Phương pháp bào chế pellet aspirin nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế pellet aspirin bao tan ở ruột (Trang 26)

 Bào chế pellet aspirin theo phương pháp đùn- tạo cầu (quy mô 50g/mẻ):

Bảng 2.3: Thành phần pellet aspirin

Thành phần Vai trò Khối lượng (g)

Aspirin Dược chất 20

MCC PH 101 Tá dược tạo cầu 30- 40-50

Aerosil Tá dược trơn 0-1-2

SLS Tá dược trơn, tăng độ tan 0-1-2-3

HPMC E6, PVP K30 Tá dược dính 1-2-3-4

TDOD Tá dược ổn định 0-5-10

18

 Quy trình bào chế:

- Nghiền mịn aspirin và các nguyên liệu, rây qua rây 180. Trộn bột kép.

- Nhào ẩm: Chuẩn bị dung dịch đệm citric pH 3, đun cách thủy tới 500C. Rắc

từ từ HPMC E6 và khuấy đều cho phân tán. Sau đó làm lạnh nhanh để dung dịch tá dược dính trương nở. Hỗn hợp bột kép đem nhào ẩm với dung dịch tá dược dính với các tỉ lệ thay đổi theo công thức. Ủ trong khoảng 60 phút.

- Đùn: Khối ẩm được đùn qua mắt sàng 0,8 mm, tốc độ đùn 30 vòng/phút.

- Tạo cầu: Các sợi sau khi đùn được vo trong máy vo từ 4-6 phút với tốc độ

400 vòng/ phút.

- Sấy khô pellet trong tủ sấy tĩnh 40 – 450C đến khi hàm ẩm đạt dưới 3%. Rây,

chọn lấy pellet nằm trong khoảng 0,71÷1 mm.

Mô tả quy trình bào chế thể hiện ở hình 2.1:

Hình 2.1: Quy trình bào chế pellet aspirin nhân

Đùn (mắt sàng 0,8mm, 30 rpm)

Tạo cầu (4-6 phút, 400 rpm)

Sấy khô (hàm ẩm < 3%)

Rây, lấy pellet 0,71÷1 mm Trộn bột khô

Nhào ẩm

Tá dược dính lỏng

Ủ (60 phút) Aspirin và tá dược

 Các chỉ tiêu đánh giá cho pellet nhân:

 Hình thức: cầu, đều

 Kích thước

 Hiệu suất bào chế pellet

 Độ hòa tan dược chất

 Đánh giá độ ổn định của pellet nhân:

- Thử nghiệm lão hóa cấp tốc:

Điều kiện lão hóa được bố trí ở nhiệt độ 400C và độ ẩm 95% bằng dung dịch

muối kali sulfat bão hòa đựng trong bình kín đặt trong tủ duy trì nhiệt độ [18]. Các mẫu bào chế được được để lão hóa, sau các thời điểm lấy mẫu đánh giá lượng tạp SA phân hủy.

2.3.2. Phương pháp bào chế màng bao tan ở ruột

2.3.2.1. Phương pháp xây dựng màng bao tan ở ruột

Để tiết kiệm nguyên liệu và thời gian tiến hành, chúng tôi xây dựng sơ bộ công thức màng bao tan ở ruột trên nhân đường Succrose trước, sau đó tiếp tục đánh giá ảnh hưởng của độ dày màng bao tới khả năng kháng acid trên pellet aspirin nhân.

- Nhân bao: Nhân đường kích thước từ 0,71- 0,85 mm, mỗi lần bao 10g

- Thành phần màng bao gồm:

+ Polyme bao tan ở ruột: HPMCP 55 + Chất hóa dẻo: DBP, PEG 6000 + Tá dược chống dính: Talc

+ Tá dược cản quang, tạo màu: TiO2

+ Dung môi: Ethanol 96% : Đệm citric pH3 (8:2)

Pha chế dịch bao: Đun nóng dung môi đến khoảng 40- 500C, sau đó thêm từ

từ polyme cho phân tán đều, khuấy đều cho tan hết. Thêm chất hóa dẻo từ từ khuấy

cho tan hết. Thêm Talc, TiO2 đã được rây qua rây 0,125mm vào cối nghiền mịn,

thêm dung dịch polyme vào cối nghiền ướt kéo từ từ vào tạo hốn dịch bao, tiếp tục khuấy cho đồng nhất khoảng 15 phút. Duy trì khuấy trộn trong suốt quá trình bao.

20

Thông số bao:

Tiến hành bao trên máy bao phim mini Caleva với các thông số: độ rung lắc

35%, thổi gió 75-85%, nhiệt độ buồng sấy 400C, tốc độ phun dịch được tăng từ từ

tới 40 phút đạt tới 56ml/h và áp suất phun dịch là 1 atm.

Cứ sau 1 thời gian, dừng máy bao đem cân lại khối lượng pellet để xác định sơ bộ độ tăng khối lượng của màng bao. Lặp lại đến khi đạt độ dày màng bao tăng khoảng 30% khối lượng đối với các công thức mang bao khảo sát. Sau khi bao,

pellet được sấy trong tủ sấy ở 450C trong 15 phút, sau đó bảo quản ở điều kiện

thường để đánh giá khả năng kháng acid của màng bao.

Đánh giá khả năng kháng acid của màng bao theo phương pháp thấm khô bề mặt:

Cân 2g pellet nhân đường đã được bao tan ở ruột từ mỗi công thức ở mục 2.3.2.1 (mỗi công thức làm 3 lần) tiến hành thử tương tự phép thử hòa tan trong môi trường acid pH 1,2 trong 2 giờ.

Sau thời gian thử, gạn ra rây để lấy toàn bộ pellet trong cốc thử hòa tan ra giấy lọc, thay giấy lọc nhiều lần để thấm khô bề mặt pellet. Sau 1 giờ làm khô ở điều kiện thường, cân lại khối lượng pellet còn lại. Tính độ chênh lệch khối lượng pellet trước và sau khi thử.

2.3.2.2.Phương pháp bào chế pellet aspirin bao tan ở ruột

Sử dụng màng bao đã nghiên cứu ở 2.3.2.1 để bao màng với pellet nhân được bào chế như mục 2.3.

Màng bao có độ dày thay đổi.

Pellet đã bao được sấy ở 450C trong 15 phút rồi bảo quản ở điều kiện thường

để đánh giá các chỉ tiêu của pellet.

2.3.3. Các phương pháp đánh giá chất lượng pellet và chất lượng màng bao tan

ở ruột

2.3.3.1.Hình thức: Quan sát bằng mắt

2.3.3.2.Hiệu suất bào chế pellet nhân

H(%) =Khối lượng pellet sau khi rây phân đoạn qua rây 0,71 và 1mm

Khối lượng pellet thu được sau khi vo × 100%

2.3.3.3.Độ ẩm

Pellet được nghiền thành bột mịn, xác định hàm ẩm bằng phương pháp sấy

tới khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1050C (D%).

2.3.3.4.Độ dày màng bao (a%)

Độ dày màng bao (%)= = − 1 × 100%

Hiệu suất bao (HS %):

HS(%) = ×

× × 100%

Trong đó:

H, h là hàm lượng dược chất của pellet trước và sau khi bao (%).

M, m, b là khối lượng pellet sau khi bao, pellet trước khi bao và khối lượng chất rắn khô trong dịch bao (g)

2.3.3.5.Định lượng hàm lượng dược chất trong pellet

a. Phương pháp tiến hành

Sử dụng phương pháp đo quang tại bước sóng 265nm, so sánh mật độ quang của mẫu thử và mẫu chuẩn để tính hàm lượng ASA trong pellet.

 Mẫu thử:

Nghiền pellet thành bột, cân chính xác một lượng bột tương ứng khoảng 100mg ASA cho vào bình định mức 100ml, thêm 70ml đệm phosphat pH 6,8 đem siêu âm 15 phút. Bổ sung đệm vừa đủ cho tới vạch, đem li tâm tốc độ 12000

vòng/phút trong 10 phút. Lấy chính xác 10,0 ml dịch ly tâm cho vào bình định mức 50ml bổ sung đệm phosphat pH 6,8 cho tới vạch. Lắc đều.

Mẫu trắng: Chuẩn bị một hỗn hợp các tá dược chính trong công thức ở tỉ lệ

trung bình trong khoảng khảo sát gồm: MCC PH 101, lactose, HPMC E6, TDOD, NLS, Aerosil, HPMCP 55, Talc, TiO2, PEG 6000. Cân chính xác một lượng hỗn hợp bột trên tương ứng với lượng tá dược cho vào bình định mức 100ml thêm 70ml dung dịch đệm pH 6,8. Siêu âm 15 phút. Bổ sung vừa đủ bằng đệm phosphat pH 6,8. Ly tâm 10 phút ở tốc độ 12000 vòng/phút. Lấy dịch ly tâm pha loãng bằng đệm

22

phosphat pH 6,8 để được dung dịch mẫu trắng có nồng độ tương đương với nồng độ trong mẫu thử.

 Mẫu chuẩn:

Cân chính xác khoảng 100 mg ASA chuẩn (nguyên liệu) cho vào bình định mức 100ml, thêm 70ml hỗn dịch mẫu trắng, đem siêu âm 15 phút. Bổ sung vừa đủ bằng hỗn dịch mẫu trắng vừa đủ. Lắc đều. Lọc qua giấy lọc. Lấy chính xác 10,0 ml cho vào bình định mức 50 ml, thêm mẫu trắng vừa đủ cho tới vạch, lắc đều.

 Hàm lượng dược chất trong mẫu thử được tính bằng cách so sánh với mẫu

chuẩn có nồng độ biết trước theo công thức (S%):

% =D × m

D × m × 100%

Trong đó: mch, mth lần lượt là khối lượng mẫu chuẩn và mẫu thử

Dch, Dth lần lượt là mật độ quang của dung dịch mẫu chuẩn và mẫu thử

Tiến hành làm 3 mẫu (n=3) để xác định hàm lượng DC trung bình trong của pellet (S’%).

b. Thẩm định một số chỉ tiêu của phương pháp đo quang

- Chuẩn bị mẫu:

Mẫu trắng: Đệm phosphat pH 6,8

Mẫu trắng tá dược: Đệm phosphat 6,8 có thêm tá dược chuẩn bị như trong

phần định lượng mục 2.3.3.5.a.

Mẫu chuẩn: Cân chính xác khoảng 100 mg ASA chuẩn (nguyên liệu) cho

vào bình định mức 100ml, thêm 70ml đệm phosphat pH 6,8; đem siêu âm 15 phút. Bổ sung vừa đủ bằng đệm phosphat pH 6,8 vừa đủ. Lắc đều, lọc qua giấy lọc. Hút chính xác 10,0 ml cho vào bình định mức 50 ml, thêm vừa đủ đệm cho tới vạch, lắc đều.

Mẫu chuẩn chứa tá dược: Pha tương tự mẫu chuẩn trong phương pháp định

- Độ đặc hiệu: Quét phổ của dung dịch mẫu trắng có tá dược và mẫu chuẩn, mẫu chuẩn có tá dược xác định bước sóng ảnh hưởng của tá dược tới mật độ quang của dung dịch ASA là nhỏ nhất.

- Độ đúng, độ lặp lại: Tiến hành trên 3 mẫu ở 3 nồng độ định lượng thấp, trung

bình và cao chứa ASA bằng cách: Từ dung dịch gốc có nồng độ 1mg/ml ASA (nguyên liệu) pha trong mẫu trắng có tá dược, tiếp theo pha loãng bằng mẫu trắng có tá dược để được các dung dịch ở các nồng độ 50, 150, 250 µg/ml. Tiến hành lặp lại trên 6 mẫu ứng với mỗi nồng độ và trong 3 ngày khác nhau. Tính nồng độ tìm thấy dựa theo phương trình đường chuẩn trong môi trường đệm phosphate 6,8. Xác định độ đúng nhờ so sánh giá trị thu được với giá trị nồng độ lý thuyết. Tính giá trị trung bình và RSD để so sánh độ chính xác giữa các ngày.

2.3.3.6. Xác định lượng tạp acid salicylic phân hủy

a. Quan sát: Phương pháp này chỉ áp dụng với ASA nguyên liệu trong các môi

trường đệm khác nhau.

Chuẩn bị các dung dịch đệm HCl, citrat, succinat và phosphat ở các pH khác nhau và nước cất. Cân chính xác 0,50g ASA các ống nghiệm thủy tinh trong suốt có nắp xoắn dung tích khoảng 30ml, cho 20ml các dung môi, đậy nút kín. Lắc đều, để ở nhiệt độ và độ ẩm phòng thí nghiệm. Sau thời gian quan sát sự hình thành tinh thể hình kim, màu trắng tạo ra.

b. Phương pháp HPLC

Phương pháp HPLC được tiến hành dựa theo USP 30 với các điều kiện sắc ký bao gồm:

- Cột: C18 (250 × 4,6mm, 5µm).

- Pha động: MeCN – Đệm phosphat (0,05M; pH 2,0) với tỉ lệ 20:80 (v/v)

- Tốc độ dòng : 1,5 ml/phút.

- Thể tích tiêm: 20 µl.

- Detector: 280 nm.

24

- Mẫu chuẩn: Pha loãng từ dung dịch chuẩn SA gốc 450 µg/ml thành mẫu

chuẩn có nồng độ 90 µg/ml. Lọc qua màng lọc 0,45µm trước khi chạy HPLC.

- Mẫu thử:

 Đối với ASA nguyên liệu: Chuẩn bị các mẫu đệm pH3 có nồng độ acid citric

100; 50; 25; 10; 5; 2,5 mg/ml đồng thời với các mẫu EtOH, IPA, EtOH: đệm citric pH3 (1:1 v/v), IPA: đệm citric pH3 (1:1 v/v) và nước cất. Cân chính xác 0,2500g ASA, cho vào ống nghiệm thủy tinh trong suốt có nắp xoắn, thêm chính xác

10,00ml mỗi dung dịch trên, đậy nút kín. Lắc đều, để trong tủ sấy duy trì ở 45-500C.

Sau lão hóa lấy mẫu, bổ sung chính xác 10,00ml hỗn hợp dung môi MeCN: acid formic (99:1). Siêu âm 15 phút để hòa tan cả tạp và ASA còn lại. Lọc qua màng 0,45µm, lấy dịch lọc chạy HPLC.

 Đối với các mẫu pellet: Pellet được nghiền thành bột mịn. Cân chính xác

khoảng 0,25g cho vào bình định mức 25ml, thêm 15ml dung dịch pha mẫu, siêu âm 15 phút, bổ sung vừa đủ tới vạch. Lắc đều, lọc qua giấy lọc, thu dịch lọc và lọc qua màng 0,45µm lấy dịch lọc chạy HPLC.

- Mẫu chuẩn SA: Cân chính xác 450 mg SA chuẩn (số lô QT 158 050712 của

Viện kiểm nghiệm thành phố Hồ Chí Minh) cho vào bình định mức 100ml. Thêm khoảng 70 ml dung dịch pha mẫu, siêu âm 15 phút. Thêm dung dịch pha mẫu vừa đủ cho tới vạch, lắc đều. Hút chính xác 2,0 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 10 ml, bổ sung dung dịch pha mẫu vừa đủ. Lắc đều. Lọc qua màng lọc 0,45µm, lấy dịch lọc chạy HPLC.

Hàm lượng tạp SA trong mẫu thử được tính bằng cách so sánh với mẫu chuẩn có nồng độ đã biết theo phương trình:

C =S × C

S =

S × m S × V × f

Phần trăm tạp SA phân hủy trong mẫu được tính theo công thức (T%):

% = × 100% = × × 100%

Trong đó: St, Sc: là diện tích pic SA của mẫu thửvà mẫu chuẩn SA; Ct, Cc là

Vc, Vt: Thể tích mẫu chuẩn SA và mẫu thử; mc, mt: khối lượng SA chuẩn và khối lượng SA tính được trong mẫu thử.

M0: Khối lượng cân ASA hoặc khối lượng ASA trong mẫu pellet thử tại thời

điểm ban đầu khi đó M0 = S%× mp× D%.

D% là hàm lượng DC trung bình tại thời điểm ban đầu. S’ (%) là hàm ẩm của các mẫu thử trong lão hóa cấp tốc.

mp là khối lượng pellet thử.

f: hệ số pha loãng của mẫu chuẩn SA

Độ đặc hiệu: Chuẩn bị dung dịch các mẫu sau:

 Mẫu trắng tá dược: Cân một lượng hỗn hợp tá dược ở tỉ lệ như trong

công thức. Tiến hành xử lý mẫu tương tự mẫu pellet trong mục 2.3.3.6.b.

 Mẫu chuẩn: Chuẩn bị tương tự như mẫu chuẩn trong mục 2.3.3.6.b.

Tiến hành chạy HPLC xác định độ đặc hiệu của phương pháp.

Xác định giới hạn phát hiện :

Pha loãng từ dung dịch chuẩn SA gốc có nồng độ 450µg/ml thành các dãy dung dịch có nồng độ trong khoảng từ 20- 250µg/ml và hỗn hợp tá dược ở tỉ lệ như trong công thức pha trong dung dịch pha mẫu. Tiến hành chạy sắc ký mẫu hỗn hợp tá dược và mẫu SA ở trên để xác định được giới hạn phát hiện của phép định lượng.

Xác định tính tương thích của hệ thống: Tiêm lặp lại 6 lần dung dịch SA có

nồng độ khoảng 90µg/ml. Tính thời gian lưu, diện tích pic trung bình và RSD của thời gian lưu và diện tích pic. Yêu cầu RSD ≤ 2%.

Xây dựng đường chuẩn diện tích pic và nồng độ của SA: Pha loãng từ dung

dịch gốc 450µg/ml thành dãy dung dịch có nồng độ 22,5; 45; 90; 135; 180; 225 µg/ml. Tiến hành chạy sắc ký trong điều kiện trên, lập phương trình tuyến tính diện

tích pic và nồng độ của SA. Yêu cầu R2≥ 0,999.

2.3.3.7. Thử hòa tan

Thử hòa tan với mỗi công thức làm 3 mẫu (n=3):

 Điều kiện thử:

26

 Tốc độ quay: 100 ± 2 vòng/phút

 Môi trường: 900 ml dung dịch acid HCl pH 1,2 trong 2 giờ, gạn qua lưới lọc

bỏ môi trường acid và bổ sung 900ml đệm phosphat pH 6,8 thử trong 60 phút.

 Nhiệt độ: 37 ± 0,50C.

 Tiến hành:

Cân chính xác lượng pellet tương ứng 100mg ASA và thử độ hòa tan trong điều kiện mô tả ở trên.

 Mẫu thử: Các dịch ly tâm của dịch thử hòa tan thu được ở các môi trường.

 Mẫu trắng:

- Môi trường đệm acid pH 1,2: Tiến hành tương tự cách pha mẫu trắng trong

môi trường đệm phosphat pH 6,8 ở mục 2.3.3.5.a để được dung dịch mẫu trắng có nồng độ của tá dược tương đương với nồng độ trong mẫu thử.

- Môi trường đệm phosphat pH 6,8: Được chuẩn bị như mẫu trắng trong phần

định lượng ở mục 2.3.3.5.a.

 Mẫu chuẩn:

- Mẫu chuẩn môi trường acid pH 1,2: Được chuẩn bị tương tự như mẫu chuẩn

trong phần định lượng ở mục 2.3.3.5.a nhưng thay môi trường đệm phosphat pH 6,8 chứa tá dược bằng môi trường đệm acid pH 1,2 chứa tá dược. Sau khi lọc qua giấy lọc, hút 5,0 ml cho vào bình định mức 100 ml. Bổ sung mẫu trắng trong môi trường acid pH 1,2 vừa đủ cho tới vạch, lắc đều.

- Mẫu chuẩn môi trường đệm phosphat 6,8: Chuẩn bị tương tự mẫu chuẩn

trong phần định lượng ở mục 2.3.3.5.a.

Tại các thời điểm lấy mẫu, lấy dịch thử hòa tan đem ly tâm 12000 vòng/phút trong 10 phút, lấy dịch ly tâm đem đo quang ở bước sóng 265nm và so sánh với mẫu chuẩn tương ứng để tính % ASA hòa tan trong các môi trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế pellet aspirin bao tan ở ruột (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)