3.1.2.1. Xác định độ đặc hiệu
Tiến hành chạy HPLC của mẫu trắng tá dược và mẫu chuẩn được chuẩn bị
trong mục 2.3.3.6.b xác định độ đặc hiệu của phương pháp. Kết quả cho thấy không có pic xuất hiện tại thời gian lưu của acid salicylic (Phụ lục 2 và Phụ lục 6).
3.1.2.2. Xác định giới hạn phát hiện tạp phân hủy acid salicylic
Tiến hành chạy HPLC mẫu trắng tá dược và các mẫu chuẩn SA được chuẩn
bị trong phần xác định giới hạn pháp hiện tạp SA ở mục 2.3.3.6.b. Kết quả cho thấy giới hạn phát hiện của SA trong điều kiện phân tích là 67,95ng/ml (Phụ lục 5 và 6).
3.2.2.3. Tính tương thích của hệ thống
Tiêm lặp lại 6 lần dung dịch SA có nồng độ khoảng 90ng/ml. Kết quả ghi lại
30
Bảng 3.4: Kết quả về tính lặp lại về thời gian lưu và diện tích pic của SA trong phép định lượng bằng HPLC (n=6)
Các chỉ tiêu TB SD RSD (%)
Thời gian lưu (phút) 18,987 0,045 0,239
Diện tích pic (mAu*s) 732,309 3,619 0,494
Nhận xét: Phép phân tích xác định lượng SA trong mẫu đảm bảo tính lặp lại
cao có thời gian lưu và diện tích piccó RSD < 0,5%. Vì vậy, việc áp dụng phương
pháp xác định tạp bằng HPLC là phương pháp có tính tin cậy cao.
3.1.2.4. Độ tuyến tính
Tiến hành chạy HPLC dãy dung dịch được pha loãng từ dung dịch gốc
450ng/ml nồng độ từ 20- 225ng/ml. Kết quả diện tích pic của SA tại bảng 3.5 và lập phương trình đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa diện tích pic và nồng độ của SA trên hình 3.2:
Bảng 3.5: Diện tích pic ở các nồng độ SA khác nhau
Nồng độ (ng/ml) 22,65 45,30 90,60 135,90 181,20 226,50
Diện tích pic (mAu*s) 189,89 366,35 732,30 1060,38 1436,14 1785,65
Hình 3.2:Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa diện tich pic và nồng độ SA
Nhận xét: Đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng
độ SA có R2= 0,999 đảm bảo yêu cầu của phép phân tích xác định tạp SA.