Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiệu quả việc sử dụng thuốc giảm đau tại khoa tổng hợp bệnh viện thanh nhàn hà nội (Trang 43 - 45)

2. Bàn luận

2.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc giảm đau

2.2.1. Tình hình sử dụng thuốc giảm đau trong quá trình phẫu thuật

Thuốc giảm đau được sử dụng trong phẫu thuật với mục đích hỗ trợ thuốc tê, mê, làm tăng tác dụng giảm đau và giảm được liều thuốc tê-mê. Hơn nữa, việc dùng thuốc giảm đau sớm, trước khi xuất hiện kích thích đau- giảm đau dự phòng là một xu hướng mới trong điều trị giảm đau sau mổ hiện nay. Bằng cách này, giúp giảm mức độ đau và lượng thuốc giảm đau tiêu thụ sau mổ so với trường hợp can thiệp giảm đau khi đau đã xảy ra. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của phương pháp giảm đau dự phòng trên bệnh nhân phẫu thuật [13], [41].

> Tinh hình sử dụng thuốc trong phương pháp gây tê tuỷ sông A./ Danh muc các thuốc giảm đau sử dung

Trong phương pháp gây tê tuỷ sống, có 54/95 BN (56,8%) sử dụng thuốc giảm đau. Các thuốc giảm đau sử dụng trong phẫu thuật chủ yếu là thuốc giảm đau trung ương trong đó pethidin chiếm đa số ( 38,9%). ở Việt Nam, pethidin là thuốc được sử dụng nhiều nhất để giảm đau mổ [3]. Fentanyl được sử dụng cho 17/54 BN. Chỉ có 2 BN sử dụng thuốc giảm đau ngoại vi (paracetamol). Kết quả này khác so với của Phạm Thị Kim Oanh [14] : fentanyl chiếm 72,3%b số trường hợp còn pethidin chỉ có 7,7% số trường hợp sử dụng [14].

Thuốc tê chủ yếu được sử dụng là bupivacain (Marcain), chiếm tỉ lệ 93,7% do thuốc có tác dụng mạnh và thời gian ức chế cảm giác đau kéo dài 2-3 giờ, phù hợp với thời gian yêu cầu phẫu thuật, các thuốc khác đều chiếm tỉ lệ thấp.

Chỉ có 42 BN (44,2%) sử dụng thuốc phụ trợ. 2 thuốc phụ trợ được sử dụng là diazepam (22BN) và medazolam (20BN), đây là 2 thuốc an thần đưỢG sử dụng làm dịu và an thần cho BN giai đoạn trước gây tê và tăng tác dụng của thuốc tê.

B./ Phối lĩơp thuốc

Để đạt hiệu quả gây tê và giảm đau cho BN phẫu thuật, trong phương pháp gây tê tuỷ sống, ngoài việc sử dụng thuốc tê thì việc phối hợp nhóm thuốc giảm đau, an thần ...là rất cần thiết. Có 75/95 BN (78,9%) sử dụng phối hợp thuốc trong phẫu thuật. Có 20 BN (21,1%) chỉ sử dụng thuốc tê-mê (bupivacain).

Trong 95 trường hợp gây tê tuỷ sống có 53/95 trường hợp (56,8%) có phối hợp thuốc giảm đau trong phẫu thuật. Trong đó chỉ có 20 BN (21,1%) phối hợp cả thuốc tê-mê, thuốc giảm đau và giảm đau phụ trợ. Còn 34,7% chỉ phối hợp thuốc tê-mê và giảm đau. 22 BN (23,1%) sử dụng đồng thời thuốc tê-mê và giảm đau phụ trợ. Trong các kiểu phối hợp, thì phối hợp giữa pethidin và bupivacain chiêm tỉ lệ cao nhất (38,9%), tiếp theo phối hợp giữa bupivacain và diazepam chiếm 12,5%, giữa bupivacain, pethidin và medazolam chiếm 6,3% còn lại các phối hợp khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Có 1 BN sử dụng phối hợp 2 loại thuốc giảm đau trung ương pethidin và fentanyl, 1 BN sử dụng phối hợp fentanyl và paraceramol.

> Tình hình sử dụng thuốc trong phương pháp mê khí quản

A./ Danh muc các thuốc giảm đau sử dung

Hầu hết BN (92,9%) đều có sử dụng thuốc giảm đau trong gây mê nội khí quản. Fentanyl là thuốc có tác dụng giảm đau rất mạnh (gấp 80 lần morphin), các phẫu thuật được vô cảm bằng phương pháp gây mê nội khí quản yêu cầu mức giảm đau lớn do đó fentanyl được sử dụng trong hầu hết các trường hợp (92,9%). paracetamol được sử dụng trên 3 BN (7,1%).

Propofol là thuốc mê được sử dụng trên đa số BN (71,4%) do có ưu điểm gây mê nhanh, mạnh, tỉnh nhanh, BN ít mệt mỏi khi tỉnh [3], Theo R.J.Keith , propofol

còn có tác dụng chống nôn nên đuợc ưu tiên lựa chọn gây mê cho những BN có nguy cơ gặp nôn, buồn nôn hậu phẫu cao [38]. Thiopental cũng được dùng trên 13 BN, chỉ có 1 BN có sử dụng lidocain.

Nhóm thuốc phụ trợ được 100% BN gây mê nội khí quản sử dụng, diazepam được sử dụng nhiều hơn (83,3%).

B./ Phối hofp thuốc

Vì gây mê nội khí quản yêu cầu mức giảm đau an thần mạnh nên 100% BN có phối hơp thuốc, trong đó 92,9% là phối họfp giữa 3 nhóm: thuốc mê, thuốc giảm đau và thuốc phụ trợ, chỉ có 3 BN (7,1%) không sử dụng thuốc giảm đau phối họfp. Có 3 BN sử dụng cả hai loại thuốc giảm đau là fentanyl và paracetamol để đạt mức giảm đau cần thiết. Phối hợp giữa fentanyl, propofol và diazepam chiêm ti lệ cao nhât (52,4%).

Một phần của tài liệu Khảo sát và đánh giá hiệu quả việc sử dụng thuốc giảm đau tại khoa tổng hợp bệnh viện thanh nhàn hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)