mùa hè và mùa đông. Hình thái đảo nhiệt ở mỗi thành phố sẽ khác nhau tùy vào địa hình, địa vật và hoạt động của gió theo mỗi mùa. Thay đổi

nhiệt độ giữa ngày và đêm ở mỗi thành phố cũng khác nhau tùy hình thái đảo nhiệt ở đó.

Thành lập bản đồ nhiệt độ mặt đất chính là việc phân vùng nhiệt độ bằng thang màu sẽ tạo cái nhìn trực quan, tổng quát cho toàn bộ khu vực. Viễn thám hồng ngoại nhiệt đóng vai trò chủ đạo trong vấn đề này.

Một phần của tài liệu Đồ án ứng dụng công nghệ viễn thám hồng ngoại nhiệt khảo sát sự phân bố nhiệt độ bề mặt (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w