Nghị định của chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao Tất cả các KCN đều phải có trạm xử lý nước thải Vì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nước thải khu công nghiệp Nam Cấm và đề xuất công nghệ xử lý (Trang 64 - 67)

xuất, khu công nghệ cao. Tất cả các KCN đều phải có trạm xử lý nước thải. Vì

thế việc đầu tư và xây dựng cho trạm XLNT là việc cần thiết và cấp bách.

Nhìn chung quá trình hoạt động sản xuất của KCN Nam Cấm – Nghệ An có hàm lượng chất ô nhiễm của các nhà máy thải ra là rất lớn. Trong đó thành phần thải được xem là mối lo ngại nhất chính là nước thải. Nước thải của KCN Nam Cấm – Nghệ An có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật trong khu vực. Do các chỉ số PH, COD, BOD, SS, N tổng… đều vượt quá chỉ tiêu cho phép. Công nghệ XLNT KCN Nam Cấm – Nghệ An là sự kết hợp giữa công nghệ hóa lý và công nghệ sinh học cho xử nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A (QCVN40:2011/BTNMT) trước khi thải ra nguồn tiếp nhận là kênh mương của khu vực dân cư và dẫn nước ra sông Cấm - Nghệ An. Với công nghệ đơn giản, tiết kiệm và mang lại hiệu quả xử lý cao, TXL nước thải đi vào thiết kế, xây dựng và hoạt động sẽ mang lại ý nghĩa thực tiễn lớn.

KIẾN NGHỊ

a) Trước khi tính toán và thiết kế cho TXL nước thải KCN Nam Cấm – Nghệ An cần:

- Thực hiện tốt vấn đề qui hoạch, đưa ra công nghệ xử lý nước thải sao cho phù hợp với quy hoạch chung của KCN và công suất đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

- Trước hết cần nâng cao chất lượng quy hoạch khu công nghiệp, trong quy hoạch xây dựng nên thiên về các KCN với một loại hình sản xuất kinh doanh hoặc nhóm nghành khá tương đồng, từ đó nước thải có tính đồng nhất thì hiệu quả xử lý tập trung cao.

- Ban quản lý cần theo dõi kiểm tra thường xuyên các nguồn xả thải để đảm bảo chỉ tiêu đầu vào như quy định, tránh trường hợp các nhà máy xí nghiệp thải nước thải vào TXL có nồng độ chất ô nhiễm quá cao, gây ra sự cố môi trường.

- Các nhà máy xí nghiệp nên áp dụng sản xuất sạch hơn, để hạn chế chất ô nhiễm ( quản lý tốt, thay đổi nhiên liệu đầu vào, quy trình sản xuất, công nghệ mới hay hoàn lưu tái sử dụng

- Thường xuyên quan trắc chất lượng nước thải, xử lý đầu ra tại các bể, và đầu ra của hệ thống xem hiệu quả xử lý của từng bể và hiệu quả xử lý của toàn hệ thống.

b) Biện pháp giảm thiểu và khống chế ô nhiễm môi trường khí, tiếng ồn:

- Hạn chế bụi, khí thải (mùi) sinh ra từ các công trình xử lý nước thải: Vấn đề ô nhiễm không khí chủ yếu tại Trạm XLNT do phân hủy các chất hữu cơ. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và xử lý được áp dụng bao gồm: - Quy hoạch bố trí Nhà máy XLNT tập trung ở vị trí thích hợp trong KCN (phía Đông Bắc, cuối hướng gió chủ đạo) cách xa khu dân cư tập trung - đảm bảo khoảng cách an toàn về vệ sinh theo quy định của TCVN 7222:2002, đồng thời gần vị trí xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận (sông Cấm).

- Bể tiếp nhận, điều hòa nước thải trong Nhà máy XLNT được sục khí liên tục nhằm tránh hiện tượng yếm khí sinh ra mùi hôi thối khó chịu.

- Đối với bể chứa bùn, đặc biệt là bể chứa bùn sinh học được đơn vị vận hành thường xuyên phun chế phẩm vi sinh khử mùi, sử dụng chủng vi sinh phù hợp để phân hủy bùn thành CO2 và H2O, hạn chế sinh ra H2S và CH4 là những khí có mùi khó chịu.

c) Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn

- Việc xây tường cao bao quanh, trồng cây xanh trên các tuyến đường KCN, trong các khe hạ tầng và khuôn viên Trạm XLNT có tác dụng rất lớn giảm ô

nhiễm tiếng ồn.

- Đặt các thiết bị có phát sinh tiếng ồn cao trong nhà như máy thổi khí, hệ thống pha trộn hóa chất ... Đối với thiết bị gây ồn cao như máy thổi khí được lắp đặt thêm các ống giảm thanh, gioăng cao su giảm chấn.

- Trong quá trình hoạt động thường xuyên bảo dưỡng thiết bị đúng quy trình của nhà sản xuất.

- Trồng cây xanh có tán lá rộng tại các tuyến đường khu công nghiệp, tại các khe hạ tầng khu công nghiệp và trên các khu đất quy hoạch trồng cây xanh...tỷ lệ cây xanh đạt khoảng 10% đất KCN.

d) Xử lý chất thải rắn tại Nhà máy XLNT tập trung:

Do bùn thải Nhà máy XLNT tập trung là chất thải rắn thông thường nên biện pháp xử lý được thực hiện như sau:

- Phân hủy các thành phần hữu cơ (chiếm đến 65%) trong bùn thải bằng cách bổ sung men vi sinh, chế phẩm vi sinh khử mùi vào các bể chứa bùn.

- Tách nước ra khỏi bùn bằng biện pháp lọc và phơi bùn trong lán có mái che, hệ thống lọc được thiết kế để nước lọc tự chảy về giếng thu gom và tự động bơm lên Bể điều hòa khi nước trong giếng thu đầy. Khu lọc, phơi và xử lý bùn trong

Nhà máy XLNT được xây dựng lắp đặt mái che với kết cấu khung thép, mái tôn, xung quanh được xây tường ngăn cao khoảng 1m, có rãnh thu nước xung quanh để thu nước rỉ ra từ bùn thải bơm trở lại bể điều hòa xử lý.

- Làm Bê tông mác thấp phục vụ nội bộ: Bùn thải được trộn với xỉ vôi và xi măng để làm vật liệu xây dựng, làm đường nội bộ trong trạm XLNT.

- Làm phân bón: Bùn của Nhà máy XLNT được phối trộn với các chất phụ gia N, P, K và chất độn làm phân bón cho cây xanh trồng tại các khe hạ tầng và khu cây xanh tập trung của khu công nghiệp, nhằm tăng dinh dưỡng và độ xốp cho đất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “ Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc - Nghệ An. [2]. Đề án bảo vệ môi trường chi tiết khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc - Nghệ An.

[3]. Giáo trình xử lí nước thải công nghiệp - Trịnh Xuân Lai nhà xuất bản xây dựng/2009.

[4]. Quy trình vận hành và khai thác công trình: Hệ thống xử lí nước thải khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc - Nghệ An.

[5]. Xử lí nước thải và khu công nghiệp- Lâm Minh Triết nhà xuất bản đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

[6]. Hoá học và vi sinh vật học - Vũ Minh Đức đại học kiến trúc Hà Nội.

[7]. Trần Hiếu Nhuệ; 2001, Thoát nước, xử lý nước thải, Đại học Xây dựng Hà Nội.

[8]. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2006.

[9]. Bài giảng về công nghệ xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và độc hại. Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường, ĐH Bách Khoa, Hà Nội.

[10]. Ngọc Đăng, 2003. Môi trường không khí. NXB KHKT, 2003. [11]. Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2009 đến nay.

[12]. A.P. Economopoul. Assessment of sources of air, water and land pollution, Part one, WHO, Genever.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm nước thải khu công nghiệp Nam Cấm và đề xuất công nghệ xử lý (Trang 64 - 67)